Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐỀ TÀI: “Đặc điểm thạch học trầm tích cát kết Mioxen hạ bể Cửu Long” pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (668.06 KB, 14 trang )





NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

ĐỀ TÀI: “Đặc điểm thạch học trầm tích cát
kết Mioxen hạ bể Cửu Long”













NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Thăm dò, Khai thác
Đặc điểm thạch học trầm tích cát kết Mioxen hạ bể Cửu Long
Bài báo này trình bày kết quả phân tích, tổng hợp các mẫu vụn khoan, mẫu sườn và mẫu
lõi của tầng BI.1 và BI.2 thuộc Mioxen hạ bể Cửu Long sử dụng kết hợp các phương
pháp mô tả mẫu vụn khoan, mẫu lõi, phân tích lát mỏng, nhiểu xạ tia X (XRD) và kính
hiển vi điện tử quét (SEM).

Kết quả cho thấy cát kết tầng Mioxen hạ bể Cửu Long có nguồn gốc từ đá granite, có độ
hạt từ mịn đến trung bình, đôi khi thô. Độ chọn lọc từ kém đến trung bình. Đá chủ yếu


thuộc lọai Arkose và Feldspathic Greywacke, ít Lithic Arkose và Subarkose. Tổng hàm
hượng ximăng và matrix từ 4-30% và gồm chủ yếu là sét và carbonate, ít thạch anh thứ
sinh, lắng đọng trong môi trường từ sông, châu thổ đến ven biển, biển nông/đầm hồ.
I. Mở đầu
Dầu khí ở thềm lục địa Việt Nam được khai thác trong ba đối tượng chính: Móng phong
hóa nứt nẻ trước Đệ Tam, trầm tích cát kết Oligoxen và Mioxen. Đối tượng trầm tích cát
kết Mioxen hạ là đối tượng chứa dầu đầu tiên được phát hiện khi khoan và thử vỉa giếng
BH-1 vào năm 1975, nhưng chỉ đến khi việc khai thác những tầng dưới sâu gặp nhiều
khó khăn, đặc biệt là sau khi công ty dầu khí Việt Nhật và liên doanh điều hành chung
Cửu Long phát hiện dầu thương mại trong tầng này thì tầng chứa này mới được tập trung
nghiên cứu tỉ mỉ. Việc phát hiện ra dòng dầu thương mại trong tầng này đã mở ra một
hướng nghiên cứu mới, một triển vọng mới cho ngành công nghiệp dầu khí nước nhà.
Cùng với quá trình khoan thăm dò và thẩm lượng, công tác nghiên cứu địa chất, địa vật lý
được triển khai ngày càng mạnh mẽ, các vấn đề cơ bản về cấu trúc, kiến tạo và hệ thồng
dầu khí cũng dần dần được sảng tỏ. Tuy các thông số tầng chứa có thể được xác định
bằng tài liệu địa chấn, địa vật lý giếng khoan, nhưng nguồn gốc, bản chất và chất lượng
đá chứa được quyết định bởi những đặc trưng thạch học trầm tích của nó. Do vậy việc sử
dụng tổng hợp các phương pháp thạch học trầm tích nhằm xác định đặc điểm, nguồn gốc
tầng chứa chung cho cả bể là việc hết sức cần thiết.
II. Phương pháp
Hệ thống các phương pháp mô tả mẫu vụn khoan, mẫu lõi, phân tích lát mỏng, XRD và
SEM được sử dụng để xác định đặc điểm thạch học trầm tích của cát kết tầng BI.1 và
BI.2 bể Cửu Long.
Mô tả mẫu vụn khoan nhằm xác định màu sắc, thành phần đá, kiến trúc hạt, phân chia các
khoảng có sự thay đổi rõ rệt, các tập đá khác nhau giúp so sánh, liên hệ với đường cong
địa vật lý giếng khoan.
Mô tả mẫu lõi nhằm xác định sơ bộ loại đá và sự phân bố của nó trong lát cắt giếng
khoan, kiểu phân lớp, phân tầng, xu hướng thay đổi độ hạt (thô dần hay mịn dần), dấu vết
sinh vật…
Phân tích thạch học lát mỏng bao gồm xác định độ hạt,hình dáng hạt, độ chọn lọc,

