Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

tìm hiểu một số đặc điểm sinh học sinh sản của ốc đĩa (nerita balteata reeve, 1855) tại quảng ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.07 MB, 73 trang )



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
KHOA NUÔI TRỒNG THỦY SẢN



HUỲNH THỊ KIỀU MY




TÌM HIỂU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC
SINH SẢN CỦA ỐC ĐĨA (Nerita balteata Reeve, 1855)
TẠI QUẢNG NINH




ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN






Nha Trang, tháng 06 năm 2012




BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
KHOA NUÔI TRỒNG THỦY SẢN




HUỲNH THỊ KIỀU MY



TÌM HIỂU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC
SINH SẢN CỦA ỐC ĐĨA ( Nerita balteata Reeve, 1855 )
TẠI QUẢNG NINH


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN


GVHD: TS. NGÔ ANH TUẤN


Nha Trang, tháng 06 năm 2012

i

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chƣơng trình học đại học và viết luận văn này, tôi đã nhận đƣợc sự

hƣớng dẫn, giúp đỡ và góp ý nhiệt tình của quí thầy cô Trƣờng Đại Học Nha Trang.
Trƣớc hết, tôi xin chân thành cảm ơn đến quí thầy cô Trƣờng Đại Học Nha
Trang, đặc biệt là những thầy cô đã tận tình dạy bảo cho tôi suốt thời gian học tập
tại trƣờng.
Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến thầy Ngô Anh Tuấn, thầy Vũ Trọng Đại và
cô Phạm Thị Hạnh, là những thầy cô đã trực tiếp hƣớng dẫn chỉ bảo tận tình, giúp
tôi hoàn thành đề tài này.
Nhân đây, tôi xin chân thành cảm ơn Khoa Nuôi Trồng Thủy Sản, Trƣờng Đại
Học Nha Trang, phòng thực tập – Khoa Nuôi Trồng Thủy Sản, trung tâm giống và
dịch bệnh của thầy Nguyễn Hữu Dũng đã tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất
và trang thiết bị cần thiết cho quá trình thực hiện đề tài vì vậy đã giúp tôi hoàn
thành đề tài này theo đúng thời gian quy định. Đồng thời, tôi xin đƣợc gửi lời cảm
ơn tới thƣ viện Trƣờng Đại Học Nha Trang – nơi đã tạo điều kiện trong việc tìm
kiếm thông tin tƣ liệu, những tài liệu quý báu để làm nền tảng cho đề tài này.
Qua đây tôi xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới gia đình của tôi đã
tạo kiện về tài chính cũng nhƣ tinh thần trong suốt quá trình thực tập, cùng các bạn
gần xa, tập thể lớp 50NT-2 đã luôn động viên giúp đỡ tôi.
Đây là đối tƣợng mới đƣợc bắt đầu nghiên cứu ở nƣớc ta, tài liệu tham khảo
chủ yếu là dịch từ các tài liệu nƣớc ngoài, thời gian thực hiện đề tài ngắn và kiến
thức bản thân còn hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận
đƣợc những nhận xét, đóng góp quý báu của quý thầy cô và các bạn để bài luận văn
đƣợc hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Nha Trang, tháng 6 năm 2012
Sinh viên thực hiện
Huỳnh Thị Kiều My
ii

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i

MỤC LỤC ii
DANH MỤC CÁC HÌNH v
DANH MỤC CÁC BẢNG vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vii
MỞ ĐẦU 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN 4
1.1. Tình hình nghiên cứu động vật chân bụng trên thế giới và Việt Nam. 4
1.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới. 4
1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam. 5
1.2. Tình hình nghiên cứu ốc đĩa Nerita balteata Reeve, 1855 trên thế giới và Việt
Nam 6
1.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới. 6
1.2.1.1. Nghiên cứu hệ thống phân loại. 7
1.2.1.2. Đặc điểm hình thái. 7
1.2.1.3. Đặc điểm phân bố. 8
1.2.1.4. Đặc điểm sinh sản. 9
1.2.1.5. Đặc điểm sinh trƣởng. 10
1.2.1.6. Đặc điểm dinh dƣỡng. 10
1.2.2. Tình hình nghiên cứu ốc đĩa trong nƣớc. 10
1.3. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên tỉnh Quảng Ninh 10
1.3.1. Vị trí địa lý. 10
1.3.2. Địa hình 11
1.3.3. Khí hậu 12
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13
2.1. Thời gian, địa điểm và đối tƣợng nghiên cứu. 13
2.2. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu. 14
2.3. Phƣơng pháp thu mẫu và phân tích mẫu. 15
iii

2.3.1. Phƣơng pháp thu mẫu. 15

2.3.2. Phƣơng pháp phân tích. 15
2.3.2.1. Phƣơng pháp xác định các chỉ tiêu hình thái bên ngoài. 15
2.3.2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản của ốc
đĩa. 16
2.4. Phƣơng pháp phân tích và xử lý số liệu. 19
2.4.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu sơ cấp 19
2.4.2. Phƣơng pháp thu thập số liệu thứ cấp. 19
2.4.3. Phƣơng pháp xử lý số liệu. 20
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 21
3.1. Giới tính và tỷ lệ đực cái 21
3.1.1. Giới tính. 21
3.1.2. Tỷ lệ đực cái. 22
3.2. Mối tƣơng quan giữa các chỉ tiêu kích thƣớc và khối lƣợng ốc đĩa. 26
3.2.1. Các chỉ tiêu về kích thƣớc của ốc đĩa. 26
3.2.2. Các chỉ tiêu khối lƣợng của ốc đĩa. 28
3.2.3. Các mối tƣơng quan giữa kích thƣớc và khối lƣợng của ốc đĩa. 29
3.3. Các giai đoạn phát triển tuyến sinh dục. 31
3.4. Hệ số thành thục sinh dục. 34
3.4.1. Hệ số thành thục sinh dục của ốc đĩa đực. 34
3.4.2. Hệ số thành thục sinh dục của ốc đĩa cái. 35
3.5. Sức sinh sản. 39
3.6. Mùa vụ sinh sản. 39
3.7. Kích thƣớc thành thục sinh dục lần đầu. 43
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 46
KẾT LUẬN. 46
ĐỀ XUẤT Ý KIẾN. 48
TÀI LIỆU THAM KHẢO 49
Tài liệu tham khảo tiếng Việt. 49
iv


