Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

ĐIÊU KHẮC NGOÀI TRỜI VÀ KHÔNG GIAN VĂN HÓA CỘNG ĐỒNG docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.22 KB, 5 trang )

ĐIÊU KHẮC NGOÀI TRỜI VÀ
KHÔNG GIAN VĂN HÓA
CỘNG ĐỒNG

















Tượng đài Lê Nin


Sự thành bại của tác phẩm điêu khắc ngoài trời bên
cạnh giá trị tự thân của nó còn ghi nhận một phần lớn
từ không gian văn hóa nơi đặt tác phẩm. Đó là môi
sinh chứ không chỉ đơn thuần là sự xấu đẹp của cái
khung treo bức tranh. Nhìn lại những tượng đài bị dư
luận đánh giá là kém về chất lượng, đa phần đều hỏng từ môi sinh. Khi
không gian môi trường sống ổn định và được quy chiếu bởi con mắt kiến
trúc nhân tính thì ngôn ngữ điêu khắc phát triển ổn định. Ngược lại không


gian đó định hình và đang trong quá trình thiết lập trật tự mới thì điêu khắc
vào thế bất ổn.
Sự thành bại của tác phẩm điêu khắc ngoài trời bên cạnh giá trị tự thân của
nó còn ghi nhận một phần lớn từ không gian văn hóa nơi đặt tác phẩm. Đó l
à
môi sinh chứ không chỉ đơn thuần là sự xấu đẹp của cái khung treo bức
tranh. Nhìn lại những tượng đài bị dư luận đánh giá là kém về chất lư
ợng, đa
phần đều hỏng từ môi sinh. Khi không gian môi trường sống ổn định và
được quy chiếu bởi con mắt kiến trúc nhân tính thì ngôn ngữ điêu khắc phát
triển ổn định. Ngược lại không gian đó định hình và đang trong quá trình
thiết lập trật tự mới thì điêu khắc vào thế bất ổn.
Tại sao điêu khắc ngoài trời ít có mặt và hầu như không có mặt trong các
quy hoạch kiến trúc, phải chăng vì chúng ta chưa nói hết lẽ về giá trị của nó
đối với văn hóa không gian công cộng? Môi sinh cho điêu khắc ngoài trời là
điều rất cần thiết, nhưng ngược lại điêu khắc ngoài trời có đóng góp gì cho
không gian công cộng? Xét về mặt ý nghĩa xã hội, chính điêu khắc ngoài tr
ời
(tượng đài, tượng vườn, tượng trang trí kiến trúc) đã và đang tham gia tích


cực vào cuộc sống, hình thành “điểm nhấn văn hóa” trong cảnh quan môi
trường đô thị. Trong quá trình làm tượng đài Công nhân mỏ Apatit ở Cam
Đường - Lào Cai, nhiều thợ mỏ đã về hưu thường vẫn ra ngắm công trình
hàng ngày. Sau khi công trình được hoàn thành không những đáp ứng nhu
cầu ngưỡng vọng, tôn vinh các giá trị truyền thống mà nhanh chóng trở
thành một địa điểm văn hóa của công nhân, người dân và khách tham quan
tới với đất mỏ Lào Cai.
Những tượng đài thành công đã trở thành một địa chỉ văn hóa không chỉ thu
hút khách tham quan mà còn với ngay cả những người dân địa phương.

