Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

GẦN 4/5 THỜI GIAN ĐÃ ĐI QUA... NHÌN LẠI ĐỐI THOẠI pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.44 KB, 13 trang )

GẦN 4/5 THỜI GIAN ĐÃ ĐI QUA
NHÌN LẠI ĐỐI THOẠI

NGUYỄN TRUNG TÍN-sen-sơn dầu

Đúng hơn, đầy đủ hơn gần 4/5 thời gian nhiệm kỳ VI của Hội Mỹ thuật Việt
Nam đã đi qua cụ thể hơn chỉ còn lại 14 tháng nữa đến Đại hội VII của
chúng ta.
Trong 2 ngày 11 và 12 tháng 9 năm 2008. Ban Chấp hành TW Hội khóa VI
đã họp thường kỳ lần thứ 9 nghe báo cáo công tác 9 tháng đầu năm 2008,
phương hướng công tác 3 tháng cuối năm, nghe báo cáo của HĐNT TW
Hội, BKT TW Hội. Rất buồn, báo cáo của HĐNT TW lại nói vo, không có
văn bản như BCH, BKT. Báo cáo tổng kết của HĐNT về một mùa giải luôn
là một vấn đề cực kỳ nhậy cảm được đông đảo hội viên quan tâm muốn đối
thoại với HĐNT. Lời nói gió bay không biết dựa vào đâu để đối thoại? Đây
là một vấn đề “sống còn” của một tổ chức hội chính trị - xã hội - nghề
nghiệp, nhất là nghề nghiệp sáng tạo. Sáng tác phải luôn đi đôi với công bố -

thẩm định - tôn vinh. Trách nhiệm trước hết thuộc về HĐNT TW Hội. Tất
nhiên BCH, BKT TW Hội không thể thoái thác được trách nhiệm trọng đại
này, nếu không muốn nói là có trách nhiệm lớn. Suy cho cùng, tất cả mọi
hoạt động của Hội chúng ta, nhằm cái đích vận động sáng tác, tổ chức tốt
triển lãm mỹ thuật khu vực và giải thưởng hàng năm của Hội. Nhằm phát
hiện, tôn vinh tài năng mỹ thuật mà chúng ta đã và đang làm từ năm 1957 -
năm thành lập Hội đến nay. Đó chính là nhiệm vụ xuyên suốt mọi mặt hoạt
động của Hội ta.
Từ cuộc họp BCH - HĐNT - BKT tháng 9 năm 2008, với tôi đây là một
cuộc họp đầu tiên giữa 3 cơ quan cao nhất. Khẳng định vị thế các thành viên
đã được xác định cụ thể trong điều lệ Hội 2004 - 2009. Có điều, có nên như
trong thông báo chương trình họp, mời HĐNT, BKT cùng dự. Hay nên xác
định cần có một cuộc họp liên tịch giữa BCH, HĐNT, BKT TW Hội hàng


năm không? Tất nhiên BCH là cơ quan cao nhất gi
ữa 2 kỳ Đại hội luôn đứng
ở tuyến đầu. Thứ đến là HĐNT, rồi mới đến BKT đứng ở tuyến 2 và 3. Cu
ộc
họp liên tịch sẽ giúp Chủ tịch, Ban Thư
ờng vụ, BCH nghe trực tiếp thông tin
đa chiều về hoạt động Hội. Chắc sẽ giúp ích cho BCH có được những chủ
trương, kế hoạch hàng năm thiết thực và hiệu quả cho hoạt động Hội. Dù
muốn hay không các thành viên cũng xác định được trách nhiệm của mình
trước Hội và toàn thể hội viên.
Các báo cáo của BCH, BKT chắc sẽ được đăng trên T
ạp chí Mỹ thuật số tới.
Thông báo đến toàn thể hội viên những tổng kết, nhận định, đánh giá các
mặt hoạt động của Hội năm 2008.
Còn tôi, nhân dịp này muốn nhìn lại - đối thoại với BCH, HĐNT, BKT và
toàn thể hội viên về 3 năm 10 tháng của nhiệm kỳ VI. Tôi biết việc triển
khai Đại hội VII lúc này chưa đặt ra. Phải có chỉ thị của Ban Bí thư TW
Đảng, nên Ban Thư
ờng vụ mới có dự kiến. Tháng 3/2009 BCH họp chuẩn bị
về tổ chức Đại hội VII. Song, thiết nghĩ ý kiến đóng góp của toàn thể hội
viên để hoàn thiện tốt nhiệm kỳ Đại hội VI và chuẩn bị sửa đổi điều lệ Hội
lần thứ VII là cần thiết có một sự thật không ít hội viên ở nhiều địa ph
ương
đã trực tiếp, trao đổi với tôi về tương lai của Hội ta. Nhiều ý kiến còn trăn
trở về mô hình tổ chức Hội và phương hướng đầu tư? Đường lối của Đảng
và chính sách đầu tư của Nhà nước? Cá biệt có ý kiến đòi giải tán Hội?!
Thậm chí còn công bố quan điểm của mình trên các phương tiện thông tin
đại chúng Theo tôi, ưu việt của chế độ ta do Đảng lãnh đạo, Nhà nước
quản lý theo định hướng XHCN không có chuyện giải tán Hội? Có chăng
cần thay đổi mô hình tổ chức để hoạt động hiệu quả hơn theo đường lối lãnh