Tài liệu tham khảo tiếng Anh. 50
PHỤ LỤC…………………………………………………………………………53


























v


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1 : Hình dạng, cấu tạo ngoài của ốc đĩa Nerita balteata Reeve, 1855. 8
Hình 1.2: Bản đồ địa lý tỉnh Quảng Ninh. 12
Hình 2.1: Ốc đĩa Nerita balteata Reeve, 1855 13
Hình 2.2: Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu. 14
Hình 3.1: Tuyến sinh dục của ốc đĩa đực và cái. 21
Hình 3.2: Tỷ lệ đực : cái của ốc đĩa theo thời gian nghiên cứu. 23
Hình 3.3: Tỷ lệ đực : cái theo phân nhóm kích thƣớc. 25
Hình 3.4: Mối tƣơng quan giữa chiều dài và khối lƣợng thân của ốc đĩa. 30
Hình 3.5: Mối tƣơng quan giữa chiều dài và khối lƣợng thân mềm của ốc đĩa. 31
Hình 3.6: Tuyến sinh dục ốc đĩa giai đoạn I 32
Hình 3.7: Tuyến sinh dục ốc đĩa giai đoạn II 32
Hình 3.8: Tuyến sinh dục ốc đĩa giai đoạn III 33
Hình 3.9: Tuyến sinh dục ốc đĩa giai đoạn IV 33
Hình 3.10: Tuyến sinh dục ốc đĩa giai đoạnV 34
Hình 3.11: Hệ số thành thục sinh dục của ốc đĩa đực và ốc đĩa cái qua các giai đoạn
phát triển tuyến sinh dục. 37
Hình 3.12: Trứng ốc đĩa soi tƣơi có các giai đoạn khác nhau trên một cơ thể. 39
Hình 3.13: Tỷ lệ các giai đoạn phát triển của tuyến sinh dục ốc đĩa 41
Hình 3.14: Kích thƣớc L (mm) thành thục lần đầu của ốc đĩa. 44








vi


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Biến động tỷ lệ đực : cái của ốc đĩa theo thời gian. 22
Bảng 3.2: Biến động tỷ lệ đực : cái theo nhóm kích thƣớc………………………. 25
Bảng 3.3: Biến động tỷ lệ đực : cái của ốc đĩa theo nhóm kích thƣớc. 24
Bảng 3.4: Các chỉ tiêu về kích thƣớc của ốc đĩa trong thời gian nghiên cứu. 26
Bảng 3.5: Các chỉ tiêu về kích thƣớc của ốc đĩa theo nhóm kích thƣớc. 27
Bảng 3.6: Các chỉ tiêu về khối lƣợng của ốc đĩa. 28
Bảng 3.7: Chỉ tiêu khối lƣợng theo nhóm kích thƣớc. 29
Bảng 3.8: Hệ số thành thục sinh dục trung bình của ốc đĩa đực. 35
Bảng 3.9: Hệ số thành thục sinh dục trung bình của ốc đĩa cái. 36
Bảng 3.10: Sức sinh sản tuyệt đối và sức sinh sản tƣơng đối của ốc đĩa 39
Bảng 3.11: Tỷ lệ các giai đoạn phát triển tuyến sinh dục của ốc đĩa. 40
Bảng 3.12: Tỷ lệ ốc thành thục sinh dục theo nhóm kích thƣớc………………… 44















vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT: Số thứ tự.
W: Khối lƣợng toàn thân.
W
tm
: Khối lƣợng thân mềm.
W
tsd
: Khối lƣợng tuyến sinh dục.
F
a
: Sức sinh sản tuyệt đối.
F
rg
: Sức sinh sản tƣơng đối.
: Khối lƣợng toàn thân trung bình.
: Khối lƣợng thân mềm trung bình.
L: Chiều dài.
R: Chiều rộng.
H: Chiều cao
mm: milimet
g: gam.
ĐLC: Độ lệch chuẩn.
TB: giá trị trung bình.
1

MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển của những ngành kinh tế
khác, kinh tế thủy sản đã trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của nƣớc ta, góp
phần tích cực trong việc đảm bảo an ninh lƣơng thực, tạo công ăn việc làm và xóa

đói giảm nghèo cho cộng đồng dân cƣ ven biển. Việt Nam nằm trong vùng nhiệt
đới, có bờ biển thuận lợi cho phát triển nuôi trồng thủy sản. Trong đó có tỉnh Quảng
Ninh - một tỉnh nằm ven biển vịnh Bắc Bộ có tổng diện tích khá rộng với khoảng
8.239 km
2
, đƣờng bờ biển chạy dài gần 200 hải lí với tổng số đảo chiếm 2/3 số đảo
cả nƣớc (2.000 đảo có diện tích 619,913 km
2
). Tính đến năm 2007, tổng diện tích
mặt nƣớc nuôi trồng thủy sản của tỉnh là 19,041 ha [3]. Ở vịnh Bắc Bộ có nhiều
nhánh sông chảy ra biển hình thành các bãi triều màu mỡ, tạo nên sự đa dạng và
phong phú các quần thể sinh vật. Tuy nhiên trong vài năm gần đây, Việt Nam nói
chung và vịnh Bắc Bộ nói riêng, có nguồn lợi sinh vật biển tự nhiên, đa dạng sinh
học đã và đang suy giảm nghiêm trọng mà nguyên nhân chính là do sự biến đổi khí
hậu và tác động của con ngƣời đã làm cho môi trƣờng sống có chiều hƣớng xấu dần
dẫn đến tình trạng ô nhiễm ngày càng cao.
Nghề nuôi động vật thân mềm ở nƣớc ta nói chung đang phát triển mạnh mẽ
và đóng góp đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu hàng thủy sản, điển hình là ốc
hƣơng, bào ngƣ, trai ngọc…. Một vai trò đặc biệt nữa của các loài động vật thân
mềm là góp phần cải thiện môi trƣờng nƣớc, cân bằng hệ sinh thái. Tuy nhiên, các
nghiên cứu về sinh học sinh sản, sản xuất giống nhân tạo để đáp ứng việc cung cấp
nguồn giống ổn định và có chất lƣợng cao của các đối tƣợng thuộc lớp chân bụng
chƣa thật sự phát triển. Ở nƣớc ta, trong những năm qua nghiên cứu về các loài
động vật chân bụng chỉ mới phát triển và tập trung vào một số đối tƣợng nhƣ: ốc
hƣơng, bào ngƣ, ốc nhảy.
Ốc đĩa (Nerita balteata Reeve, 1855) là một đối tƣợng rất mới, rất đƣợc ngƣời
dân ƣa chuộng. Đây là loài động vật chân bụng có giá trị kinh tế và giá trị xuất khẩu
cao do thịt thơm ngon, giàu dinh dƣỡng. Trên thế giới mới chỉ có các công trình
nghiên cứu về xác định hệ thống phân loại và một số đặc điểm sinh học của ốc đĩa.
2


