Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Luẩn quẩn xử lý nợ xấu: Nhìn từ góc độ thói hư tật xấu doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (189.57 KB, 7 trang )




Luẩn quẩn xử lý nợ xấu:
Nhìn từ góc độ thói hư
tật xấu


Theo cơ quan Thanh tra của Ngân hàng Nhà nước, đến cuối tháng
5/2012, tổng nợ xấu của cả hệ thống ngân hàng chiếm khoảng 8-10%
tổng dư nợ nền kinh tế. Đã có hàng trăm hội nghị, diễn đàn, đối thoại
được tổ chức nhằm nỗ lực tìm kiếm giải pháp tháo gỡ khó khăn, xử lý nợ
xấu, giải quyết "cục máu đông" đang tồn tại trong cơ thể nền kinh tế vốn
còn nhiều vấn đề.


Tuy nhiên, dường như lộ trình và phương pháp xử lý nợ xấu đến nay vẫn còn
luẩn quẩn, giải pháp căn cơ vẫn chưa được nhìn thấy. Viễn cảnh nền kinh tế,
theo dự báo của các chuyên gia thì đến hết năm 2013 tốc độ tăng trưởng GDP
mới phục hồi ở mức 6,2%, lạm phát trung bình năm 2012 có thể giảm còn
9,5%, và năm 2013 sẽ tăng lên mức 11,5%.
Bên cạnh đó, khả năng phục hồi nền kinh tế trong nước còn phụ thuộc khá
nhiều vào năng lực của các nền kinh tế lớn, tức là từ yếu tố bên ngoài, đặc
biệt là cộng đồng Eurozone và Mỹ.
Vậy, vấn đề của khủng hoảng kinh tế, những nguyên nhân nảy sinh nợ xấu,
quá trình tìm kiếm giải pháp cho việc xử lý nợ xấu phải chăng chỉ là vấn đề
về tài chính, vấn đề của các biện pháp hành chính, tái cấp vốn, tái cơ cấu nền
kinh tế ?
Về dài hạn, với mục tiêu phát triển bền vững thì yếu tố con người và quyết
tâm thay đổi những thói hư tật xấu của người Việt cũng cần phải tính đến qua
nhiều biện pháp mà theo chúng tôi, giáo dục đào đạo, sự dũng cảm nhìn nhận


những khiếm khuyết của yếu tố con người là hết sức cần thiết.
Để có thể chứng minh luận điểm ấy, thử nhìn nhận lại thực tế sự ảnh hưởng
gián tiếp và trực tiếp của những thói hư tật xấu đến nhiều hoạt động, trong đó
có cả tư duy vận hành nền kinh tế:
1. Ăn xổi ở thì
Trần Chánh Chiếu, trong Lục tỉnh tân văn (1908) có viết: “Nước nào cũng có
gian giảo, Tây, Nam, Chệt, Chà đều có kẻ tốt người xấu. Song nước ngoài
người ta gian khéo xảo lớn, còn nước mình gian vụn xảo vặt. Nói giác thể như
một nguời Chệt kia lãnh của người ta đi buôn, lãnh rồi thì lo làm ra té lời cho
nhiều, có gian lận thì lấy trong cái tiền lời ấy, chứ không khi nào đụng tới vốn
bao giờ. Họ tính như 100 đồng mà làm lợi ra 0,30 đồng, dầu có gian, chủ có
hay cũng giám mà cho gian. Còn người nước Nam không phải vậy, cứ guốc
đẽo hoài. Chủ ra vốn cho 10 đồng đã phá tán cho lỗ lã, rồi cứ cái vốn lấy hoài,
cứ cái mạch châm hoài. Đụng 0,50 đồng cũng gian, 0,30 đồng cũng gian, làm
sao mà không háp tiệm ”.
26 năm đổi mới, nền kinh tế đất nước khởi sắc - không thể phủ nhận. Tuy
nhiên, thói ăn xổi ở thì vẫn còn nhan nhản đó. Từ Vinashin, Vinalines và hàng
loạt các tổ chức kinh tế sử dụng vốn nhà nước, đồng tiền xương máu của nhân
dân, niềm tin của nhân dân đang đặt trong tay họ - những nhà quản lý thoái
hóa, biến chất, gian xảo, vô trách nhiệm, vô cảm với sự kỳ vọng của nhân
dân, với tiền đồ phát triển của đất nước, dân tộc đang góp phần không nhỏ
vào sự lũng đoạn nền kinh tế.
2. Chỉ biết cạnh tranh trong những thứ vặt
Dương Bá Trạc, trong Tiếng gọi đàn (1925) viết: “Cạnh tranh là một cái tính
phổ thông của nhân loại, những bậc danh nhân kiệt sĩ đua tài chọi sức, chẳng
là vì cái danh thực mà cạnh tranh đấy ư? Những bậc phú hào bên các nước Âu
Mỹ làm nên cho dân được thịnh nước được giàu, chẳng là vì một cái lợi to mà
cạnh tranh đấy ư?”.
Việc các ngân hàng thương mại cạnh tranh lặt vặt trong huy động vốn bằng
nhiều phương thức trong những năm qua thực sự là một thảm họa mà bây giờ

