Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Những tiêu chuẩn khắt khe của "trí thông minh xã hội" pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (65.33 KB, 6 trang )

Những tiêu chuẩn khắt
khe của "trí thông
minh xã hội"
Công trình nghiên cứu trong suốt thập niên qua của chúng tôi đã khẳng định
giữa những lãnh đạo thông minh xã hội và những lãnh đạo không thông
minh xã hội có một khoảng trống rất lớn về hiệu quả công việc.
Ở một ngân hàng quốc gia lớn chẳng hạn, chúng tôi nhận thấy mọi cấp độ
thông minh xã hội của các nhà quản lý là bằng chứng hiệu quả để dự đoán
những bảng đánh giá năng suất làm việc mỗi năm, thậm chí nó còn hữu hiệu
hơn những năng lực về thông minh cảm xúc thể hiện qua thái độ tự nhận
thức và tự quản lý.
Trí thông minh xã hội tỏ ra cực kỳ quan trọng trong những tình huống khủng
hoảng. Hãy xem xét trải nghiệm của nhân viên một hệ thống chăm sóc sức
khỏe ở một tỉnh lớn của Canada khi hệ thống này thực hiện cắt giảm nhân sự
quyết liệt và tái tổ chức. Những cuộc khảo sát nội bộ hé lộ rằng nhân viên
tiếp xúc trực tiếp với khách hàng trở nên hoảng loạn và không thể tiếp tục
chăm sóc khách hàng tận tâm.
Đáng chú ý là những nhân viên có cấp trên kém về thông minh xã hội có
mức độ không đáp ứng yêu cầu của bệnh nhân cao hơn mức độ trung bình
đến ba lần – và tình trạng mệt mỏi về mặt cảm xúc cao hơn bốn lần so với
những đồng nghiệp có cấp trên biết thông cảm. Đồng thời, những y tá nào có
cấp trên thông minh về xã hội được ghi nhận là có trạng thái cảm xúc tốt và
đáp ứng được yêu cầu chăm sóc bệnh nhân trong suốt quá trình diễn ra cắt
giảm nhân sự đầy căng thẳng.
Ban quản trị các công ty cần phải biết những kết quả này trong những tình
huống khủng hoảng. Thông thường ban quản trị sẽ sử dụng khả năng về
thông minh xã hội để chọn lựa người thích hợp đưa công ty vượt qua giai
đoạn khó khăn. Một người quản lý trong khủng khoảng luôn cần cả hai yếu
tố trên.
Khi chúng tôi khám phá những bí mật của môn khoa học thần kinh, chúng
tôi thực sự bất ngờ trước việc những lý thuyết tâm lý học được chấp nhận


nhiều nhất về giản đồ phát triển lại rất gần với quá trình lập bản đồ giải mã
hoạt động của bộ não.
Trở về thập niên 1950, D.W.Winnicott, một bác sĩ khoa nhi đồng thời là nhà
phân tâm học đã tán thành quan điểm vui chơi chính là cách khuyến khích
trẻ con học hỏi. Tương tự, John Bowlby, một bác sĩ và cũng là một nhà phân
tâm học cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cung cấp một nền tảng an
toàn để từ đó người ta phấn đấu đạt được mục tiêu, chấp nhận rủi ro mà
không phải sợ hãi vô căn cứ và tự do khám phá những cơ hội mới.
Các nhà quản lý cứng rắn có thể cảm thấy thật ngớ ngẩn và không vững về
mặt tài chính khi bận tâm đến những lý thuyết đó trong một thế giới mà hiệu
quả làm việc sau cùng là thước đo thành công. Nhưng nhiều phương pháp
mới trong việc đánh giá một cách khoa học sự phát triển của loài người bắt
đầu công nhận những lý thuyết này và liên hệ trực tiếp chúng với năng suất
làm việc, vấn đề được xem là phần mềm của hoạt động kinh doanh đang dần
trở nên không mềm một chút nào nữa.
Bạn có phải là một nhà lãnh đạo có trí thông minh xã hội?
Để đánh giá mức độ thông minh xã hội của một nhà quản lý và giúp họ xây
dựng một kế hoạch cải thiện, chúng tôi có một công cụ chuyên biệt trong
quản lý đánh giá hành vi, đó là Bảng tóm tắt năng lực cảm xúc và xã hội.
Đây là một công cụ đánh giá 360 độ mà cấp trên, đồng nghiệp, các báo cáo
trực tiếp và đôi khi cả những thành viên trong gia đình cũng có thể dùng để
đánh giá một nhà lãnh đạo dựa trên 7 tiêu chí về trí thông minh xã hội.
Chúng tôi xây dựng 7 tiêu chí này bằng cách kết hợp khuôn khổ hiện tại của
thông minh cảm xúc với dữ liệu mà những đồng nghiệp ở Hay Group thu
thập được, họ đã dùng những thước đo khắt khe để đánh giá hành vi của các
nhà quản lý làm việc hiệu quả nhất của hàng trăm tập đoàn trong suốt hơn
hai thập niên.
Sau đây là 7 tiêu chí đánh giá kèm theo một số câu hỏi chúng tôi thường sử
dụng”
1. Sự cảm thông

• Bạn có hiểu điều gì có thể khích lệ người khác, dù họ có nền tảng rất khác
nhau?
• Bạn có nhạy cảm với nhu cầu của người khác?
2. Sự hòa nhập
• Bạn có tập trung lắng nghe và nghĩ đến cảm nhận của người khác?
• Bạn có hòa mình vào cảm xúc của người khác được hay không?
3. Ý thức tổ chức
• Bạn có tôn trọng văn hóa và giá trị của tổ chức?
• Bạn có hiểu được các mối quan hệ xã hội và những tiêu chuẩn ngầm hay
không?
4. Sức ảnh hưởng
• Bạn có thuyết phục được người khác nhờ các cuộc tranh luận và hiểu được
lợi ích riêng của họ?
• Bạn có nhận được ủng hộ từ những nhân vật quan trọng không?
5. Phát triển người khác
• Bạn có huấn luyện và cố vấn cho người khác một cách chân thành và đầu
tư thời gian, công sức của bản thân vào việc cố vấn người khác không?
• Bạn có cho người khác phản hồi khiến họ cảm thấy giá trị trong quá trình
phát triển sự nghiệp?
6. Truyền cảm hứng
• Bạn có thống nhất được một tầm nhìn thuyết phục, xây dựng niềm tự hào
cho nhóm và nuôi dưỡng một bầu không khí mang cảm xúc tính cực?
• Bạn có khả năng lãnh đạo nhờ vào phát triển phần tốt nhất của mỗi người
hay không?
7. Làm việc nhóm
• Bạn có nhận được đóng góp từ mỗi thành viên trong nhóm không?
• Bạn có hỗ trợ tất cả thành viên trong nhóm và khuyến khích họ hợp tác
không?

×