Đến nay, trong nƣớc vẫn chƣa có công trình nào nghiên cứu về đối tƣợng này. Ở
nƣớc ta, ốc đĩa phân bố chủ yếu ở các vùng rừng cây ngập mặn tại Quảng Ninh và
một số tỉnh phía Nam. Loài ốc này có giá trị kinh tế rất cao, ở Quảng Ninh giá bán
tại các nhà hàng hiện nay khoảng 400 - 500 ngàn đồng/kg. Nhu cầu tiêu thụ nội địa
loài ốc này trong những năm gần đây rất lớn. Chính vì vậy, ngƣ dân đã chạy theo
lợi nhuận hiện tại khai thác ốc đĩa quá mức dẫn đến nguồn lợi tự nhiên đang đứng
trƣớc nguy cơ bị suy giảm một cách nghiêm trọng, hiện nay ốc đĩa chỉ có ở những
hòn đảo xa bờ thuộc Vân Đồn, Cẩm Phả, Cô Tô hay các bãi rừng ngập mặn nhƣ
Đồng Rui, Tiên Yên, bãi Sú Hà Phong, Hạ Long…Trƣớc tình hình này, một số ngƣ
dân đã tiến hành thả nuôi ốc đĩa thƣơng phẩm xung quanh các hòn đảo xa bờ nhƣng
còn mang nặng tính tự phát và không ổn định bởi phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn
giống tự nhiên.
Trƣớc hiện trạng thực tế đó, nguồn lợi ốc đĩa tự nhiên đang đứng trƣớc nguy
cơ bị đe dọa và suy giảm nghiêm trọng nếu nhƣ không có các biện pháp kịp thời để
bảo vệ, quản lý khai thác và sử dụng nguồn lợi một cách hợp lý. Đƣợc sự đồng ý
của Khoa Nuôi trồng Thủy sản Trƣờng Đại học Nha Trang, tôi đã thực hiện đề tài
cho đồ án tốt nghiệp: “Tìm hiểu một số đặc điểm sinh học sinh sản của ốc đĩa
(Nerita balteata Reeve, 1855) tại Quảng Ninh”.
Mục tiêu nghiên cứu:
+ Nhằm thu các dẫn liệu khoa học về đặc điểm sinh học sinh sản của ốc đĩa, làm
cơ sở cho nghiên cứu sản xuất giống nhân tạo, nuôi thƣơng phẩm. Đồng thời góp
phần phát triển và bảo tồn nguồn lợi ốc đĩa ngoài tự nhiên.
+ Làm quen với phƣơng pháp nghiên cứu khoa học, biết cách thu thập và xử lý số
liệu để viết một báo cáo.
Ý nghĩa đề tài:
+ Ý nghĩa khoa học: Đây là nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam về đặc điểm sinh học
sinh sản của ốc đĩa. Nghiên cứu này góp phần bổ sung và làm phong phú hơn những
hiểu biết về đặc điểm sinh học sinh sản của một loài hải sản có giá trị kinh tế ở Việt
3


Nam, từ đó làm cơ sở khoa học cho việc đƣa đối tƣợng mới này vào nuôi trồng nhằm
đa dạng hóa các mặt hàng hải sản phục vụ cho tiêu dùng nội địa và xuất khẩu.
+ Ý nghĩa thực tiễn: Tạo tiền đề cho các nghiên cứu tìm ra biện pháp kỹ thuật sản
xuất giống nhân tạo ốc đĩa phục vụ cho công tác nuôi, bảo vệ và tái tạo nguồn lợi ốc
đĩa đang đứng trƣớc nguy cơ tuyệt chủng. Ứng dụng đƣa vào mô hình nuôi nhằm
tạo ra nhiều sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nƣớc và xuất khẩu, góp
phần giải quyết công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo cho ngƣời lao động ven biển.
Nội dung nghiên cứu của đề tài:
+ Phân biệt đực cái và xác định tỷ lệ đực: cái của ốc đĩa.
+ Theo dõi sự phát triển tuyến sinh dục và tỷ lệ thành thục của ốc đĩa.
+ Xác định sức sinh sản tuyệt đối, tƣơng đối và mùa vụ sinh sản của ốc đĩa.
+ Xác định kích thƣớc thành thục lần đầu của ốc đĩa.