khoáng vật tạo đá, thành phần ximăng, matrix, độ rỗng nhìn thấy, kiến trúc và biến đổi
sau trầm tích của đá. Trên cơ sở thành phần khoáng vật vụn và matrix, cát kết được phân
lọai theo sơ đồ tam giác của R.L Folk (1974).
Phân tích XRD bao gồm phân tích cho toàn bộ đá và tách riêng khoáng vật sét nhằm xác
định thành phần phần trăm của các khoáng vật trong đá, khoáng vật sét, chính xác hóa
các khoáng vật thứ sinh có thể không phân biệt rõ dưới lát mỏng qua đó xác định mức độ
biến đổi của đá.
Phân tích SEM cho ra ảnh không gian ba chiều ở độ phóng đại cao nhằm xác định hình
thái, lọai khoáng vật thứ sinh, mối liên hệ với hạt vụn, hệ thống lổ rỗng cũng như ảnh
hưởng của chúng đến đặc tính thấm chứa.
Phân tích kính hiển vi điện tử quét cũng giúp cho việc xác định kiến trúc, cấu tạo của đá
trầm tích, dự đoán mức độ xi măng hóa, nép ép, hòa tan cũng như những biến đổi khác
trong quá trình xuyên sinh.
Việc xác định môi trường trầm tích dựa trên cơ sở tổng hợp các phương pháp trên. Trầm
tích lục địa được nghiên cứu
theo mô hình của Nazri Ramli (1988) và Roger.G.Walker (1984), trầm tích ven biển-biển
được nghiên cứu theo mô hình của Reineck-Sing (1972).
III. Kết quả
Bể Cửu Long là một bể trầm tích Đệ Tam, nằm trên thềm lục địa Đông Nam Việt Nam
(Hình 1) với độ sâu mực nước biển trung bình 60m. Bể có hình bầu dục cong ra phía biển
và nằm dọc theo bờ biển Vũng Tàu - Bình Thuận, phía Bắc và Đông Bắc tiếp giáp với
đới Đà Lạt và Tuy Hòa, phía Nam và Đông Nam tiếp giáp với đới nâng Côn Sơn, phía
Tây Nam tiếp giáp đồng bằng sông Cửu Long. Bể có diện tích vào khoảng 36.000km
2
.
Bồn trũng Cửu Long bao gồm các lô 01- 02, 15.1, 15-2, 09-1, 09-2, 09-3, 16.1, 16.2 và
17.
1. Lô 01-02 nằm ở phía Đông Bắc của bồn trũng Cửu Long, cách Vũng Tàu 140km
1.1 Tầng BI.2: Có bề dày trung bình 300-400m riêng chỉ có khu vực rìa phía Đông Nam
bề dày mỏng (150m), bao gồm bên trên là tầng sét Rotalia dày vài chục mét đến hơn

100m, bên dưới là những tập cát sét xen kẹp, vài chỗ có các tập đá phun trào.
Cát kết từ không màu đến đục, đôi khi xám nhạt, có độ hạt thay đổi từ 0,25-1,1mm, trung
bình 0,3-0,7mm, độ chọn lọc từ kém đến trung bình, hình dạng hạt từ bán góc cạnh-góc
cạnh- bán tròn cạnh, tiếp xúc hạt chủ yếu là điểm và trôi nổi. Cát kết thuộc loại Arkose ở
khu vực trung tâm và phía Đông, ở phía Bắc và Nam chủ yếu là Feldspathic Greywacke,
gồm chủ yếu là thạch anh (25-35%), K- feldspar (7-10%), Plagioclase (4- 7%), Mica
(1,5-4%), thành phần mảnh đá gồm chủ yếu granitic (5- 15%), volcanic, ít quarzite, chert,
schist. Ximăng và khoáng vật thứ sinh (3-7%) chủ yếu là sét (kaoli- nite, chlorite, illite và
rất ít illite- smectite-theo phân tích XRĐ) và carbonate (phía Bắc và ĐôngNam) (Hình 2).

Hình 2. Phân loại cát kết tầng BI.2 lô 01-02
Kết quả phân tích mẫu lõi cho thấy cấu tạo chủ yếu là phân lớp ngang gợn sóng, thấu
kính và phân lớp xiên mỏng, nhịp trầm tích mịn dần lên trên, có sự hiện diện của
Pachydemus (Hình 3).