Những bức ảnh lưu niệm chụp trước tượng đài Bác H
ồ ở chiến khu Việt Bắc
của nhà điêu khắc Diệp Minh Châu từ lâu đã là một mốc đánh dấu “đã tới
thăm TP Hồ Chí Minh” của nhiều khách tham quan. ở đây tượng đài trở
thành một địa chỉ văn hóa có tầm mức phổ quát toàn quốc gắn với hình ảnh
của một thành phố. Không chỉ có vậy, cùng với không gian xung quanh,
tượng đài trở thành một sân khấu lớn, một địa điểm diễn ra các hoạt động từ
vui chơi giải trí của người dân đến các hoạt động nghi thức, nghi lễ của
thành phố. Tượng đài Lê-nin ở Hà N
ội cũng đạt đến giá trị một địa điểm văn
hóa như thế và không phải vô cớ đây là nơi quy tụ những nhóm nghệ thuật
đường phố đầu tiên. Có được điều đó phải khẳng định có sự đóng góp quan
trọng của tượng đài vào không gian công cộng. Bởi chính tượng đài đã t
ạo ra
cho không gian công cộng sự lành mạnh, sự bao dung, sự độc đáo, sự vững
bền và sự thân thiện như hệ thống 5 tiêu chí về không gian công cộng. Nếu
như không có tượng đài, giả sử quy hoạch kiến trúc vẫn như hiện nay thì
vườn hoa Chi Lăng sẽ rất đơn điệu, không có tầm nhìn, không có dấu ấn so
với nhiều vườn hoa khác ở Hà Nội. Những ví dụ thành công khác nữa như
tượng đài Thủ Khoa Huân, Chiến thắng Xoài Mút của Nguyễn Hải, Tạ
Quang Bạo với đài tưởng niệm Nghĩa trang Đường 9 Trường Sơn, Tượng
đài Hoàng phượng, 1972 của Lê Đình Quỳ.
Khi phát triển các vườn tượng, chúng ta cũng lặp lại những điểm mạnh và
điểm yếu của tượng đài, nghĩa là tượng không được đặt trong môi sinh, giá
trị của vườn tượng đối với không gian văn hóa công cộng không phát huy
được tác dụng. Một thợ ảnh dạo ở Bờ Hồ nói với tôi rằng: Mấy bức tượng
đặt ở ven hồ, xấu đẹp thế nào không biết, ý nghĩa gì cũng không hay nhưng
từ khi đặt chúng, khách tham quan thích chụp ảnh ở đây không khác gì chụp
với Tháp Rùa và với liễu. Vườn tượng bên bờ Hương Giang kết quả của
những Festival điêu khắc quốc tế cũng gây đư

ợc tiếng vang đối với du khách
và người dân địa phương.
Nói đến tính hai chiều trong quan hệ giữa điêu khắc ngoài trời và môi trư
ờng
là nói đến sự hợp lý giữa tác phẩm với cảnh quan tự nhiên, ch
ỉ khi có sự hợp
lý, giá trị của tác phẩm mới được phát huy ra cảnh quan và được cảnh quan
bồi đắp Việc xác định vị trí cho tác phẩm điêu khắc ngoài trời, trong mối
quan hệ với cảnh quan môi trường xung quanh được coi như yếu tố quyết
định đến giá trị sử dụng và tính thẩm mỹ của nó.
Điêu khắc ngoài tr
ời lâu nay thiếu tiếng nói trong các quy hoạch kiến trúc đô
thị. Có thể nói chúng ta đã thiếu tự tin trong việc khẳng định giá trị của điêu
khắc ngoài trời trong đời sống xã hội hiện đại. Tác giả điêu khắc chạy theo
đuôi các nhà quy hoạch, các kiến trúc sư, chúng ta sáng tác rồi loay hoay t
ìm
chỗ dựng, chỗ đặt tác phẩm. Tác phẩm bị đặt cưỡng bức vào bất cứ khoảnh
đất còn trống nào mà các nhà kiến trúc thừa ra cũng đành ch
ịu. Đâu rồi tiếng
nói của Hội đồng Nghệ thuật? Hội đồng Nghệ thuật không chỉ thẩm định tác
phẩm nghệ thuật mà còn đấu tranh bảo vệ quyền tồn tại đẹp của tác phẩm
điêu khắc ngoài trời. Một tác phẩm điêu khắc ngoài trời sẽ đẹp hơn nếu được

đặt đúng không gian và nhờ vậy sẽ làm đẹp không gian. Vì vậy dành vị trí
xứng đáng cho điêu khắc ngoài trời sẽ góp phần phát triển, tô điểm cảnh
quan đô thị. VŨ TIẾN


×