ai cũng nhìn thấy.
Từ cạnh tranh bằng quà tặng, khuyến mãi, đi sân sau, phong bì, chiết khấu,
thỏa thuận ngầm , thậm chí chấp nhận cả việc bị cách chức, đi tù, đã từ từ
đẩy các doanh nghiệp vào thế tiến thoái lưỡng nan.
Lãi suất huy động do cạnh tranh vô tội vạ buộc họ phải nâng lãi suất cho vay.
Doanh nghiệp như những kẻ đã phóng lao nên phải theo lao. Đến lúc cái tầm
nhìn của họ không còn nhìn thấy ngọn lao đâu cả thì đã quá muộn.
Lãi suất cho vay cứ tăng dần tăng dần, của cải vật chất từ từ đã được thế chấp
hết cho ngân hàng, thành quả lao động không đủ sức để trang trải nợ nần,
nguy cơ phá sản đến gần cửa. Nợ xấu và khả năng tiếp cận vốn từ các thể chế
tín dụng vì thế mà dần dần mất. Họ thoi thóp, kêu cứu trong khi các ngân
hàng thương mại gần như đóng sập cửa lại với nhiều cơ chế tín dụng thắt chặt
đến nín thở.
Các doanh nghiệp cũng vì tham gia vào những cuộc cạnh tranh không khoan
nhượng để tiếp cận với nguồn vốn, sẵn sàng chấp nhận lãi suất cao bằng
nhiều cách khác nhau, bất chấp tín dụng đen hay trắng cũng tiếp tay cho
khủng hoảng.
3. Tính ỷ lại
Phan Bội Châu, trong Cao đẳng quốc dân (1928) viết: “Tục ngữ có câu rằng
Tháp đổ đã có Ngô xây - Việc gì vợ góa lo ngày lo đêm. Tháp đó là tháp của
ta, ta không xây được hay sao? Nghểnh đầu nghểnh cổ trông ngóng, nếu Ngô
không sang thì vạn tuế thiến thu chắc không bao giờ có tháp. Tháp đổ mặc
tháp, khoanh tay đứng dòm, nghiễm nhiên một đống bù nhìn rồi hẳn. Hỏi vì
cơn cớ làm sao? Thì chỉ vì ỷ lại”.
Có lẽ dư âm của nền kinh tế bao cấp tập trung còn trì nặng tư duy. Quan niệm
ta chết có nhà nước lo, nền kinh tế đất nước trì trệ, khủng hoảng, suy thoái có
nhà nước lo, “Tháp đổ đã có Ngô xây” cứ như hệ thống tài chính trong nền
kinh tế sụp đổ ta không cần có trách nhiệm cụ thể nào.
Tính ỷ lại ăn sâu vào tâm thế người Việt. Nếu ở Mỹ, Lehman Brothers sừng
sỏ, Washington Mutual bề thế đệ đơn bảo hộ phá sản với tổng giá trị lên đến