Hình 3. Cấu trúc phân lớp xiên chéo, nhịp trầm tích mịn dần lên trên
Trầm tích có nguồn gốc từ đá granite, vận chuyển gần nguồn, lắng đọng trong môi trường
đồng bằng châu thổ đến ven biển.
1.2 Tầng BI.1: Có bề dày trung bình 50-100m ở khu vực rìa phía Bắc và Đông Nam đến
300-400m ở khu vực trung tâm, gồm những tập cát sét xen kẹp với tỷ lệ cát lên đến 70-
80%.
Cát kết từ không màu, đục, xám đến nâu xậm, có độ hạt thay đổi từ 0,25-1,1mm, trung
bình 0,6-0,7mm, độ chọn lọc từ rất kém, trung bình đến tốt, hình dạng hạt từ góc cạnh -
bán góc cạnh - bán tròn cạnh, tiếp xúc hạt chủ yếu là điểm, đường và trôi nổi. Cát kết
thuộc loại Arkose và Feldspathic Greywacke ở khu vực trung tâm, Đông và Nam, trong
khi phía Bắc cát kết thuộc loại Lithic Arkose, gồm chủ yếu là thạch anh (28-35%), K-
feldspar (5-10%), Plagioclase (4-9%), Mica (1-5%), thành phần mảnh đá gồm chủ yếu
granitic (5-15%, đôi khi lên đến 35%), volcanic, ít quarzite, chert, schist. Ximăng và
khoáng vật thứ sinh (2-7%) chủ yếu là sét (kaolinite, chlorite, illite và rất ít illite-
smectite-Hình 4) và carbonate (phía Bắc có vài mẫu có hàm lượng carbonate cao đột biến

30-40%).

Hình 4. Khoáng vật sét kaolinite (K) dạng bán tự hình, sắp xếp mặt đối mặt theo dạng
sách chồng nhau, lấp đầy lỗ rỗng
Kết quả phân tích mẫu lõi cho thấy cấu tạo chủ yếu là phân lớp xiên chéo, nhịp trầm tích
mịn dần lên trên. Trầm tích có nguồn gốc từ đá granite, vận chuyển gần nguồn, lắng đọng
trong môi trường đồng bằng bồi tích sông, châu thổ đến ven biển.
2. Lô 15.1 nằm ở phía Tây Bắc của bồn trũng Cửu Long, cách Vũng Tàu 90km, với diện
tích khoảng 4643km
2

2.1 Tầng BI.2: Có bề dày tăng dần từ Bắc (250m) xuống Nam (400m), gồm chủ yếu là
sét kết màu xám xanh, vô định hình tới dạng khối, xen kẹp lớp cát và lớp sỏi mỏng.
Cát kết là màu xám sáng đến xám tối, thuộc loại Arkose,Lithic Arkose và Feldspathic
Litharenite, gồm chủ yếu là thạch anh (30-35%), K-feldspar (10- 20%), Plagioclase (1-
2,5%), Mica (0,5-1%), thành phần mảnh đá gồm chủ yếu granitic và olcanic, ít quarzite,
chert, schist. Ximăngvà khoáng vật thứ sinh ít (3-7%) gồm sét (chủ yếu kaolinite, ít
chlorite, illite, smectite và illite- smectite-theo phân tích XRĐ), và carbonate (calcite)
(Hình 5).

Hình 5. Phân loại cát kết tầng BI.2 lô 15.1
Cát kết có kích thước hạt từ mịn đến trung bình (0,2-0,3mm), độ chọn lọc từ kém đến
trung bình, vài chỗ tốt, hình dạng hạt từ góc cạnh-bán góc cạnh-bán tròn cạnh-tròn cạnh,
tiếp xúc hạt chủ yếu là điểm và trôi nổi, hàm lượng feldspar cao cho thấy chúng có độ
trưởng thành về hóa học và kiến trúc kém đến trung bình, có gốc từ đá granite và vol-
canic. Có sự xuất hiện Ooid và Ostracode. Cấu trúc phân lớp xiên chéo, phân phiến, mịn
dần lên trên . Trầm tích có nguồn gốc từ đá granite, vận chuyển tương đối gần nguồn,
lắng đọng trong môi trường đồng bằng bồi tích sông đến đồng bằng ven biển (Hình 6).