đạo của Đảng, chính sách đầu tư của Nhà nước trước tình hình mới mà
thôi Đặc biệt, nhiều ý kiến về nhân sự trong Đại hội VII.
Nhìn lại - đối thoại với BCH - HĐNT - BKT
*Ban chấp hành: Trong Điều lệ Hội 2004 - 2009 đã xác định rõ “Hội Mỹ
thuật Việt Nam là một tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp của những
người sáng tác ”. “Tổ chức, tập hợp động viên các nhà mỹ thuật hoạt động
sáng tác ”
Hoạt động trọng tâm của Hội nhằm đẩy mạnh hoạt động sáng tác thông qua
các cuộc vận động: Đi thực tế, tài trợ sáng tác, triển lãm mỹ thuật và công b

tác phẩm. Có điều ngày càng tìm được những hình thức, phương thức vận
động khả thi hơn, thiết thực hơn như:
- Tổ chức các đoàn hội viên đi thực tế sáng tác trước đây thường do Ban
Thường vụ. Nay còn trao cho các chi hội, các câu lạc bộ đứng ra tổ chức
theo đề tài, thể loại, chất liệu, giới tính, lứa tuổi chuyên sâu, hiệu quả hơn.
- Tài trợ sáng tác không chỉ có một hình thức tài trợ trực tiếp cho tác giả, tác
phẩm, mà còn tài trợ trực tiếp thông qua các trại sáng tác theo thể loại, đề
tài, chất liệu, giới tính, lứa tuổi còn một hình thức phổ biến tài trợ trực tiếp
thông qua các tác phẩm triển lãm mỹ thuật khu vực và giải thưởng hà
ng năm
của Hội. Đặc biệt trong năm 2008 những tác giả có tác phẩm được giải
thưởng khu vực và của Hội cùng với giải thưởng là tiền tài trợ không phải
qua HĐNT xét tài trợ như các hội viên khác. Còn một hình thức mới tài trợ
công bố tác phẩm cho các xuất bản phẩm của hội viên, tài trợ cho triển lãm
cá nhân của các hội viên cao tuổi. Nhìn chung đây là một vấn đề nhậy cảm
đã tìm được nhiều hình thức tài trợ công khai, thiết thực, hiệu quả.
- Tổ chức Trại sáng tác không còn chung chung ít hiệu quả, mà tổ chức trại
sáng tác theo thể loại, chất liệu, đề tài, giới tính, lứa tuổi. Các trại viên hiểu
nhau hơn dễ trao đổi nghề nghiệp, nâng cao chất lượng tác phẩm. Còn một
hình thức trại sáng tác mở rộng, Hội bảo trợ cho các Hội VHNT các địa

phương tổ chức trại tại trung tâm Mỹ thuật đương đại cho các hội viên Hội
Mỹ thuật Việt Nam, hội viên VHNT địa phương. Anh chị em ở các địa
phương về dự trại được sống trong môi trường nghệ thuật Thủ đô đến với
các xưởng vẽ của các họa sĩ quen biết, các gallery và trực tiếp với các tác
giả, tác phẩm mở rộng tầm nhìn “biết người - biết ta” bổ ích cho sáng tạo
của mình nhằm nâng cao chất lượng nghệ thuật triển lãm mỹ thuật khu vực
và phát triển được những tác giả mới, hội viên mới.
Có điều, đối với các trại sáng tác nói chung. Đặc biệt đối với các trại sáng
tác mở cho các địa phương nên dành vài buổi, có thể là báo cáo, thông báo,
trao đổi thông tin với các trại viên về các trào lưu, hình thức, phong cách
nghệ thuật đã và đang diễn ra trong và ngoài nước. Tôi đã được một số Hội
VHNT các địa phương Quảng Ngãi, Quảng Bình, Tuyên Quang, Phú Thọ
mời nói chuyện, thông báo, thông tin với các trại viên dự trại về tình hình
sáng tác mỹ thuật trong và ngoài nước. Nhận thấy đư
ợc đông đảo anh chị em
nhiệt tình hưởng ứng, thiết thực cho sáng tác của mình. Tại sao các trại sáng
tác của chúng ta không dành thời gian tối thiểu cho việc cung cấp thông tin
trao đổi nghề nghiệp? Trại sáng tác do BCH tổ chức, HĐNT chăm lo, theo
dõi về sáng tác, đúng rồi, nhưng chưa đủ? Có lẽ nên mời một số người nắm
được tình hình sáng tác trong và ngoài nước cung cấp, trao đổi thông tin với
các trại viên. Chắc sáng tác sẽ thuận lợi và tốt hơn. Nghệ thuật luôn đòi hỏi
tự vượt chính mình. Không thể không cập nhật thông tin văn hóa tạo hình,
quá trình sáng tạo của mỗi người có tự vượt được chính mình hay không?
luôn song hành hai quá trình: tự trang bị kiến thức, tự rèn luyện kỹ năng,
chúng luôn tác động và chuyên hòa lẫn nhau làm nên bản lĩnh nghệ thuật.
Đến với trại đâu chỉ lo vẽ, tất nhiên vẽ là thể hiện mình. Song không thể
không chăm lo trang bị kiến thức, cập nhật thông tin. Không thể không cung
cấp thông tin và trao đổi nghệ thuật trong các trại sáng tác.
- Hạt nhân cơ bản, trung tâm của hoạt động Hội của chúng ta chính là cuộc
vận động sáng tác - triển lãm mỹ thuật khu vực và giải thưởng hàng năm c