4

CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN

1.1. Tình hình nghiên cứu động vật chân bụng trên thế giới và Việt Nam.
1.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới.
Lớp chân bụng là lớp lớn nhất trong ngành động vật thân mềm, bao gồm các
loài ốc biển và bào ngƣ. Đa số các loài ốc biển có giá trị kinh tế rất cao. Theo Thái
Trần Bái (2001) động vật thân mềm nói chung có số lƣợng loài rất lớn khoảng
130.000 loài có khu vực phân bố rộng và môi trƣờng sống khác nhau nên có tính
đa dạng rất cao [1]. Trên thế giới đã có rất nhiều công trình nghiên cứu thành công
về các loài thuộc lớp chân bụng này. Một số loài tiêu biểu để làm nền tảng cho các
nghiên cứu về ốc đĩa nhƣ: ốc hƣơng Babylonia areolata, ốc nhảy Strombus
canarium
Nateewathana (1995) đã có công trình nghiên cứu về sự phân bố của ốc hƣơng
B. areolata trên thế giới. Kết quả cho thấy loài này có khu vực phân bố chủ yếu ở
vùng biển Ấn Độ - Thái Bình Dƣơng. Ngoài ra còn phân bố ở một số vùng biển Sri
Lanka, Trung Quốc, Hồng Kông, Philippines, Đài Loan, Nhật Bản và Việt Nam.
Chúng sống trong những vùng nƣớc sâu từ 5 – 20 m, nền đáy là nền cát hoặc bùn
cát pha lẫn vỏ động vật thân mềm [22]. Từ những kết quả đó cho biết đƣợc khu vực
phân bố của ốc hƣơng. Raghunathan và ctv (1994) đã có nghiên cứu về tốc độ sinh
trƣởng của ốc hƣơng, sau 10 tháng nghiên cứu trên loài ốc hƣơng B. spirata đã cho
thấy rằng sự sinh trƣởng của loài này thấp hơn so với 1 số loài chân bụng khác [24].
Đặc điểm sinh học, sinh sản và sản xuất giống nhân tạo ốc hƣơng cũng đã tiến
hành nghiên cứu trên nhiều nƣớc. Ở Ấn Độ, Raghunathan. C và K. Ayyakkannu
(1995) tiến hành nghiên cứu loài ốc hƣơng B. spirata trong phòng thí nghiệm. Các
tác giả đã mô tả đƣợc hoạt động đẻ trứng, hình thái và quá trình phát triển phôi, ấu
trùng. Kết quả cho thấy mỗi con ốc cái có chiều cao trung bình 5 -6 cm đẻ đƣợc 24 –
35 bọc trứng, mỗi bọc chứa khoảng 900 trứng [23]. Và theo nhƣ nghiên cứu của
Shannmugaraj T, K.Ayykkannu, 1997 cũng đã xác định đƣợc mùa vụ sinh sản của
loài này kéo dài từ tháng 1 đến tháng 8 nhƣng chủ yếu vào tháng 4 đến tháng 8. Ở
5

Thái Lan, năm 1994 đã nghiên cứu đặc điểm sinh sản và kỹ thuật nuôi ấu trùng loài

B. areolata. Kết quả về hoạt động đẻ trứng, phát triển phôi, hình thái ấu trùng tƣơng
tự nhƣ loài B.spirata. Cá thể thành thục có khả năng sinh sản quanh năm từ tháng 1
đến tháng 10 nhƣng rộ nhất vào tháng 3 đến tháng 7 mà đỉnh cao là tháng 4. Trung
bình mỗi con đẻ 25 bọc trứng/ lần đẻ, mỗi bọc chứa khoảng 400 trứng.
Có nhiều công trình nghiên cứu về đối tƣợng ốc nhảy Strombus canarium.
Năm 2005, Syamsul đã nghiên cứu sự kích thích sinh sản bằng phƣơng pháp sốc
nhiệt, thí nghiệm lấy những cá thể ốc mẹ thành thục ngoài tự nhiên cho vào những
cái giỏ nhựa, dƣới đáy có phủ một lớp lƣới và đƣợc treo trong bể xi măng có sục
khí. Qua quá trình nghiên cứu, kết quả cho thấy trứng ốc đẻ ra dính vào lƣới, cuộn
lại thành từng búi. Mỗi cá thể đẻ đƣợc 10 – 20 búi với số lƣợng trứng khoảng 5.000
– 7.000 trứng [25]. Betutu Segagau (2005) đã nghiên cứu một trong các yếu tố quan
trọng ảnh hƣởng đến tỉ lệ nở của ốc nhảy S.canarium, thí nghiệm đƣợc tiến hành
trên các mức độ mặn khác nhau. Tuy nhiên, sau quá trình nghiên cứu chỉ có mức 30
‰ cho tỷ lệ sống cao nhất khoảng 96,9% [18]. Trƣớc đó năm 1998, Patchee et al đã
công bố kết quả ƣơng nuôi thành công ấu trùng của loài này từ giai đoạn ấu trùng
veliger đến giai đoạn tiền con giống. Với mật độ 50 con/l, nuôi trong thùng nhựa
40l và đạt tỷ lệ sống cao nhất 97,7%. Khoảng thích hợp cho ƣơng nuôi ấu trùng là
50 – 200 con/l. Ở Indonesia, Zaidi (2005) cho biết mùa vụ sinh sản của ốc nhảy tập
trung vào khoảng cuối tháng 11 đến đầu tháng 3 năm sau [30].
1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam.
Ở Việt Nam, nghiên cứu về các đối tƣợng trong lớp chân bụng thuộc ngành
động vật thân mềm vẫn còn là những nghiên cứu mới mẻ, có rất ít công trình
nghiên cứu vì vậy còn rất nhiều hạn chế. Một số đối tƣợng đã đƣợc nghiên cứu
nhƣ ốc hƣơng, ốc nhảy, bào ngƣ Nghiên cứu đƣợc bắt đầu từ những khảo sát về
thành phần loài sinh vật đáy ở một số đầm vịnh và vùng ven biển Việt Nam
(Nguyễn Chính, 1996), trong đó có động vật thân mềm và đặc biệt là ốc hƣơng.
Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Chính (1996) cho biết ốc hƣơng là những
6