Hình 6. Cấu trúc phân lớp, mịn dần lên trên

2.2 Tầng BI.1: Có bề dày từ 119m (Bắc) đến khoảng hơn 220m (trung tâm) gồm chủ yếu
cát kết, bột kết xen kẹp với sét kết. Cát kết là màu xám nhạt đến xám nâu. Kích thước hạt
chủ yếu mịn đến trung bình, đôi khi thô.
Độ chọn lọc từ rất kém đến trung bình-tốt. Hình dạng hạt từ bán góc cạnh đến bán tròn
cạnh.
Cát kết thuộc loại Arkose, Lithic Arkose ở phía Bắc đến Feldspathic Greywacke ở phía
trung tâm, gồm chủ yếu là thạch anh (25-30%), K-feldspar (10- 16%), Plagioclase (2-
4%), Mica (0,5-1%), thành phần mảnh đá gồm chủ yếu granitic, ít volcanic, quarzite,
chert, schist. Ximăng và khoáng vật thứ sinh ít (2-6%) gồm sét (chủ yếu kaolinite, ít
chlorite, illite, smectite và illite- smectite) và calcite, vắng mặt hóa thạch biển. Trầm tích
có nguồn gốc từ đá granite, vận chuyển gần nguồn, có thể lắng đọng trong môi trường lục
địa, năng lượng thấp thuộc môi trường sông, châu thổ.
3. Lô 15.2 nằm ở trung tâm và Đông Bắc của bồn trũng Cửu Long, cách Vũng Tàu
khoảng 80km, với diện tích khoảng 3370km
2
.
3.1 Tầng BI.2: Có bề dày tăng dần từ Tây Bắc (330m) xuống Đông Nam (568m). Bên
trên gồm chủ yếu là sét, cát và bột. Bên dưới gồm chủ yếu là cát kết xen kẹp với bột kết
và sét kết. Cát kết màu xám nhạt đến xám xanh nhạt, kích thước hạt mịn đến trung bình
(0,1-0,5mm), góc cạnh, bán góc cạnh đến bán tròn cạnh, chọn lọc kém đến trung bình.
Cát kết chủ yếu là Arkose với thành phần là thạch anh (31- 50%), K-feldspar (7-10%),
Plagioclase (2-7%), ít mica, mảnh granitic, chert, micro- quarzite. Ximăng chủ yếu là sét
(sericite/illite, kaolinite và chlo- rite) và carbonate (Hình 7).

Hình 7. Cát kết chủ yếu là Arkose (trái), ximăng sét và ít carbonate (phải)
Mô tả mẫu lõi có những gờ cát ảnh hưởng bởi sóng và thủy triều (Hình 8) Trầm tích có
nguồn gốc từ đá granite, vận chuyển tương đối xa nguồn, chúng có khuynh hướng thô
dần từ dưới lên sau đó mịn dần lên trên, độ chọn lọc cũng tốt hơn. Trầm tích bên trên vừa
có yếu tố lục địa vừa có yếu tố biển (chuyển tiếp), còn trầm tích bên dưới được lắng đọng
trong đồng bằng bồi tích sông đến châu thổ.


Hình 8. Gờ cát ảnh hưởng bởi sóng và thuỷ triều
3.2 Tầng BI.1: Ngược với tầng BI.2, tầng BI.1 có bề dày tăng dần từ Đông nam (200m)
đến phía Tây Bắc (340m) gồm gồm chủ yếu là cát kết, bột kết, ít sét kết và đá vôi. Cát kết
màu xám xanh đến xám nhạt, kích thước hạt trung bình đến thô, góc cạnh, bán góc cạnh
đến bán tròn cạnh, chọn lọc kém đến trung bình đôi chỗ khá đến tốt. Cát kết chủ yếu là
Arkose và Lithic Arkose, thành phần chủ yếu là thạch anh (26- 42%), K-feldspar (10-
17%), Plagioclase (4-8%), ít mica (Hình 9). Mảnh đá chủ yếu là granitic và volcanic, ít
chert schist và microquarzite. Ximăng (8-17%) chủ yếu là sét (kaolinite, illite, chlorite),
thạch anh, ít calcite Trầm tích có nguồn gốc từ đá granite, vận chuyển tương đối xa
nguồn. Nhịp trầm tích mịn dần- sau đó thô dần lên trên. Trầm tích lắng đọng trong môi
trường sông, tam giác châu.

