Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Google với nghệ thuật quản lý dự án và cách tân docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (195.67 KB, 7 trang )



Google với nghệ
thuật quản lý dự án
và cách tân


Tại Google, sự thực ngày càng hiển nhiên là mặc dù các nhân viên
“quen” với những thành công nhưng cũng “quen” cả với các sai sót của
các cá nhân và thậm chí là tập thể.
Tại Google, sự thực ngày càng hiển nhiên là mặc dù các nhân viên “quen”
với những thành công nhưng cũng “quen” cả với các sai sót của các cá nhân
và thậm chí là tập thể. Đó là một trong những nhận định mà một nhóm nhân
viên Google đã chia sẻ về cách thức họ sáng sạo và phát triển các dịch vụ
toàn cầu Gmail, Google Talk hay Google Buzz… như thế nào.

"Tại Google, bất kỳ nhà quản lý nào cũng là một cổng nhận đủ các thứ thông
tin tạp phí lù".


Những suy nghĩ này thực sự hữu ích đối với bất cứ công ty nào. Họ sẽ nhìn
thấy sự liên hệ và đặc biệt hữu ích với những công ty mới khởi sự kinh doanh,
đang nỗ lực tìm kiếm con đường thành công cho mình.
Đấu tranh cho một mục tiêu, ngay cả khi bạn chưa biết phải làm thế nào
để đạt được

Jonathan Perlow, một kỹ sư của dịch vụ Gmail, cho biết dịch vụ email của
Google được xây dựng để đạt được ba mục tiêu:
 Cung cấp một dịch vụ email mà không yêu cầu người dùng xóa
đi các email đã có.
 Tạo ra sự trải nghiệm sánh ngang với các công cụ và phương


thức thư từ bàn giấy.
 Loại bỏ những phiền nhiễu của thư spam.
Theo Perlow, tại thời điểm các mục tiêu này được vạch ra, chưa ai trong số họ
biết làm thế nào để thực hiện được chúng, nhưng họ tin tưởng mãnh liệt vào
giá trị của những mục tiêu mà họ nỗ lực hướng tới.

“Cho dù chúng tôi lên kế hoạch và vạch ra các cách thức khác nhau nhưng
hầu hết những gì chúng tôi thử lúc đó đều thất bại”, - Perlow cho biết.

Và kết quả hôm nay thế nào, thì ai cũng biết. Gmail đã trở thành một trong
những dịch vụ e-mail có số lượng người sử dụng lớn nhất trên thế giới với
những tính năng ưu việt thỏa mãn các nhu cầu người dùng.
Xây dựng một nền văn hóa thực thi

Edward Ho, phụ trách kỹ thuật của Google Buzz, mô tả về cách thức ông xây
dựng một tập thể nhân viên hoàn thành các mục tiêu đề ra. Chẳng hạn,
Edward đảm bảo rằng các kỹ sư của ông đều có khả năng làm việc trên nhiều
lĩnh vực đa dạng khác nhau của dự án, Nhờ đó, bất cứ ai cũng có thể thể đảm
nhiệm một công việc bất kỳ khi cần thiết.

Nhân viên của nhóm Edward ngồi làm việc trong một không gian mở, “gần
gũi một cách riêng biệt”, đủ để họ có thể trao đổi và giao tiếp thoải mái nhất
theo cách mặt đối mặt. “Không cần rời ghế của mình, tôi muốn có khả năng
giao tiếp với mọi người. Bạn có tin nó sẽ ổn? Không email, không IMs,
không họp bàn, tất cả chỉ cần cử động”, - Edward cho biết.

Và Edward luôn tránh tổ chức những cuộc họp nhóm định kỳ nơi mà mọi
người cập nhập công việc và thông tin lẫn nhau. Triết lý của Edward: “Tất cả
là những gì bạn đang làm, chứ không phải những gì bạn nói mình sẽ làm”.
Đảm bảo để các nhân viên có thể làm những công việc mà họ cần làm

Todd Jackson - nhà quản lý sản phẩm của Gmail và Google Buzz - cho biết,
ông thấy tại Google, bất kỳ nhà quản lý nào cũng là một cổng nhận đủ các thứ
thông tin tạp phí lù.

