Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Doanh nhân với văn hoá tự trào ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.06 KB, 8 trang )

Doanh nhân với văn hoá tự trào.

Một doanh nhân có văn hóa tự trào là người biết giải thích dí
dỏm, hóm hỉnh về sự thành công hay vai trò của mình, biết tự
giễu cợt các thiếu sót, biết đùa bỡn về các tin đồn, biết tự cười
trước các nhược điểm, thói hư tật xấu của mình Tất cả được
thể hiện bằng các câu nói tự trào đúng lúc, đúng chỗ làm người
nghe bật cười sảng khoái.

Có lẽ các nhà thơ tự trào nổi tiếng của nước ta như Cao Bá Quát,
Trần Tế Xương, Nguyễn Khuyến sẽ rất hài lòng khi biết rằng
tại buổi tọa đàm tại Viện Leadman (thuộc Hiệp Hội Doanh
nghiệp TP.HCM ) hôm 17/12/2011 vừa qua, chủ đề "Kỹ năng tự
trào của doanh nhân" do ông Nguyễn Thiện, Giám đốc Công ty
Truyền thông Tiêu Điểm nghiên cứu và trình bày.

Tại buổi toạ đàm, có đến 61,5% số người tham dự khẳng định
"Kỹ năng tự trào" là công cụ "không thể thiếu" và 38,5% cho
rằng "rất cần thiết" đối với các cấp lãnh đạo, quản lý doanh
nghiệp; đặc biệt 100% doanh nhân tham dự đều nhất trí cho rằng
trong thời buổi kinh tế khó khăn, việc đưa tự trào vào văn hóa
doanh nhân thông qua các buổi huấn luyện là càng cần thiết vì
tạo được không khí lạc quan giúp mọi người vượt qua thử thách!

Nhiều năm qua, chúng ta nói nhiều đến chuyện xây dựng văn
hóa doanh nghiệp và văn hóa doanh nhân, và thực tế là nhiều
nơi nở rộ như phong trào mang tính hình thức rồi lụi tàn dần.
Văn hóa doanh nghiệp dường như chỉ vẫn là trên giấy tờ, khẩu
hiệu. Nhiều chuyên gia cho rằng vì doanh nhân lãnh đạo điều
hành doanh nghiệp nên muốn xây dựng văn hóa doanh nghiệp,
cần bắt đầu bằng việc xây dựng văn hóa doanh nhân. Vấn đề


then chốt là phải bắt đầu từ đâu?

Do tính thực tế của doanh nhân nên họ sẵn sàng áp dụng khi
thấy có lợi, và chỉ khi nào thấy rằng xây dựng văn hóa doanh
nhân hữu ích cho bản thân và cho công việc kinh doanh thì chắc
chắn họ sẽ coi trọng việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Nội
dung hiện nay về văn hóa doanh nhân thường thiếu cụ thể và
khá "lý tưởng" như "Tâm, tài, trí, dũng".


M
ột lớp học về kỹ năng tự trào cho doanh nhân


Từ kết quả nghiên cứu của mình, tác giả Nguyễn Thiện cho rằng
cần tổ chức hướng dẫn, huấn luyện kỹ năng tự trào cho các cấp
lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp thông qua đó đưa tự trào vào
văn hóa doanh nhân, vì kỹ năng tự trào mang lại nhiều lợi ích lo
lớn, kỳ diệu cho cấp lãnh đạo quản lý, đặc biệt đối với việc xây
dựng hình ảnh doanh nhân. Nhiều công ty thuộc Fortune 500 đã
đưa hài hước vào nội dung huấn luyện cấp quản lý.

Một doanh nhân có văn hóa tự trào là người biết giải thích dí
dỏm, hóm hỉnh về sự thành công hay vai trò của mình, biết tự
giễu cợt các thiếu sót trong tính cách tác phong của bản thân,
biết đùa bỡn về các câu chuyện, hay tin đồn về mình, biết tự
cười các nhược điểm cơ thể, về thói hư tật xấu của mình Tất cả
được thể hiện bằng câu nói tự trào, câu chuyện tự trào đúng lúc,
đúng chỗ làm người nghe bật cười sảng khoái hoặc làm không
khí bớt nặng nề, nghiêm trọng!