Hình 9. Phân loại cát kết tầng BI.2 lô 15.2
4. Lô 09-1 nằm ở trung tâm của bồn trũng Cửu Long, khoảng 110km về phía Nam của
Vũng Tàu với diện tích khoảng 985km
2

4.1. Tầng BI.2: Có bề dày từ 300m đến hơn 600m, chiều dày giảm dần từ Bắc xuống
Nam, bao gồm bên trên là tầng sét Rotalia, xuống dưới là cát kết xen kẽ với bột kết, sét
kết và sét than.
Cát kết có độ hạt từ mịn đến trung bình, trung bình 0,23mm, độ chọn lọc trung bình gồm
chủ yếu là Arkose. Tỷ lệ thạch anh/feldspar/mảnh đá là 68/30/2 (Hình 10), ximăng gồm
sét (chủ yếu smectite) và carbonate. Phân tích mẫu lõi cho thấy cát kết có màu trắng đục-
phớt vàng, phân lớp ngang và phân lớp xiên mỏng, nhiều dấu vết hoạt động sinh vật, có
sự hiện diện của glauconite. Trầm tích có nguồn gốc từ đá granite, vận chuyển xa nguồn,
lắng đọng trong môi trường ven biển đến biển nông.

Hình 10. Phân loại cát kết tầng BI.2 lô 09-1
4.2 Tầng BI.1: Có bề dày từ 110m đến hơn 600m, chiều dày giảm dần từ Bắc xuống Nam

bao gồm cát kết xen kẽ với bột kết, sét kết màu xám lục.
Cát kết có độ hạt từ mịn đến trung bình, trung bình 0,18- 0,31mm, độ chọn lọc trung bình
gồm chủ yếu là Arkose và Lithic Arkose. Tỷ lệ thạch anh/feldspar/mảnh đá là 40- 65/28-
52/7-8, ximăng gồm sét (chủ yếu smectite) và carbonate (Hình 11). Phân tích mẫu lõi cho
thấy bên dưới là cát kết màu xám phớt nâu, dạng khối, ít phân lớp xiên chéo, lên trên là
cát kết có màu xám lục, chứa nhiều mica theo mặt lớp, phân lớp ngang gợn sóng và xiên
chéo mỏng, nhiều dấu vết hoạt động sinh vật, có sự hiện diện của glauconite (Hình 12).
Trầm tích có nguồn gốc từ đá granite, vận chuyển xa nguồn, lắng đọng trong môi trường
đồng bằng châu thổ đến biển nông.

Hình 11. Phân loại cát kết tầng BI.1 lô 09-1

Hình 12. Phân lớp ngang gợn sóng
5. Lô 09-2 nằm ở phía Đông Nam của bồn trũng Cửu Long, cách Vũng Tàu khoảng
110km với diện tích 1.100km2.
5.1. Tầng BI.2: Có bề dày từ 300m đến 700m chiều dày giảm dần từ phía Tây và Tây Bắc
ra vùng phía Đông. Trầm tích tầng này đặc trưng bởi lớp sét dày, cứng màu xám xanh
xen kẹp với những lớp cát hạt mịn đến thô, chọn lọc trung bình. Xuống dưới là cát kết
xen kẹp với sét kết, bột kết và ít đá vôi.
Cát kết có độ hạt thay đổi từ 0,15-0,25mm, độ chọn lọc từ kém đến trung bình, hình dạng
hạt từ góc cạnh - bán góc cạnh - bán tròn cạnh, tiếp xúc hạt chủ yếu là điểm và trôi nổi.
Cát kết gồm cả hai loại Arkose và Feldspathic Greywacke ở vùng Tây Bắc và chỉ có
Feldspathic Greywacke ở vùng trung tâm gồm chủ yếu là thạch anh (40%), K-feldspar (6-
7%), Plagioclase (8%), Mica (3%), thành phần mảnh đá gồm chủ yếu granitic (5- 7%),
volcanic, ít quarzite, chert, schist (Hình 13). Matrix, ximăng và khoáng vật thứ sinh rất
nhiều (20-40%) chủ yếu là sét (kaolin- ite, chlorite, illite, smectite và hỗn hợp lớp illite-
smectite), có sự hiện diện của glauconite. Trầm tích có nguồn gốc từ đá granite, vận
chuyển xa nguồn, lắng đọng trong môi trường châu thổ đến biển nông.