ủa
Hội. Tất cả mọi hoạt động của Hội phải xoay quanh trục chính này nhằm
không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả của cuộc vận động sáng tác có
qui mô toàn quốc.
Cái khó của cuộc vận động này, phải đồng thời vận động cho được hai đối
tác:
- Các nhà lãnh đạo cao nhất: Tỉnh ủy, ủy ban, Sở văn hóa, Hội văn học nghệ
thuật ở các tỉnh thành nhận lời đăng cai triển lãm mỹ thuật ở 8 khu vực hàng
năm. Hiệu quả vận động đối tác này không thể không nói tới vai trò cá nhân
quen biết và với tư cách là Chủ tịch một Hội VHNT T.W. Nên đã vận động
được nhiều tỉnh thành đăng cai triển lãm mỹ thuật khu vực. Đặc biệt là các
địa phương ở vùng sâu, vùng xa như: Hà Giang, Lạng Sơn , Lào Cai, Yên
Bái, Sơn La , Cà Mau, Đồng Tháp có nhiều khó khăn về kinh phí, về mặt
bằng trưng bầy mấy trăm tác phẩm, cũng như lực lượng hội viên mỏng
khó trăm bề mà vẫn có nhiều tỉnh đang cai triển lãm tới 2,3 lần. Không nhận
được nhiệt tình hưởng ứng của các nhà lãnh đạo cao nhất của nhiều địa
phương chắc cuộc vận động sáng tác có qui mô toàn quốc khó thành công.
- Các tác giả mỹ thuật là hội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam và hội viên các
hội VHNT của 64 tỉnh thành ngày một nhiệt tình hư
ởng ứng. Với các tác giả
ở các địa phương xa các trung tâm mỹ thuật, không ít anh chị em phải chắt
chiu để có tác phẩm tham dự triển lãm “Sinh ư nghệ, tử ư nghệ” mà. Thật
đáng trân trọng.
Sau hơn 10 năm triển lãm mỹ thuật khu vực và giải thưởng hàng năm của
Hội. Chúng ta đã phát hiện và tôn vinh được 1 thế hệ tác giả. Mới đầu tác
giả quen biết của một địa phương. Rồi trở thành tác giả quen biết của mỹ
thuật khu vực. Không ít tác giả nhận được giải thưởng của Hội đư
ợc giới mỹ
thuật cả nước biết đến. Hầu như địa phương nào cũng nổi lên đôi ba tác giả.
Thử hỏi không có cuộc vận động sáng tác mang tính toàn quốc của Hội mà