Một cấp lãnh đạo, quản lý có văn hóa tự trào là người biết khai
thác kỹ năng tự trào vào các tình huống cần tự trào để tạo ra
cuộc trao đổi, giao lưu đầy sức sống, tạo ra bầu không khí vui
vẻ, lạc quan, nhất là vào những thời điểm khó khăn.

Tham dự buổi tọa đàm này, TS. Đặng Thế Tài, CEO của CMC
SI Saigon, đánh giá "Kỹ năng tự trào rất cần thiết và không thể
thiếu đối với các cấp lãnh đạo quản lý. Nó giúp sếp gần gũi với
nhân viên của mình hơn, tạo sự đồng cảm với nhân viên và đối
tác, có thể giải tỏa được không khí căng thẳng trong nhiều
trường hợp".

Tự trào chính là đỉnh cao của hài hước, là tinh túy của hài hước,
là công cụ hữu hiệu của người làm sếp và là nội dung không thể
thiếu của văn hóa doanh nhân!

Hiện nay, mỗi khi nói đến Warren Buffet - một trong số ít doanh
nhân có tầm ảnh hưởng đến thế giới cùng với Bill Gates, Steve
Jobs - hay Nguyễn Thành Nam, Tổng Giám đốc FPT hoặc TS.
Alan Phan, Chủ tịch quỹ đầu tư VIASA chúng ta thường liên
tưởng ngay đến các câu nói tự trào của các vị ấy.

Chẳng hạn, Warrant Buffet nói :"Tôi không thích mang những
bộ đồ đắt tiền vì đắt tiền đến mấy mà khi khoác lên người tôi thì
chúng cũng thành đồ rẻ tiền!" để tự trào về sự luộm thuộm của
mình. Còn TS Alan Phan, một doanh nhân Việt kiều thường có
nhiều bài sắc sảo trên báo chí, thì: "Có lẽ ông Alan phải để cho
rắn cắn để có số người đọc nhiều hơn!" khi ông nghe một tờ báo
điện tử tiết lộ: "Bất cứ bài gì về Cường đôla và Hồ Ngọc Hà đều

có hơn 600.000 người đọc. Riêng bài cô gái bị rắn cắn đâm ra
cuồng sex có gần 1 triệu người đọc!". Và cử tọa đã vỗ tay
nồng nhiệt khi lãnh đạo FPT Nguyễn Thành Nam nói: "Muốn
nên nghiệp lớn phải năng la cà!" để lý giải về bí quyết thành
công của mình.

Như vậy, tự trào là công cụ hữu hiệu nhất để xây dựng hình ảnh
cá nhân một cấp lãnh đạo quản lý thân thiện, phóng khoáng, cởi
mở, độ lượng, có sức thuyết phục trong con mắt của thuộc cấp
và cái nhìn của đồng nghiệp, đối tác, công chúng.

●●●●●●●
"Đề tài độc đáo, thiết thực, thú vị. Tính khả thi cao" - đó là nhận
xét, cảm tưởng mà ông Dương Thành Truyền, Chủ tịch Hội
đồng Quản trị Công ty TNHH Một thành viên Nhà Xuất bản Trẻ
đã ghi lại sau khi dự buổi giới thiệu chủ đề "Kỹ năng tự trào của
doanh nhân" vừa qua. Từ kết quả thử nghiệm đáng khích lệ này,
rồi đây các khóa huấn luyện về "Kỹ năng tự trào" sẽ được tổ
chức với hy vọng sẽ là những viên đá đầu tiên của môn học này
tại Việt Nam, góp phần đưa một nội dung hấp dẫn, thiết thực
vào văn hóa doanh nhân.

×