Hình 13. Phân loại cát kết tầng BI.2 lô 09-2

5.2. Tầng BI.1: Có bề dày từ 185m đến 400m, chiều dày cũng giảm dần từ phía Tây và
Tây Bắc ra vùng phia Đông, gồm cát kết xen kẹp với chủ yếu là sét kết màu đỏ. Trầm
tích này được chia thành 3 phần: Phần trên chủ yếu là cát kết xen kẹp sét kết đỏ, bột kết
và một ít sét kết xám xanh, đá vôi, phần giữa chủ yếu sét kết đỏ và xanh xen kẹp với cát
kết, ít bột kết và đá vôi và phần dưới chủ yếu sét kết đỏ và xám xen kẹp với cát kết và bột
kết.
Cát kết màu xám xanh nhạt, xanh trắng và xám nhat đến xám xanh, chủ yếu thuộc loại
Arkose ở khu vực Tây Bắc và
Feldspathic Greywacke ở khu vực trung tâm (Hình 14), gồm chủ yếu là thạch anh (30-
40%), K-feldspar (6-8%), Plagioclase (10-13%), Mica (2-6%), ít mảnh đá granitic và
volcanic. Matrix, ximăng và khoáng vật thứ sinh cao (16-30%) chủ yếu là sét (kaolinite,
chlorite, illite, smectite và hỗn hợp lớp illite-smectite) và carbonate (chủ yếu calcite, ít
dolomite and siderite) (Hình 15).

Hình 14. Phân loại cát kết tầng BI.1 lô 09-2

Hình 15. Cát kết mịn đến trung bình. Thành phần chủ yếu là thạch anh (Q), plagioclase
(P), granitic (G), muscovite (Mu), biotite (B)
Nhìn chung, cát kết độ hạt trung bình 0,125-0,25mm đôi khi đạt đến gần 0.5mm, độ chọn
lọc từ rất kém, kém đến trung bình, hình dạng hạt từ bán góc cạnh - góc cạnh - bán tròn
cạnh, tiếp xúc hạt chủ yếu là điểm và trôi nổi, nhiều matrix và ximăng sét, cho thấy trầm
tích được vận chuyển trong dòng có tỷ trọng cao (môi trường hỗn hợp của bùn và hạt
vụn), môi trường có năng lượng thay đổi nhanh. Trầm tích có nguồn gốc từ đá granite,
vận chuyển xa nguồn, lắng đọng trong môi trường đồng bằng bồi tích sông.
6. Lô 09-3 nằm ở phía Nam của bồn trũng Cửu Long, cách Vũng Tàu khoảng 135km với
diện tích 5500km .
6.1. Tầng BI.2: Có bề dày tăng dần từ Đông (100m) sang phía Tây (400m). Trầm tích
tầng này đặc trưng bởi lớp sét dày, cứng màu xám xanh với bề dày 50- 100m, xen kẹp với
những lớp cát.
Cát kết có độ hạt trung bình, đôi khi thô, độ chọn lọc kém, hình dạng hạt từ góc cạnh -

bán góc cạnh-bán tròn cạnh, khu vực Sói có những hạt tròn cạnh, tiếp xúc hạt chủ yếu là
điểm và trôi nổi.
Cát kết thuộc loại Feldspathic Greywacke (Hình 16), gồm chủ yếu là thạch anh (30-50%),
K- feldspar (8-10%), Plagioclase (4- 6%), Mica (3-8%), mảnh đá granitic (8-12%, đôi
chỗ lên đến 26%), ít volcanic, quarzite, chert, schist. Matrix, ximăng và khoáng vật thứ
sinh rất nhiều (20-30%) chủ yếu là sét (smectite, illite- smectite, illite, kaolinite và chlo-
rite - Hình 17), có sự hiện diện của glauconite. Trầm tích có nguồn gốc từ đá granite, vận
chuyển tương đối gần nguồn, lắng đọng trong môi trường ven biển/biển nông.

