Tải bản đầy đủ (.pptx) (26 trang)

Bài giảng truyện kiều thi Giáo viện dạy giỏi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (961.78 KB, 26 trang )

NỖI THƯƠNG MÌNH
Truyện Kiều – Nguyễn Du
I- Giới thiệu chung.
o
Tiểu dẫn: SGK /107
1.Vị trí đoạn trích:

Đoạn trích được trích từ câu 1229 đến câu 1248 trong Truyện Kiều
2.Nội dung chính:

Đoạn trích tả cảnh trớ trêu và nỗi niềm thương thân xót phận của Thúy
Kiều trong những ngày sống ê chề, nhục nhã ở chốn lầu xanh.
3.Bố cục:

Câu 1229 – 1232: Giới thiệu tình cảnh trớ trêu của Kiều ở chốn lầu
xanh.

Câu 1233 – 1240: Tâm trạng và nỗi niềm của Kiều : luôn ý thức về nỗi
đau thân phận.

Câu 1241 – 1248: Thái độ của Kiều trước cảnh sắc và thú vui ở chốn
lầu xanh.
II- Đọc và tìm hiểu văn bản.
Biết bao bướm lả ong lơi,
Cuộc say đầy tháng trận cười suốt đêm.
Dập dìu lá gió cành chim,
Sớm đưa Tống Ngọc tối tìm Trường Khanh.
Khi tỉnh rượu lúc tàn canh,


Giật mình mình lại thương mình xót xa.
Khi sao phong gấm rủ là,
Giờ sao tan tác như hoa giữa đường.
Mặt sao dày gió dạn sương,
Thân sao bướm chán ong chường bấy thân!
Mặc người mưa Sở mây Tân,
Những mình nào biết có xuân là gì.
Đòi phen gió tựa hoa kề,
Nửa rèm tuyết ngậm bốn bề trăng thâu.
Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu,
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ?
Đòi phen nét vẽ câu thơ,
Cung cầm trong nguyệt nước cờ dưới hoa.
Vui là vui gượng kẻo là,
Ai tri âm đó mặn mà với ai?
1. Câu 1229 – 1232: Giới thiệu tình cảnh trớ trêu của Kiều.
Biết bao bướm lả ong lơi
Cuộc say đầy tháng trận cười suốt đêm.
a)Tác giả diễn tả thân phận éo le của nàng Kiều qua bút pháp ước lệ:
o
Dùng hình ảnh “ ong bướm”, “cuộc say”, “trận cười”.
o
Sử dụng những điển tích điển cố: “Tống Ngọc”, “Trường Khanh”.
 Ý nghĩa của bút pháp ước lệ: giúp tác giả không né tránh số phận thực tế.
 Thấy được thái độ trân trọng, cảm thông của tác giả đối với nhân vật.
Biết bao bướm lả ong lơi
Cuộc say đầy tháng trận cười suốt đêm.
b)Tác giả dùng hình thức tiểu đối:
bướm lả / ong lơi

lá gió / cành chim
 Nhằm diễn tả rõ hơn cảnh sống ê chề mà Kiều phải chịu đựng.
2.Câu 1233–1240: Thúy Kiều ý thức bề nỗi đau của mình.
a)Hoàn cảnh Thúy Kiều ý thức về nỗi đau:
Khi tỉnh rượu, lúc tàn canh
)
Đây là hoàn cảnh tỉnh táo nhất để Kiều có điều kiện đối diện với
chính mình.
b)Kiều tự ý thức về thân phận.
Giật mình mình lại thấy mình xót xa.
)
Cái “giật mình” ấy thể hiện nhân cách đáng quí của Kiều: tự ý thức về thân
phận và phẩm giá của mình.
)
Đây cũng là một đóng góp của Nguyễn Du trong việc thể hiện thân phận con
người ở văn học trung đại.
c)Kiều ý thức về sự đối lập giữa quá khứ êm đẹp và hiện tại đau đớn.
Khi sao phong gấm rủ là,
Giờ sao tan tác như hoa giữa đường.
Mặt sao dày gió dạn sương,
Thân sao bướm chán ong chường bấy thân!
•)
Phép điệp từ “sao” trong 4 câu thơ có ý nghĩa nhấn mạnh lời tự vấn luôn trở đi trở lại
dày vò, giằng xé tâm can.
Biểu hiện về nỗi đau dồn nén cao độ của Kiều.

Phép tiểu đối:
dày gió / dạn sương
bướm chán / ong chường
làm rõ thêm tình cảnh trớ trêu mà Kiều phải chịu đựng.


Phép đối xứng giữa hai câu thơ lục – bát:
Khi sao phong gấm rủ là/ Giờ sao tan tác như hoa giữa đường…
nhằm nhấn mạnh cái thực trạng phũ phàng bao trùm và vùi chôn quá khứ êm đẹp.
Mặt sao dày gió dạn sương / Thân sao bướm chán ong chường bấy thân…
nhấn mạnh có ý so sánh và theo mức độ tăng tiến: thân thể còn đau khổ hơn sự bẽ
bàng chua chát trên vẻ mặt…
a)Cảnh sắc và thú vui của khách:

Cảnh sắc: có đầy đủ “phong”, “hoa”, “tuyết”, “nguyệt”.

Thú vui của khách: “cầm”, “kì”, “thi”, “họa”.
3.Câu 1241-1248: Thái độ của Kiều trước cảnh sắc và thú vui của khách ở chốn lầu xanh.
b)Thái độ của Kiều:

Thờ ơ và cảm thấy cảnh sống ở chốn lầu xanh là giả tạo, là vô nghĩa (vì
“người buồn cảnh có vui đâu bao giờ” ).

Kìm nén nỗi đau trong lòng để mua vui cho khách làng chơi (Vui là vui
gượng kẻo là – Ai tri âm đó mặn mà với ai? ).
III – Tổng kết chung.
1. Nội dung:
Thể hiện sự than thân xót phận và sự tự ý thức cao độ về phẩm giá của Kiều trong
những ngày phải sống ê chề nhục nhã ở chốn lầu xanh, Nguyễn Du muốn đề cao nhân cách
và phẩm chất cao quí của nàng.
2. Nghệ thuật:
Tác giả sử dụng thành công nhiều biện pháp nghệ thuật để thể hiện sâu sắc nội dung ý
tưởng: phép điệp, các biện pháp đối xứng, vận dụng điển cố điển tích …
Ghi nhớ
SGK/ 108

Design by.
o
Hong Ngoc

Huong Giang
o
Khanh Linh

Ngoc Linh
o
Anh Truc

Viet Anh
o
Van Anh

Thanh Tuyen
o
Lan Anh

Hong Hanh
o
Phuoc Dai

Duc Anh

×