Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Ẩn số dòng tiền vào chứng khoán ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.95 KB, 4 trang )

Ẩn số dòng tiền vào chứng khoán
Thanh khoản liên tục sụt giảm những ngày gần đây khiến nhà đầu tư có
cảm giác thị trường đang thiếu tiền. Tuy nhiên, luôn có biện pháp để
kiểm chứng độ mạnh của dòng tiền.
Lịch sử lặp lại
Thông thường, việc thắt chặt tiền tệ dẫn đến những diễn biến không thuận
lợi trên thị trường chứng khoán. chính sách kích cầu tạo nên những đột biến
của thị trường chứng khoán làm nảy sinh rất nhiều nghi vấn về việc dòng
vốn “lỏng” này chạy vào chứng khoán. Rất khó để định lượng việc dòng vốn
tăng lên là do vốn mới tự có hay vốn từ kênh ngân hàng, ngoại trừ số liệu
thống kê về tăng trưởng cho vay đầu tư chứng khoán. Tuy nhiên đòn bẩy
tăng lên là một yếu tố hỗ trợ rất mạnh cho dòng tiền.

Chính sách thắt chặt từ đầu năm nay thậm chí còn “khắc nghiệt” hơn với
chứng khoán khi xác định rõ ràng định hướng giảm dòng vốn vào kênh đầu
tư này. Hiệu ứng của chính sách đối với thị trường ít nhất thể hiện ở hai
điểm quan trọng. Thứ nhất, “đánh” vào kỳ vọng tăng trưởng của doanh
nghiệp, từ đó hạ kỳ vọng tăng trưởng của giá cổ phiếu. Thứ hai, hạn chế đòn
bẩy khiến lượng vốn sẵn sàng giao dịch giảm đi.

Yếu tố kỳ vọng luôn là động lực đối với thị trường và tạo ra mối quan hệ
mật thiết với các “loại tiền” của nhà đầu tư. Khi kỳ vọng tăng trưởng thấp, tỉ
trọng danh mục sẽ được ưu tiên nghiêng về phía tiền mặt, hoặc không mua
thêm khiến thanh khoản giảm. Thị trường ảm đạm, giá giảm khiến nhà đầu
tư không sử dụng nhiều đòn bẩy vì rủi ro quá cao. Dòng vốn nằm im tạo cảm
giác thiếu tiền nhưng thực chất là mức độ sẵn sàng giao dịch giảm. Nhà đầu
tư chờ đợi một xu hướng cải thiện rõ ràng hơn mới đẩy mạnh mua vào, hoặc
tạm thời chuyển vốn sang kênh cất giữ hiệu quả hơn như gửi tiết kiệm kỳ
hạn ngắn.

“Nghi án” đỡ NAV



Cường độ giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài tạo một số diễn biến tốt cuối
tháng 3 vừa qua đã làm nổi lên nhận xét về khả năng làm đẹp giá trị tài sản
ròng (NAV) của các quỹ. Tuy nhiên, mức độ mua ròng của khối ngoại thực
tế cũng không có nhiều biến động và phụ thuộc vào tình trạng chung của thị
trường hơn là chỉ đỡ NAV.

Thống kê trong tuần cuối tháng 3, tổng lượng vốn mua ròng trên cả hai sàn
khoảng 212,26 tỷ đồng. Đây là mức tương đối cao so với 91,6 tỷ đồng tuần
giữa tháng. Tuy nhiên, trước đó khối ngoại cũng đã có một tuần bán ròng
129,3 tỷ đồng. Riêng tại HSX, khối ngoại bán ròng qua khớp lệnh kéo dài từ
đầu tháng 2 đến 21/3 mới chấm dứt.

Do đó, việc mua vào tăng lên trong tuần trước mang màu sắc của hoạt động
“cover” lại danh mục hơn là để chốt NAV. Ba phiên đầu tháng 4, hoạt động
giải ngân của nhà đầu tư nước ngoài vẫn bình thường, không đủ lớn để
chiếm thị phần chi phối nhưng vẫn quanh mức 10% giá trị. Đặc biệt là giá trị
bán từ đầu tháng đến nay rất thấp, tại HSX chỉ bình quân 14,4 tỷ đồng.

Dòng tiền hay kỳ vọng?

Trong quá khứ, những thời điểm thị trường bi quan nhất, chán nản nhất
thường thanh khoản cũng rất thấp. Giá trị giao dịch giảm mạnh dẫn đến kết
luận “vội vã” rằng dòng tiền cạn kiệt. Tuy nhiên, quan trọng hơn là mặt bằng
của giá đang ở mức nào, đã đủ rẻ để khích lệ lòng tham hay chưa.

Sự bi quan ở thời điểm cùng cực thường được khuếch đại, cũng như sự hưng
phấn thường quá “lố” ở thời điểm cao trào. Thanh khoản lớn lúc giá tăng dài
và mạnh được xem là tốt, dù rất có thể đỉnh đang ở gần đâu đó. Thậm chí
những đợt hồi giá khi vừa rời đỉnh được coi là “điều chỉnh cần thiết”. Ngược

lại, khối lượng thấp ở vùng giá rất thấp sau một thời gian dài giảm được cho
là dòng vốn cạn kiệt, dù không ai có thể nắm được chính xác lượng tiền mặt
trong các tài khoản là bao nhiêu.

Một thực tế là trong bất cứ hoàn cảnh nào thị trường cũng vẫn có thanh
khoản. Người bán luôn nghĩ mình bán đi rủi ro, trong khi người mua cho
rằng mình đang mua cơ hội. Thanh khoản chỉ thay đổi do chiến thuật mua
từng thời điểm khác nhau. Hiện tại, thị trường tràn ngập thông tin xấu và
không khí bi quan là chủ đạo. Độ kỳ vọng tăng trưởng đang thấp hơn nhiều
so với độ ngại rủi ro. Người mua quá cẩn trọng, chỉ mua giá thấp hoặc chờ
đợi một sự buông xuôi của người bán.

Cách tốt nhất để kiểm tra lòng tham cũng như dòng tiền đang “ngủ”, là một
mức giá đủ rẻ hay một điểm rơi tâm lý bi quan nhất.

×