Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Nghệ thuật sống hay sống nghệ thuật? pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.28 KB, 4 trang )





Nghệ thuật sống hay
sống nghệ thuật?

Trong cuộc sống hàng ngày, việc cư xử với nhau sao cho khéo léo, tế nhị là
rất cần thiết. Tuy nhiên, có những người lại “cư xử” quá khéo léo , đến mức
trở thành “nghệ thuật”.
Thậm chí họ không bao giờ làm mất lòng ai chỉ để đạt được mục đích của
mình, hoặc đơn giản chỉ là để được yên thân.

M là một cô gái xinh đẹ, trẻ hơn rất nhiều so với tuổi 24 bởi khuôn mặt rất
“trong sáng và ngây thơ”. Biết được lợi thế ấy, M luôn cố tạo cho dáng điệu,
ánh mắt của mình cái vẻ “ngơ ngác” của một chú nai tơ. Chính vì thế, cô có
rất nhiều anh chàng theo đuổi. Cô đã chọn… 2 chàng trong số những người
đó để yêu. Hai chàng: một chàng ở Hà Nội còn một anh thì ở cách Hà Nội
khoảng 50 cây số nên chưa bao giờ họ chạm mặt nhau. Cũng chính vì thế mà
cả hai chàng ai cũng tin rằng mình là một và chỉ là “duy nhất” của M. Họ ra
sức chăm lo cho M từng li từng tí một.

M bảo: “Yêu là yêu vậy thôi chứ chắc gì nó đã cưới mình nên phải bắt cá hai
tay cho chắc ăn!”. Ai gặp M lần đầu tiên cũng thấy cô thật hồn nhiên, thậm
chí còn “chê” cô trẻ con quá. Nhưng cô đốp lại ngay: “Bên ngoài là thỏ non,
nhưng bên trong phải là cáo!”. M đọc rất nhiều sách báo dạy về “nghệ thuật
sống”. Và cô đã “áp dụng” được như thế này:
Lớp tổ chức lao động công ích, M xuât hiện lăng xăng rất nhiều trước mặt
mọi người nên được nhìn nhận là “tích cực và hăng hái”. Nhưng, một số bạn
tinh ý lại bảo rằng M chẳng làm được tích sự gì cả. Gia đình chủ nhà, nơi M
ở trọ tổ chức đám cưới cho con. Cô sang bên đó làm giúp. Chỗ nào cô cũng


chạy đến và bảo “để cháu giúp cho”. Nhưng kì thực, cô chỉ ngồi đó với
những động tác rất chậm chạp và uể oải. Hôm sau, xong công việc, bà chủ
lên tận phòng cảm ơn chị em cô và không quên mang theo một túi hoa quả
to. Nhận quà, M nháy mắt với em mình: “Thấy chưa! Lần sau cứ thế nhé! Đi
làm giúp ai thì đi nhưng đừng có làm hùng hục như trâu húc mả. Chỉ cần
xuất hiện thật nhiều trước mắt mọi người là được!”.
Những lúc M và một trong hai chàng của cô đi chơi, cô thường giả bộ như
“vô tình” quên không sắm vài thứ nên rủ chàng “thử tạt vào siêu thị cùng em
xem có mua được thứ gì không”. Cô đóng kịch rất khéo nên chàng nào cũng
vui vẻ, thậm chí hãnh diện vì được dịp hào phóng trả tiền cho người đẹp.
Năm nay M bắt đầu đi làm. Đến cơ quan mới, cô vận dụng tất cả những kiến
thức về “nghệ thuật sống” đã học hỏi được để “điều chỉnh các mối quan hệ
một cách hài hoà”. Ai cô cũng không ngần ngại ban phát lời khen. Cơ quan
có những chuyện không được tốt lắm và cần mọi người đóng góp ý kiến để
xây dựng. Mọi người cãi nhau, tranh luận nhau gay gắt, nhưng cô chỉ nói
vuốt đuôi theo mọi người thôi. Nếu có ý kiến thì cũng chỉ “trớt” qua và
không đụng chạm, không làm ảnh hưởng đến ai cả. Vì vậy, cô luôn được yên
ổn.
Lối sống nghệ thuật hình như rất được giới trẻ tán thành và tích cực học tập
lẫn nhau. Không chỉ con gái mới biết “sống nghệ thuật” mà các chàng trai
cũng thế. Trên báo chí ngày nào chẳng có những câu chuyện lừa tình của
những chàng họ “Sở”. Có người biết rõ hoàn cảnh của chàng, thậm chí biết
rất rõ rằng chàng đã có vợ và mình không bao giờ có thể bước vào cuộc đời
chàng mà vẫn yêu, không dứt được ra khỏi chàng mới khổ chứ!
Một anh bạn tôi nổi tiếng về “sở trường” thay người yêu như thay áo đã rỉ tai
tôi thế này: Càng giả vờ thật thà, các em càng dễ “chết”. Vì thế, mỗi lần đi
cưa một đối tượng mới, tớ đều tỏ vẻ rất chân thật, không hề giấu giếm
chuyện cũ của mình. Tất nhiên, cô gái nào mà chẳng xúc động khi gặp được
một người “chân thành” như thế. Thế là các em “đổ” thôi. Nhưng các cô đâu
biết rằng đó chính là “bài” mà tớ thường đem ra áp dụng với nhiều cô gái

khác. Cậu bạn còn nói thêm: “Thật thà” cũng là một “nghệ thuật” đánh gục
đối tượng.
“Nghệ thuật” trên con đường chinh phục đã là cao tay, nghệ thuật “rút lui”
còn cao tay hơn. H, cô bạn của tôi đã từng khóc rưng rức khi người yêu ra
trường và nói lời chia tay: “Anh ấy bảo anh ấy rất muốn cưới tớ làm vợ,
nhưng còn công việc, còn gia đình nên đành phải chia tay. Hãy thông cảm
cho anh ấy. Anh ấy bảo, dù không lấy được nhau nhưng vẫn yêu tớ. Cậu thử
nghĩ xem, đã nói thế thì tớ còn trách gì được anh ấy nữa!”
Còn nhiều những câu chuyện về “nghệ thuật sống” của các chàng, các nàng
nữa, nhưng tôi không thể kể hết ra đây được. Nếu để ý trong cuộc sống hàng
ngày, các bạn sẽ gặp rất nhiều những gương mặt như thế. Không biết các
bạn nghĩ gì, nhưng tôi không tán thành kiểu sống không thật lòng mình như
vậy.

×