Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (82.49 KB, 2 trang )
“Thống đốc không thể hứa gì về xử lý
nợ xấu”
"Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, hiện chưa có một bộ tiêu chí nào được
coi là thống nhất để tính toán nợ xấu. Tuy nhiên, người ta đều thống nhất
rằng con số do cơ quản quản lý, trong trường hợp này là Ngân hàng Nhà
nước, đưa ra là có cơ sở nhất". Theo người đứng đầu ngành ngân hàng, diễn
biến nợ xấu từ đầu năm 2012 đến nay rất thống nhất với diễn biến của nền
kinh tế: "Tăng mạnh đầu năm, kể từ tháng 6 thì tăng chậm hẳn lại".
Về trách nhiệm giải quyết nợ xấu, Thống đốc Bình cho rằng nếu chỉ đơn
thuần là nợ giữa ngân hàng và doanh nghiệp thì trách nhiệm đương nhiên
thuộc về 2 đối tượng này. Tuy nhiên, ông cũng lưu ý rằng trong số tài sản
thế chấp của doanh nghiệp có rất nhiều hàng tồn kho (đã được thế chấp để
vay vốn). Do đó việc tiêu thụ hàng tồn cũng có đóng góp quan trọng vào
việc giải quyết nợ xấu.
"Hiện nợ đọng tiền xây dựng cơ bản ở các địa phương lên tới hơn 90.000 tỷ
đồng. Nếu giải quyết được số này thì nợ xấu cũng giảm được đáng kể. Ngoài
ra, nợ đọng vốn bất động sản khác hiện cũng rất lớn", Thống đốc nói.
Về đề án xử lý nợ xấu, ông Bình cho biết đã được Ngân hàng Nhà nước
hoàn thành, và hiện đang ở giai đoạn xin ý kiến Bộ Chính trị do còn liên
quan đến trách nhiệm của nhiều cơ quan khác như Chính phủ, Quốc hội.
"Với tư cách là Thống đốc, tôi không thể hứa gì về việc giải quyết nợ xấu.
Tuy nhiên, theo đề án, đến năm 2015, sẽ phấn đấu đưa nợ xấu về mức thông
thường, tức là khoảng 3%", ông Bình phát biểu.
Trong phần phát biểu của mình, Thống đốc Nguyễn Văn Bình cũng dành
thời gian để nói nhiều về tiến độ thực hiện đề án tái cơ cấu ngân hàng. Ông
cũng lưu ý rằng bên cạnh việc mua bán, sáp nhập, quá trình này còn bao
gồm nhiều nội dung khác như làm lành mạnh hóa tài chính các ngân hàng,
vốn đang thu được nhiều kết quả tích cực.
Về việc xử lý các ngân hàng yếu kém Thống đốc cho biết Chính đã thành
lập ban chỉ đạo liên ngành, do Phó thủ tướng làm trưởng ban. Tại mỗi ngân
hàng được xử lý cũng có ban chỉ đạo riêng "Như vậy, quá trình xử lý ngân