Tức là mọi nhà quản lý đều nhận được vô số các đề xuất từ những người khác
trong công ty, từ bạn bè hay gia đình về các cách thức hoàn thiện sản phẩm.
Và họ phải quyết định xem liệu mình có nên chuyển hết các đề xuất cho nhân
viên để rồi kết thúc ở việc họ rối trí và mất trọng tâm hay là bảo vệ nhân viên
khỏi những thông tin có thể gây sao lãng và mất định hướng.
Trao quyền cho nhân viên hành động theo ý tưởng của họ

Nhiều sản phẩm và các cải tiến sản phẩm tại Google bắt đầu từ ý tưởng của
một cá nhân nào đó phác họa ra và thảo luận với mọi người, đón nhận sự phản
hồi và kêu gọi sự trợ giúp của những người khác trong nhóm.

“Bất cứ kỹ sư nào trong nhóm của chúng tôi đều được trao quyền để thử một
vấn đề gì đó mà họ thực sự tin tưởng”, - Jackson cho biết.

Một ví dụ đó là tính năng “undo send” (khôi phục gửi). Trong nhiều năm, mọi
người tại Google tranh luận xem họ có thể hay có nên giúp người dùng lấy lại
email đã gửi đi hay không.

Và rồi sau đó, một kỹ sư tại Nhật Bản, người thậm chí chưa từng làm việc tại
dịch vụ Gmail, đã quyết định anh ta muốn triển khai tính năng này và tự xây
dựng nó. “Trên phương diện nào đó, chúng tôi đã không phải mất thời gian
tranh luận về những gì sẽ phải xảy ra và nó có hiệu quả hay không”, - Jackson
nói.
Đừng làm ảnh hưởng những gì đang có khi bổ sung các tính năng mới

Một cách nhất quán, các kỹ sư tại Gmail luôn duy trì sự cân bằng giữa việc bổ

sung các tính năng mới với những tính năng đang có nhằm duy trì tốc độ của
dịch vụ email.

“Mối quan tâm đã ăn sâu vào tiềm thức của các nhân viên Gmail đó là mỗi
một tính năng phải được thử nghiệm trước khi chính thức bổ sung vào sản
phảm để chắc chắn rằng nó không làm chậm tốc độ Gmail”, - Arielle
Reinstein, phụ trách tiếp thị sản phẩm, - cho biết. Một vài tính năng cho dù đã
sẵn sàng cài đặt nhưng do thử nghiệm thất bại đã phải hoàn trả lại để chỉnh
sửa phù hợp.
Giao tiếp thường xuyên với người sử dụng để biết được họ phản ứng thế
nào với những thay đổi

Đây không phải là công việc mà Google thực sự làm tốt. Nhiều người tại
Google cho rằng ở không ít thời điểm, Google đã thất bại khi nỗ lực hiểu
những lo lắng của người dùng liên quan tới sự riêng tư và bảo mật thông tin
cá nhân khi phát triển dịch vụ Google Buzz.

Google thường không nói trước với mọi người về những thay đổi sắp tới,
nhưng một vài lãnh đạo cho biết việc này có thể phải thay đổi. “Chúng tôi
chắc chắn sẽ phải gắn kết nhiều hơn với người sử dụng dịch vụ”, - Jackson
cho biết.

Và nếu mọi người phàn nàn về một vấn đề nào đó mà không thể mô tả được
ngay, hãy nói với họ, bạn sẽ liên hệ thường xuyên để cập nhập thông tin. Tập
thể kỹ sư Google làm được điều này khi triển khai Google Buzz và người
dùng rất cảm kích khi được công ty lắng nghe.

×