loài có vỏ mỏng nhƣng chắc chắn, dạng bậc thang với tháp vỏ bằng 1/2 chiều dài

vỏ. Trên vỏ có các phiến vân màu tím nâu hình chữ nhật hay hình thoi [2].
Nguyễn Thị Xuân Thu và ctv (2000) tiến hành nghiên cứu thành công đối
tƣợng ốc hƣơng B.areolata tại Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 3. Đây đƣợc
coi là một nghiên cứu toàn diện nhất về ốc hƣơng ở Việt Nam – nghiên cứu về đặc
điểm sinh học, kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo và nuôi thƣơng phẩm ốc hƣơng.
Đây cũng là thành công đầu tiên trên thế giới về nuôi ốc hƣơng xuất khẩu từ nguồn
giống nhân tạo [14]. Ốc hƣơng có khả năng thành thục quanh năm, trong đó tập
trung vào tháng 3 – 10 với tỷ lệ thành thục đạt 60 – 90%. Trong điều kiện nhân tạo
mỗi con cái đẻ khoảng 18 – 75 bọc trứng/lần đẻ (trung bình 38 bọc) và mỗi bọc
chứa khoảng 168 – 1849 trứng (trung bình khoảng 743 trứng). So sánh kết quả với
ốc thành thục ngoài tự nhiên thì tác giả cho biết ốc cái thành thục trong điều kiện
nhân tạo thấp hơn ốc cái thành thục ngoài tự nhiên. Ngoài tự nhiên đạt 56.424
trứng/lần đẻ, trong khi đó nuôi nhân tạo chỉ đạt 38.677 trứng/lần đẻ [15].
Dƣơng Văn Hiệp và ctv (2006) đã nghiên cứu cho sinh sản nhân tạo ốc nhảy
S. canarium. Tuy nhiên, do đối tƣợng này đƣợc tiến hành thí nghiệm khi các đặc
điểm sinh học chƣa đƣợc nghiên cứu, cơ sở vật chất hạn chế. Vì vậy các thí
nghiệm chƣa đƣa ra đƣợc kết quả, cần có nhiều nghiên cứu hơn nữa về đối tƣợng
này [4]
1.2. Tình hình nghiên cứu ốc đĩa Nerita balteata Reeve, 1855 trên thế giới và
Việt Nam.
1.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới.
Động vật thân mềm đƣợc xem là đối tƣợng thích hợp cho phát triển nuôi
biển– một trong những xu thế của nuôi trồng thủy sản thế kỷ XXI. Trong sản
lƣợng nuôi trồng thủy sản hàng năm trên thế giới thì động vật thân mềm chiếm
30% về sản lƣợng và 19% về giá trị [17]. Vì vậy cần có nhiều công trình nghiên
cứu nhằm góp phần phát triển nghề nuôi động vật thân mềm ngày càng đi lên.
Nerita balteata Reeve, 1855 là một đối tƣợng mới. Trên thế giới cũng đã có có
một số công trình nghiên cứu đƣợc công bố, nhƣng mới chỉ có các công trình
7


nghiên cứu về xác định hệ thống phân loại và một số đặc điểm sinh học của loài
này, tuy nhiên những nghiên cứu này còn rất hạn chế.
Frey và Vermeij (2008) đã nghiên cứu về vị trí và đặc điểm nền đáy nơi ốc đĩa
phân bố. Nhƣng chƣa xác định đƣợc điều kiện môi trƣờng sống (nhiệt độ, độ mặn,
pH….) và các loài sinh vật đáy điển hình trong cùng khu vực phân bố với ốc đĩa [19].
Công trình nghiên cứu của Fred (1993) đã có những nghiên cứu và kết quả về
cấu tạo ngoài của ốc đĩa nhƣng chƣa mô tả đƣợc vị trí và hình thái cấu tạo các hệ cơ
quan của ốc đĩa [29].
Một số nghiên cứu về đặc điểm sinh sản của Tan và Chou (2000), Tan và Lee
(2009) đã mô tả đƣợc một số đặc điểm sinh học sinh sản cơ bản của ốc đĩa nhƣng
chƣa phân biệt đƣợc giới tính, cơ cấu giới tính, cấu tạo cơ quan sinh dục đực, cái,
cũng nhƣ sức sinh sản, các giai đoạn phát triển phôi và ấu trùng… của ốc đĩa [26].
Nhƣ vậy, đến nay trên thế giới chƣa có công trình nghiên cứu khoa học nào về
sản xuất giống nhân tạo ốc đĩa.
1.2.1.1. Nghiên cứu hệ thống phân loại.
Trên thế giới mới chỉ có các công trình nghiên cứu về xác định hệ thống phân
loại và một số đặc điểm sinh học của ốc đĩa. Theo Frey và Vermeij (2008), ốc đĩa
Nerita balteata Reeve, 1855 có hệ thống phân loại nhƣ sau:
Ngành: Mollusca.
Lớp: Gastropoda.
Bộ: Archaegastropoda.
Họ: Neritidae.
Giống: Nerita.
Loài: Nerita balteata Reeve, 1855.
1.2.1.2. Đặc điểm hình thái.
Đặc điểm hình thái của ốc đĩa cũng giống một số đặc điểm chung của các loài
trong lớp chân bụng Gastropoda.
Vỏ: Theo nghiên cứu của Fred (1993), tất cả các loài trong họ Neritidae đều có
kích thƣớc nhỏ hoặc trung bình (15-40mm). Vỏ dày chắc chắn, màu nâu đen, cấu
8


tạo bằng đá vôi, là bộ phận bảo vệ cho khối thân mềm bên trong. Mặt trong vỏ có
màu vàng nhạt, có 22 – 28 đƣờng xoắn ốc, các đƣờng xoắn ốc trên vỏ thƣa và ngắn
hơn so với các đƣờng xoắn ốc trên miệng vỏ. Là loài ốc có đỉnh tù, mép trong
miệng vỏ có 3 -5 răng cƣa, mép ngoài có 18 – 19 răng cƣa [29].
Đầu: Lớp Gastropoda nói chung và ốc đĩa N. balteata Reeve, 1855 nói riêng
có bộ phận đầu rất phát triển nằm ở phía trƣớc cơ thể, có dạng hình ống tròn. Đầu
có một đôi xúc tu, vị trí mắt nằm ở gốc của đôi xúc tu.