1,018 tỷ USD thì ở Việt Nam, ngân hàng không thể phá sản. Khi tỷ lệ nợ xấu
tăng cao đến mức nguy hiểm thì nhà nước phải tính đến việc dự kiến cấp
100.000.000 tỷ để thành lập công ty mua bán nợ.
Việc thành lập công ty mua bán nợ thực sự sẽ mang lại lợi ích cho các ngân
hàng, các doanh nghiệp hay nền kinh tế? Chưa ai dám chắc, kể cả các chuyên
gia kinh tế tài chính đầu đàn hay các nhà hoạch định chính sách.
Hành động này là sự chiều chuộng theo kiểu không nỡ đem con bỏ chợ, có
vẫn hơn không, nhưng chưa đủ và chẳng biết bao nhiêu mới đủ. 100.000.000
tỷ hay thêm vài trăm ngàn tỷ trong tương lai để chiều chuộng thói ỷ lại trầm
kha, không ai đoan chắc!
4. Ích kỷ và khôn vặt
Nguyễn Đỗ Mục, trong Đông dương tạp chí (1914) viết: “Cái tật ích kỷ vốn là
một thứ hay lây: Trông thấy những vườn hoa cây cảnh ở sân nhà trường hay ở
nơi đền chùa, hoặc cạnh đường đi lối lại, đã không biết giữ gìn để làm một cái
cảnh vườn chung thì chớ, nhiều người lại còn đang tay bẻ tàn bẻ hại, để đem
về nhà mà chơi thích chí lấy một mình. Cái chứng ích kỷ đã mọc ra, đến lúc
lớn lên thành ra một người đi đến đâu phá hủy đến đấy. Cũng vì lẽ đó mà dân
An Nam không mấy khi có được cảnh vui chung, ai có muốn chơi cảnh thì lại
phải xây một vài cái bể cạn hay là bầy mươi lăm cái chậu con để làm một khu
vui riêng mà không chung chạ với ai cả. Dần dần nảy ra một cái tư tưởng
đáng cười, đáng khinh, đáng ghét, đáng sợ là hai chữ ích kỷ, mà một câu "ăn
cỗ đi trước lội nước đi sau" đủ vẽ hết được ruột gan”.
Nền kinh tế đất nước đang ở trong giai đoạn nước sôi lửa bỏng. Việc phải tìm
giải pháp vực dậy là một yêu cầu cấp bách. Cái sai là không thể tránh khỏi và
phải sửa.
Trong ngắn hạn, có lẽ giải pháp thành lập công ty mua bán nợ là cần kíp. Sự
chia sẻ quyền lợi lẫn nhau vì tiền đồ chung của một nền kinh tế, sự ổn định và
phát triển bền vững của cả một dân tộc trong giai đoạn hiện tại đòi hỏi những
tổ chức tín dụng, cộng đồng các doanh nghiệp phải dẹp bỏ thói ích kỷ và khôn
vặt của mình.

Điều cần nói và cần phải cảm thông: Không có một vị lãnh đạo nào có thể
nhìn thấu hết mọi việc, không thể cầm tay chỉ việc, không thể chăm chút từng
li từng tý, không thể truyền bảo cho từng cá nhân, thể chế, tổ chức nào; không
thể lúc nào cũng dang tay mà đỡ đần, chiều chuộng mãi những đứa con hư.
Xã hội chỉ thay đổi được khi mỗi một cá nhân dũng cảm thay đổi mình, dẹp
bỏ những thói hư tật xấu đang ăn sâu vào con người mình. Nghị quyết IV của
TƯ Đảng đang làm điều đó. Vọng thế!
Cũng không phải ngẫu nhiên mà người Mỹ đã đề cử hiệu trưởng trường Đại
học Dartmouth Jim Yong Kim, người không xuất thân từ nền tảng tài chính -
tín dụng trở thành người đứng đầu Ngân hàng Thế giới (WB).
Thế giới đang nhìn nhận sự phát triển bền vững của nền kinh tế dưới góc độ
con người. Các bậc tiền nhân cũng với những trăn trở thâm sâu đã dũng cảm
nhìn thấy những thói hư tật xấu. Sự luẩn quẩn trong việc xử lý nợ xấu rõ ràng
đang tiềm ẩn những vấn đề liên quan đến con người, đến những thói hư tật
xâu thâm căn cố đế của người Việt.

×