Hình 16. Phân loại cát kết tầng BI.2 lô 09-3

Hình 17. Khoáng vật sét chủ yếu là smectite, illite-smectite và kaolinite, ít illite và
chlorite
6.2. Tầng BI.1: Có bề dày từ 300m đến 600m, chiều dày cũng tăng dần từ Đông sang
Tây, gồm xen kẹp của cát kết bột kết và sét kết.
Cát kết có độ hạt từ trung bình đến thô, độ chọn lọc rất kém đến kém, hình dạng hạt từ
góc cạnh-bán góc cạnh đến bán tròn cạnh, tiếp xúc hạt chủ yếu là điểm và trôi nổi. Cát
kết thuộc loại Arkose và Feldspathic Greywacke ở khu vực phía Tây, trong khi đó khu
vực phía Đông gồm toàn loại Feldspathic Greywacke (Hình 18). Thành phần khoáng vật
gồm thạch anh (30-50%), K-feldspar (8-10%), Plagioclase (4-7%), Mica (1-6%), mảnh
đá granitic (12-30%) ít mảnh volcanic, schist và quarzite. Matrix, ximăng và khoáng vật
thứ sinh cao (18- 30%) (Hình 19) chủ yếu là sét (smectite, ít kaolinite, chlorite, illite và
hỗn hợp lớp illite-smec- tite) và calcite, không thấy độ rỗng, trừ những mẫu cát Arkose ở
giếng ĐM-2 với độ rỗng nhìn thấy 5-15%. Trầm tích có nguồn gốc từ đá granite, vận
chuyển gần nguồn, lắng đọng trong môi trường đồng bằng bồi tích sông/châu thổ.

Hình 18. Phân loại cát kết tầng BI.1 lô 09-3

Hình 19. Cát kết hạt trung bình đến thô, hạt vụn thạch anh(Q), orthoclase (O) mảnh
granitic trôi nổi trên nền matrix sét.

7. Lô 16: Nằm ở phía Tây Nam của bồn trũng Cửu Long, khoảng 70km về phía Nam của
Vũng Tàu với diện tích khoảng 4.760km
2
.
Lô này bao gồm 2 lô 16.1 ở phía Bắc và 16.2 ở phía Nam.
7.1. Tầng BI.2: Có bề dày tăng dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Trầm tích tầng này bao
gồm lớp trên cùng là lớp sét biển tiến còn gọi là sét Rotalia. Bên dưới gồm những lớp sét
kết màu xám đậm, xám xanh, dày, xen kẹp với lớp cát và bột mỏng.
Cát kết có độ hạt thay đổi từ rất mịn đến mịn (0,1-0,25mm) đôi khi trung bình (0,25-0,35
mm), độ chọn lọc từ rất kém đến trung bình, vài chỗ tốt, hình dạng hạt từ góc cạnh - bán
góc cạnh – bán tròn cạnh, tiếp xúc hạt chủ yếu là điểm và trôi nổi. Cát kết gồm chủ yếu
Feldspathic Greywacke ở vùng phía Tây và trung tâm, còn phía Đông chủ yếu là Arkose
(Hình 20), gồm chủ yếu là thạch anh (30-40%), K-feldspar (12- 18%), Plagioclase (3-
6%), Mica (2% đôi khi lên đến 17%), thành phần mảnh đá gồm chủ yếu là granitic và
volcanic, ít quarzite, chert, schist. Matrix, ximăng và
khoáng vật thứ sinh nhiều (13- 25%) chủ yếu là sét (illite, smec- tite và hỗn hợp lớp illite-
smectite, kaolinite, chlorite) và carbonate.

Hình 20. Phân loại cát kết tầng BI.2 lô 16
Trầm tích có nguồn gốc từ đá granite, vận chuyển tương đối xa nguồn, lắng đọng trong
môi trường ven biển/đầm hồ.
7.2. Tầng BI.1: Tương tự tầng BI.2 tầng BI.1 có bề dày cũng tăng dần từ Tây Bắc xuống
Đông Nam. Trầm tích tầng này chia làm 3 phần: Phần trên của Bạch Hổ dưới, Bạch Hổ
dưới 5.1 và Bạch Hổ dưới 5.2. Phần trên của Bạch Hổ dưới gồm sét kết màu nâu đỏ, xen
kẹp với lớp mỏng bột kết và cát kết. Trầm tích Bạch Hổ dưới 5.1 gồm phân phiến mỏng
của sét kết màu xám xen kẹp với bột kết và cát kết. Trầm tích Bạch Hổ dưới 5.2 gồm cát
kết xen kẹp với bột kết và sét kết màu xám.
Cát kết có màu xám nhạt đến đậm, xám xanh đôi khi xám nâu. Kích thước hạt rất mịn-
mịn đến trung bình. Hình dạng hạt từ góc cạnh đến bán tròn cạnh. Độ chọn lọc từ kém
đến trung bình.