Hình 1.1 : Hình dạng, cấu tạo ngoài của ốc đĩa Nerita balteata Reeve, 1855.
Chân: Nằm ở vị trí mặt bụng cơ thể, đế chân diện rộng thích nghi với đời
sống bò lê trên nền đáy. Giữa chân có nếp nhăn dọc chia chân làm hai phần lúc
ốc di chuyển thì hai phần này thay đổi động tác cho nhau giúp cho ốc di chuyển
dễ dàng [5].
Màng áo: Màng áo bao bọc bộ phận thân mềm. Phần đầu, chân, các lỗ bài tiết,
sinh dục và hậu môn không đƣợc bao bọc bởi màng áo mà trực tiếp đổ ra ngoài [5].
Nắp vỏ: Đƣợc tạo thành do đoạn cuối của chân phân tiết ra, nắp vỏ là cơ quan
bảo vệ phần thân mềm của ốc lúc cơ thể ốc co rút vào trong vỏ. Nắp vỏ của ốc đĩa
đƣợc cấu tạo bằng chất sừng, có màu vàng nâu [5].
1.2.1.3. Đặc điểm phân bố.
Trên thế giới ốc đĩa (Nerita balteata Reeve, 1855) đƣợc tìm thấy chủ yếu ở
các nƣớc vùng cận nhiệt đới nhƣ: Trung Quốc, Australia, Hồng Kông, Malaixia,
9

Mauritania, Ôman, Singapore, Mỹ [32]. Riêng ở Việt Nam loài ốc này phân bố chủ
yếu trong các vùng rừng cây ngập mặn tại Quảng Ninh và một số tỉnh phía Nam.
Theo nghiên cứu của Frey và Vermeij (2008), giống Nerita bao gồm khoảng
70 loài ốc có phân bố chủ yếu tại vùng triều dọc theo các bờ biển vùng nhiệt đới
[19]. Năm 2007, Hurtado và cộng sự đã nghiên cứu về quy luật phân bố của hai loài
N. scabricosta và N.funiculata thuộc giống Nerita. Kết quả cho thấy đây là hai loài

ốc có vùng phân bố chính tại các bãi đá vùng triều ở vùng nhiệt đới phía đông Thái
Bình Dƣơng, trong đó loài N.scabricosta xuất hiện tới vùng phía nam của Ecuado
còn loài N.funiculata có phân bố mở rộng tới Pêru. Ở phía Bắc hai loài này phân bố
từ vịnh California tới phía ngoài của bán đảo Baja thuộc Thái Bình Dƣơng [20].
Sau 10 năm nghiên cứu về các loài động vật chân bụng phân bố tại Singapore,
Tan và Clements (2008) đã công bố tại quốc gia này có 19 loài ốc thuộc họ ốc đĩa
Neritidae, trong đó có 11 loài phân bố đặc trƣng trên các loại cây tại vùng rừng
ngập mặn và các bãi đá, bờ kênh vùng nƣớc lợ [27].
Riêng loài ốc đĩa N. balteata đƣợc xác định phân bố nhiều ở xung quanh các
gốc cây trong vùng rừng ngập mặn tại các vùng triều cửa sông, đầm, phá. Đặc biệt
hơn, chúng phân bố với mật độ cao tại các bờ kè, ghềnh đá trong các kênh mƣơng,
bờ đê của các vùng biển nhiệt đới.
1.2.1.4. Đặc điểm sinh sản.
Theo nghiên cứu của Tan và Chou (2000) cho biết tất cả các loài trong họ ốc
đĩa đều là những loài thụ tinh trong, trứng trƣớc khi đẻ đƣợc đi qua một hệ thống
phức tạp có tác dụng đóng gói tạo thành các bọc, nhờ đó trứng đẻ ra đƣợc nằm
trong bọc trứng bám trên vật bám. Tuy nhiên, đặc điểm sinh sản của các loài ốc
khác nhau là khác nhau, chúng phụ thuộc vào đặc điểm của cơ quan sinh dục nhƣ:
cơ quan dữ trữ tinh trùng của con cái và cấu tạo cơ quan sinh sản của con đực [26].
Trong số 6 loài ốc đƣợc nghiên cứu tại Singapore, bọc trứng của ốc đĩa N.
balteata có kích thƣớc khá lớn với đƣờng kính lên tới 4mm và chiều cao là 500µm.
Bọc trứng đƣợc đẻ dính vào các hốc trên vỏ các loại cây rừng nhập mặn, vì vậy
chúng nằm ngang bằng với bề mặt của nền đáy. Bề mặt ngoài của bọc trứng đƣợc
10

bao bọc bởi các tinh thể hình cầu và chia thành 2 nhóm có kích thƣớc riêng biệt.
Đối với nhóm có kích thƣớc đƣờng kính nhỏ (10 - 20μm) các tinh thể có dạng hình
cầu lõm, bề mặt mịn. Còn đối với nhóm có kích thƣớc lớn (30 - 70μm), các tinh thể
có dạng hình cầu dẹt, sáu cạnh và rắn. Trong mỗi bọc trứng của ốc đĩa N. balteata
có 154 phôi, chiếm số lƣợng lớn nhất trong số các loài ốc thuộc giống Nerita phân

bố tại Singapore (Tan và Lee, 2009) [28]. Trong giống Nerita số lƣợng phôi trong
mỗi bọc trứng khác nhau tùy theo loài. Các phôi này bám vào các khoang màng
mỏng bên trong của bọc trứng và dễ dàng rời ra khi nó chuẩn bị thoát ra khỏi bọc
trứng dƣới tác động của áp suất bên trong bọc trứng. Áp suất này gây ra do sự làm
phồng hai lớp màng mỏng trong suốt ở mặt trong của vỏ và khung bọc trứng.
1.2.1.5. Đặc điểm sinh trƣởng.
Ốc đĩa là loài có kích thƣớc trung bình nhỏ (kích cỡ thƣơng phẩm trung bình
khoảng 1,5 x 2,5 cm). Ốc đĩa nở ra từ bọc trứng đều biến thái thành ấu trùng veliger
và trải qua giai đoạn sống trôi nổi trong khoảng thời gian từ vài tuần đến một tháng
(Frey và Vermeij, 2008) [19].
1.2.1.6. Đặc điểm dinh dƣỡng.
Theo nghiên cứu của Fred (1993), loài ốc đĩa N.balteata cũng giống nhƣ các
loài ốc khác trong họ Neritidae đều ăn thức ăn chủ yếu là thực vật, chúng bắt mồi
trên các nền đáy đá, cây rừng ngập mặn, bùn hoặc cát, thức ăn chính là các loài tảo
trong vùng triều nơi chúng phân bố [29].
1.2.2. Tình hình nghiên cứu ốc đĩa trong nƣớc.
Hiện nay, chƣa có công trình nghiên cứu khoa học nào về đặc điểm sinh học
và kỹ thuật sản xuất giống. Cần phải nghiên cứu đầy đủ các đặc điểm sinh học, đặc
biệt là đặc điểm sinh học sinh sản và dinh dƣỡng để từ đó có cơ sở khoa học cho các
nghiên cứu về khả năng sản xuất giống nhân tạo ốc đĩa.
1.3. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên tỉnh Quảng Ninh
1.3.1. Vị trí địa lý.
Quảng Ninh là tỉnh ven biển thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam. Phía Tây giáp
tỉnh Lạng Sơn và tỉnh Bắc Giang, phía Đông giáp vịnh Bắc Bộ, Phía Tây Nam giáp
11

