Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

3 bí quyết nâng cao năng lực làm việc cho DN docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.56 KB, 5 trang )



3 bí quyết nâng cao năng
lực làm việc cho DN


Làm thế nào để luôn tập trung làm việc thật hiệu quả khi một ngày chỉ có 24g
và bạn còn hàng núi việc phải giải quyết? Ở vai trò là một doanh nhân, bạn
hiếm khi nào thoát khỏi được công việc, bất cứ lúc nào, dù đang ở trong giờ
hành chính hay đang đi nghỉ với bạn bè, công việc kinh doanh luôn là mối
quan tâm hàng đầu. Những ý nghĩ về công việc luôn ở trong đầu dù bạn muốn
tránh không nghĩ tới nó. Điều này cũng ngăn cản bạn tập trung làm một việc
cụ thể khi có quá nhiều việc khác chi phối suy nghĩ.

Các vận động viên thường được huấn luyện để luôn giữ tinh thần cạnh tranh
cao độ và mục tiêu “chiến thắng” trước mỗi trận đấu. Trong công việc cũng
vậy, một mục đích cụ thể sẽ giúp bạn nỗ lực làm việc cao độ hơn. Bên cạnh
đó, việc rèn luyện thường xuyên các thói quen làm việc khoa học cũng giúp
bạn nâng cao năng lực làm việc và tính cạnh tranh




1. Rèn luyện khả năng tập trung
Đầu tiên, bạn hãy thử nhớ lại xem thời điểm nào trong ngày khả năng làm
việc của bạn sung sức nhất, trong hoàn cảnh, điều kiện nào bạn có thể làm
việc thoải mái và tập trung nhất? Ghi nhớ những điều kiện này và phát huy nó
ở nhiều thời điểm khác nhau trong ngày. Bạn có thể thử một số bí quyết để tối
đa hóa khả năng tập trung sau:
Giảm thiểu những phiền nhiễu từ bên ngoài bằng cách tắt chuông điện thoại,
hạn chế lướt web nếu không cần thiết cho công việc, đóng cửa phòng làm


việc,hạn chế những cuộc gặp bất thường mà không phải là việc khẩn cấp.
Học cách nắm bắt suy nghĩ để tránh bị lôi kéo lan man vào những ý tưởng, dự
định mới. Khi những ý tưởng này vừa xuất hiện, bạn hãy ghi chép nó lại ngay
và sau đó trở lại với công việc đang dở. Việc này sẽ giúp bạn ghi nhớ mà
không bị chi phối.
Lên kế hoạch cho mọi việc cần làm bằng một lịch làm việc rõ ràng. Lịch làm
việc này sẽ giúp bạn sắp xếp công việc một cách khoa học, biết được những
việc nào cần làm trước, việc nào quan trọng hơn để tập trung giải quyết rốt
ráo.
2. Nỗ lực làm tốt hơn những công việc thường ngày
Bận rộn với những công việc hàng ngày là một trong những nguyên nhân
khiến chủ doanh nghiệp không phát huy được năng lực cạnh tranh của bản
thân. Những công việc lặt vặt, những cuộc gặp gỡ chiếm hầu hết thời gian
trong ngày khiến bạn không còn thời gian tập trung cho những công việc quan
trọng, đòi hỏi tư duy và tập trung cao độ.
Viết ra một danh sách những việc khiến bạn tốn thời gian, năng lượng và sự
tập trung nhất và ưu tiên giải quyết trong ngày. Bạn cũng không nên quá ôm
đồm mà nên giao lại những việc ít quan trọng hơn cho cấp dưới. Ngoài ra, bạn
nên sắp xếp lại thời gian đọc và trả lời mail. Quản lý email hiệu quả sẽ tiết
kiệm được rất nhiều thời gian.
3. Chấp nhận thay đổi
Bạn có thực sự thấy thoải mái với môi trường làm việc hiện tại? Bạn có đang
gặp khó khăn nào không? Nếu bạn trả lời là có, nhưng lại nói thêm là những
khó khăn đó không đáng kể thì chính bạn đang cố gắng chịu đựng chứ không
phải đang nỗ lực giải quyết các khó khăn đó.
Khi việc kinh doanh phát triển, chủ doanh nghiệp thường có thói quen duy trì
những điều mình đã làm trước đây vì nghĩ rằng chính những điều này thúc
đẩy sự đi lên của doanh nghiệp. Tuy nhiên, suy nghĩ này đúng nhưng chưa đủ
vì các yếu tố khách quan thay đổi từng ngày từng giờ. Nếu chủ doanh nghiệp
không tự làm mới mình, không tích cực thay đổi sẽ phải dậm chân tại chỗ.

Nếu bạn còn thấy e ngại, hãy bắt đầu thay đổi từ những công việc nhỏ nhặt
thường ngày, ví dụ như xem xét lại những vấn đề như:
• Tôi có phải là người phù hợp nhất với công việc này không? Nếu không
phải là tôi thì ai sẽ đảm nhận được công việc này? (Tập thói quen phân nhiệm
và ủy quyền cho người thích hợp)
• Tôi cần làm điều gì nhất bây giờ? Nếu không phải bây giờ thì là lúc nào
(Phân tích các mối ưu tiên)
• Sáu tháng sau tôi sẽ như thế nào? (Thực hành thói quen lên kế hoạch)
Liệu những hành động bình thường có thể dẫn đến kết quả đột phá? Hoàn
toàn có thể khi bạnduy trì liên tục những hành động đó. Hiệu suất công việc là
kết quả của sự tập trung suy nghĩ với chuỗi hành động lặp đi lại lại. Bằng
cách xem xét, đánh giá lại những ưu tiên và hành động, bạn có thể xác định
các lĩnh vực quan trọng trong cuộc sống và công việc. Thành công lớn nhất
mà bạn sẽ đạt được khi áp dụng những bí quyết nho nhỏ này là phá vỡ vòng
quay chậm rãi của cuộc sống hàng ngày để làm được nhiều việc lớn lao hơn.

×