Cát kết gồm chủ yếu là loại Arkose và Lithic Arkose, ít Feldspathic Greywacke (Hình
21). Thành phần khoáng vật chủ yếu là thạch anh (25-35%), K- Feldspar (10-20%),
Plagioclase (4-8%), Mica (0-10%), mảnh đá (granitic và volcanic). Matrix, ximăng và
khoáng vật thứ sinh ít ở khu vực TGT (10%) (Hình 22) và rất nhiều ở các khu vực khác
(20%) gồm cả sét, carbonate và thạch anh thứ sinh. Trầm tích có nguồn gốc từ đá granite,
vận chuyển tương đối xa nguồn.

Hình 21. Cát kết trung bình-thô, chọn lọc kém, độ rỗng giữa hạt lên đến 150-300 mm,
liên thông tốt (mũi tên).
Hình phóng to từ ô vuông cho thấy vài lỗ rỗng bị lấp đầy bởi kaolinite và illite


Hình 22. Phân loại cát kết tầng BI.1 lô 16

Hình 23. Ảnh chụp từ mẫu lõi cho thấy bên dưới là cát hạt mịn, phân lớp mỏng, lên trên
là trầm tích có độ hạt không đồng nhất gồm cát hạt thô, bùn và cát hạt mịn
Kết quả mô tả mẫu lõi xác định 2 phần: Bên dưới là cát kết gồm những hạt mịn đến trung
bình, phân lớp mỏng, góc nghiêng nhỏ, xu hướng mịn dần lên trên, có hoá thạch
Scoyenia, Memia có thể liên quan đến môi trường trầm tích sông, năng lượng thấp. Bên
trên là những trầm tích có độ hạt không đồng nhất, có cả những hạt thô và rất thô trộn lẫn
với hạt mịn, phân lớp với góc nghiêng cao có hóa thạch Skolithos, có thể liên quan đến
môi trường đầm hồ (Hình 23).
Kết luận
Nhìn chung cát kết tầng Mioxen hạ bể Cửu Long có nguồn gốc từ đá granite, có độ hạt từ
mịn đến trung bình, đôi khi thô. Độ chọn lọc từ kém đến trung bình. Đá chủ yếu thuộc
lọai Arkose và Feldspathic Greywacke, ít Lithic Arkose và Subarkose. Tổng hàm hượng
ximăng và matrix từ 4-30% và gồm chủ yếu là sét và carbonate, ít thạch anh thứ sinh,
lắng đọng trong môi trường từ sông, châu thổ đến ven biển, biển nông/đầm hồ.
ThS. Phạm Vũ Chương
Salamander Energy Limited


Tài liệu tham khảo
1. La Thị Chích (2001), Thạch Học, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí
Minh, tr. 265-322.
2. Nguyễn Ngọc Cư và nnk. (1998), “Các Thành tạo đá chứa dầu khí ở Việt Nam”, Hội
nghị Khoa học Viện Dầu khí Việt Nam, Hà Nội.
3. Phạm Tuấn Dũng và Phạm Văn Hùng (2001), “Cấu trúc địa chất tầng sản phẩm 23
Mioxen dưới, mỏ Bạch Hổ”, Hội nghị Khoa học Kỹ thuật Dầu khí, Hà Nội.
4. Nguyễn Văn Dũng (2004), Đặc điểm thạch học, biến đổi sau trầm tích và ảnh hưởng
của chúng đến độ rỗng-Thấm của đá chứa cát kết tuổi Oligoxen-Mioxen sớm mỏ Sư Tử
Đen, Lô 15-1 bể Cửu Long, Luận văn Thạc sỹ, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên,
thành phố Hồ Chí Minh.
5. Phạm Xuân Kim (1988), Đặc điểm thạch học, tướng đá, môi trường thành tạo và qui
luật phân bố các tầng chứa Mioxen sớm – Oligoxen sớm bể Cửu Long, Viện Dầu khí Việt
Nam.
6. Chu Đức Quang (2004), Môi trường trầm tích và tướng hữu cơ các trầm tích
Oligoxen-Mioxen sớm Lô 15-1 bể Cửu Long, Luận văn Thạc sỹ, Trường Đại học Khoa
học Tự nhiên, thành phố Hồ Chí Minh.
(Theo TCDK số 9-2009)

×