tỉnh Hải Dƣơng và Thành Phố Hải Phòng, Phía bắc giáp huyện Phòng Thành và thị
trấn Đông Hƣng (tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc) với cửa khẩu Móng Cái và Trinh
Tƣờng. Đây là một trọng điểm kinh tế vùng phía Bắc hội tụ những điều kiện thuận
lợi cho phát triển kinh tế xã hội quan trọng trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện

đại hóa đất nƣớc [31] . Quảng Ninh nằm trong dải hành lang biển lớn của Bắc Bộ,
trên đó có mạng lƣới đƣờng bộ, đƣờng sắt và cảng biển lớn đang đƣợc mở rộng và
phát triển.
Toàn tỉnh có tổng diện tích 8.239,243 km
2
. Biển Quảng Ninh bao gồm hơn
2.000 hòn đảo, số lƣợng đảo rất lớn chiếm 2/3 số đảo cả nƣớc (2.078/2.779) trong
đó có 1.030 đảo có tên nhƣ đảo Cô Tô, đảo Trần… Tổng diện tích các đảo là
619,913 km
2
. Duyên hải Quảng Ninh chạy dài gần 200 hải lí từ lãnh hải Trung
Quốc ở phía Đông đến địa giới thành phố Hải Phòng.
1.3.2. Địa hình
Là tỉnh nằm sát biển, địa hình chủ yếu là địa hình đồi núi, diện tích đồi núi
chiếm 80% tổng diện tích của tỉnh, tập trung chủ yếu ở phía Bắc. Tuy nhiên một
phần năm diện tích ở phía Đông Nam tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng, cùng với
kinh tế đặc biệt phát triển nên Chính phủ xếp Quảng Ninh vào nhóm các tỉnh đồng
bằng sông Hồng.
Quảng Ninh có rất nhiều đảo ven biển, vùng biển và hải đảo của tỉnh là một
vùng địa hình độc đáo, đảo trải dài theo đƣờng ven biển hơn 250 km chia thành
nhiều lớp. Trên các vùng ven biển và hải đảo có những bãi bồi phù sa và những bãi
cát trắng tấp lên từ sóng biển.
Địa hình đáy biển Quảng Ninh không bằng phẳng, độ sâu trung bình là 20m,
có nhiều lạch sâu làm nơi cƣ trú của các rạn san hô. Các dòng chảy nối với các lạch
sâu đáy biển tạo nên hàng loạt luồng lạch và hải cảng. Trên dải bờ biển khúc khuỷu
kín gió nhờ những hành lang đảo che chắn, tạo nên một tiềm năng cảng biển và giao
thông đƣờng thủy rất lớn.


12


1.3.3. Khí hậu
Khí hậu tỉnh Quảng Ninh nằm trong vùng nhiệt đới – gió mùa, tiêu biểu cho
khí hậu các tỉnh miền Bắc Việt Nam. Một năm có 4 mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông.
Trong đó mùa Hạ và mùa Đông có nét đặc biệt hơn cả. Mùa hạ nóng, ẩm, mƣa
nhiều, gió thịnh hành là gió Đông Nam. Mùa đông lạnh, khô hanh, ít mƣa, chủ yếu
là gió Đông Bắc.
Lƣợng mƣa hàng năm lên tới 1.700 – 2.400 mm, số ngày mƣa hàng năm từ
90 - 170 ngày. Do nằm trong vùng nhiệt đới, Quảng Ninh có lƣợng bức xạ trung
bình hàng năm 115,4 kcal/cm
2
nhiệt độ không khí trung bình hàng năm trên
22,9
o
C. Độ ẩm không khí trung bình năm 82%. Tuy nhiên, mƣa chỉ tập trung vào
mùa Hạ (hơn 85%), nhất là các tháng 7 và tháng 8, trong khi đó mùa đông chỉ
mƣa khoảng 150 đến 400 mm. Diện tích tỉnh Quảng Ninh lớn lại có nhiều vùng
địa hình nên khí hậu giữa các vùng cũng có sự khác nhau. Tỉnh Quảng Ninh chịu
ảnh hƣởng gió mùa Đông Bắc mạnh hơn, nên so với các nơi cùng vĩ độ thƣờng
lạnh hơn 1-3
o
C.


Hình 1.2: Bản đồ địa lý tỉnh Quảng Ninh.
( Ngôi sao màu đen cho biết những địa điểm tiến hành thu mẫu thí nghiệm)
Hạ Long, Cẩm Phả, Vân Đồn, Tiên Yên, Đầm Hà
13

CHƢƠNG 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Thời gian, địa điểm và đối tƣợng nghiên cứu.
- Thời gian thực hiện: Từ ngày 20/02/2012 đến ngày 02/06/2012
- Địa điểm thu mẫu: Vùng biển Quảng Ninh (Hạ Long, Cẩm Phả, Vân Đồn, Tiên
Yên, Đầm Hà).
- Địa điểm phân tích mẫu: Phòng thực hành bệnh học, Trung tâm thí nghiệm
thực hành - Trƣờng Đại Học Nha Trang.
- Đối tƣợng nghiên cứu:
+ Tên khoa học: Nerita balteata Reeve, 1855.
+ Tên tiếng việt: Ốc đĩa.

Hình 2.1: Ốc đĩa Nerita balteata Reeve, 1855








14


2.2. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu.
Toàn bộ nội dung nghiên cứu đƣợc biểu diễn qua sơ đồ khối sau:


















Hình 2.2: Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu.
Tìm hiểu một số đặc điểm sinh học sinh sản của ốc đĩa
(Nerita balteata Reeve, 1855) tại Quảng Ninh.
Các
giai
đoạn
phát
triển
tuyến
sinh
dục

Giới
tính,
tỷ lệ
đực
cái


Sức
sinh
sản
tuyệt
đối,
tƣơng
đối

Mùa
vụ
sinh
sản

Kích
thƣớc
thành
thục
sinh
dục
lần
đầu

Thu thập và xử lý số liệu
Kết luận và đề xuất ý kiến
Hệ số
thành
thục
sinh
dục
Mối

tƣơng
quan
giữa
kích
thƣớc

khối
lƣợng
thân
Phân biệt đực
cái, xác định
tỷ lệ đực: cái.
Xác định sức
sinh sản và
mùa vụ sinh
sản.
Xác định kích
thƣớc thành
thục lần đầu.
Sự phát triển
tuyến sinh
dục và tỷ lệ
thành thục
15

2.3. Phƣơng pháp thu mẫu và phân tích mẫu.
2.3.1. Phƣơng pháp thu mẫu.
- Mẫu đƣợc thu ngẫu nhiên ở vùng biển tỉnh Quảng Ninh, bao gồm các địa
điểm: Hạ Long, Cẩm Phả, Vân Đồn, Tiên Yên, Đầm Hà. Đƣa mẫu sống về phòng
thí nghiệm để tiến hành các thao tác nghiên cứu.

- Tiến hành thu mẫu mỗi tháng một lần (tháng 1/2012 đến tháng 5/2012) và số
mẫu thu hàng tháng ≥ 30 mẫu.
- Tổng số mẫu phân tích: 207 mẫu.
- Các dụng cụ dùng cho phân tích mẫu: Khay, panh kẹp, kéo, bộ dao phẩu
thuật, cân điện tử Sartorius BP 110S, thƣớc kẹp Palme, kính hiển vi quang học
Olympus và một số dụng cụ hỗ trợ khác.
2.3.2. Phƣơng pháp phân tích.
2.3.2.1. Phƣơng pháp xác định các chỉ tiêu hình thái bên ngoài.
Đo kích thƣớc ốc đĩa (đơn vị tính là mm): Dùng thƣớc kẹp Palme có độ chính
xác 0,1 mm để đo chiều dài (L), chiều rộng (R), chiều cao (H). Trong ba chiều kích
thƣớc này, chiều dài (L) đƣợc sử dụng làm thông số trong việc tính toán các thông
số và để phân nhóm ốc đĩa theo kích thƣớc. Cách đo nhƣ sau [5]:
+ Chiều dài (L): Đo khoảng cách từ đỉnh đến mép ngoài miệng vỏ.
+ Chiều rộng (R): Đo khoảng cách rộng nhất của tầng thân và vuông góc với
chiều cao vỏ.
+ Chiều cao (H): Đo khoảng cách từ đỉnh đến tận cùng mƣơng trƣớc.
Cân khối lƣợng (đơn vị tính là gam): Dùng cân điện tử Sartorius BP 110S có
độ chính xác 0,001g, cân khối lƣợng toàn thân (W), khối lƣợng thân mềm (W
tm
),
khối lƣợng tuyến sinh dục (W
tsd
).
+ Khối lƣợng toàn thân (W): Để mẫu ráo nƣớc và cân nguyên mẫu.
+ Khối lƣợng thân mềm (W
tm
): Dùng búa đập tách vỏ, lấy phần thân mềm đem cân.
+ Khối lƣợng tuyến sinh dục (W
tsd
): Tách tuyến sinh dục ra và đem cân.

16

2.3.2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản của ốc đĩa.
Các đặc điểm sinh học sinh sản của mỗi loài nhƣ mùa vụ sinh sản, kích thƣớc
tham gia sinh sản, sức sinh sản, tập tính sinh sản …đƣợc coi nhƣ là “chỉ số khoa
học” để đánh giá sự phong phú của quần thể, khả năng bổ sung nguồn lợi hàng năm
của loài, đặc biệt làm cơ sở cho những kế hoạch quản lý, khai thác và bảo vệ nguồn
lợi các loài thủy sản có giá trị kinh tế ở mỗi vùng biển [12]. Đây cũng là nội dung
quan trọng nhất trong suốt thời gian nghiên cứu đề tài, làm cở sở cho những nghiên
cứu sâu hơn về sinh sản và sinh sản nhân tạo loài ốc đĩa này.
Giới tính và tỷ lệ đực cái.
Xác định giới tính: Đối với loài ốc đĩa, giới tính không đƣợc xác định bằng
cách dựa vào hình thái bên ngoài của chúng, mà dựa vào giải phẫu để quan sát
tuyến sinh dục bên trong bằng mắt thƣờng và trên kính hiển vi quang học Olympus.
Tỷ lệ đực cái đƣợc xác định theo phƣơng pháp của Pravdin (1973) [7].
Công thức tính tỷ lệ đực cái nhƣ sau:
Tỷ lệ ốc đĩa cái (%) = × 100
Tỷ lệ ốc đĩa đực (%) = × 100
Tỷ lệ đực : cái =

Trong đó: a: số cá thể cái
b: số cá thể đực
c: tổng số mẫu
Các giai đoạn phát triển tuyến sinh dục.
Các mẫu ốc đĩa đƣợc tiến hành đo kích thƣớc chiều dài, chiều rộng, chiều cao
và cân khối lƣợng bằng cân điện tử Sartorius. Sau đó, dùng búa đập vỏ lấy phần
thân mềm bên trong, quan sát phân biệt đực cái. Khi quan sát xong, lấy một ít tuyến
sinh dục hòa đều với ít nƣớc biển quan sát bằng kính hiển vi quang học Olympus để
xác định các giai đoạn phát triển của tuyến sinh dục.

×