cá biệt một vài hội viên lên tiếng “nặng tính phong trào”. Có một sự thật
chúng ta đã phát hiện và tôn vinh một thế hệ tác giả từ cuộc vận động này.
Không ít anh chị em đã nhận được giải thưởng TLMTTQ 5 năm 1 lần. Suy
cho cùng cuộc vận động nào chả mang tính phong trào. Đi từ không chuyên
đến chuyên nghiệp thành danh. Chính 1 vài vị xổ toẹt cuộc vận động sáng
tác này đều xuất thân từ phong trào vận động sáng tác của Hội. Tôi xin lưu
ý
mấy vị điều này.
Triển lãm mỹ thuật khu vực được coi là một ngày hội lớn đối với các địa
phương đăng cai. Công chúng yêu mỹ thuật ở các vùng sâu, vùng xa được
trực tiếp tiếp xúc với tác phẩm, tác giả. Dù muốn hay không cũng nâng cao
dân trí về văn hóa tạo hình. Còn đối với các tác giả là một dịp giao lưu, trao
đổi nghệ thuật. Tự tìm mình, tự tìm đường cho con đường nghệ thuật của
mình.
Hoạt động nổi bật, hiệu quả của Hội trong một nhiệm kỳ qua. Biết tập trung
công sức, trí tuệ, tiền của cho cuộc vận động sáng tác - triển lãm có qui mô
toàn quốc của mình nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của các nhà lãnh
đạo, các tác giả, cũng như công chúng yêu mỹ thuật ở các địa phương trên
khắp mọi miền đất nước. Không nên, không được phép phủ nhận. Có điều,
chúng ta phải đổi mới tổ chức và phương thức chấm giải nhiều hơn nữa.
* BKT T.W Hội
Điều 22 Điều lệ Hội 2004-2009 đã xác định rõ “ có trách nhiệm kiểm tra,
giám sát các tổ chức Hội và hội viên thực hiện điều lệ, qui chế, nghị quyết
của Hội và các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước”.
Chủ tịch và Ban Thường vụ nhiệm kỳ VI đã từng bước nâng tầm công tác
kiểm tra. Hàng năm toàn thể BKT đều có một cuộc họp tổng kết báo cáo
BCH. Không còn cảnh đầu nhiệm kỳ hay cuối nhiệm kỳ họp 1 lần như trước
đây. Nhân chuyện tốn kém bay ra bay vào của các thành viên BKT để có
một cuộc họp. Tôi đề nghị tiến thêm một bước nữa. Cuộc họp liên kết giữa
BCH, HĐNT, BKT T.W Hội với 3 kênh thông tin đó; BCH được nghe trực

tiếp thông tin đa chiều sẽ có được những chủ trương, nghị quyết khả thi đẩy
mạnh công tác Hội.
Lần đầu tiên các thành viên BKT nhận đư
ợc tiền trợ cấp trách nhiệm. Số tiền
rất nhỏ, chẳng đáng là bao. Song các thành viên BKT dù muốn hay không
cũng thấy được trách nhiệm hơn trước Hội và hội viên.
Song, công tác kiểm tra chưa đạt được như điều lệ Hội. Có nguyên nhân chủ
quan và khách quan: Chủ tịch, Ban Thường vụ chưa thường xuyên tạo điều
kiện cho các thành viên BKT tham dự đầy đủ mọi mặt hoạt động của Hội.
Nhất là việc đầu tư, mở trại sáng tác Những công việc tác động đến quyền
lợi thiết thực của hội viên. Công tác kiểm tra nên theo phương châm “Phòng
bệnh hơn chữa bệnh” không được thường xuyên, trực tiếp có mặt trong các
hoạt động Hội thì không thể hoàn thành trách nhiệm.
Trưởng Ban Kiểm tra do bận nhiều công việc. Chưa thực sự quán xuyến các
hoạt động của Hội cần công tác kiểm tra. Chưa theo dõi đầy đủ các hoạt
động của các thành viên BKT. Ví như, HĐNT chấm giải chuyên ngành phê
bình hai năm liên tiếp không có thành viên BKT theo dõi. Đành rằng trong
HĐNT phê bình thường có 2 thành viên BKT, quyết không phải là tư cách
BKT trong HĐNT chấm giải. Không ít lần HĐNT xét đầu tư, tổ chức trại
sáng tác không có thành viên BKT.
Cần xác định công tác kiểm tra thuộc về toàn thể hội viên mới đúng tầm và
hiệu quả. Ban Thường vụ, nhất là BKT phải vận động cho được đông đảo
hội viên thường xuyên kiểm tra công tác Hội. BKT chỉ là “cầu nối” giữa hội
viên với BCH, HĐNT tập hợp đề xuất, kiến nghị cùng nhau làm tròn trách
nhiệm của Đại hội, hội viên trao cho.
*HĐNT khóa VI
HĐNT có trách nhiệm phát hiện tôn vinh, định hướng nghệ thuật, một vấn
đề nhậy cảm luôn được đông đảo hội viên quan tâm, theo dõi, “soi”, một áp
lực lớn Có điều nghệ thuật luôn như một quan niệm. Các quan niệm khác
nhau dẫn đến thẩm định khác nhau. Mỗi khi chấm giải HĐNT cần công bố

quan điểm, chính kiến về các tác phẩm được giải. Đối thoại trực tiếp với hội
viên và công chúng yêu mỹ thuật trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Điều mà HĐNT chưa làm và chưa làm tốt. Mới chỉ là nh
ững thông báo bằng
miệng trước hội viên sau mỗi lần chấm giải khu vực. ấy thế mà, trong một
triển lãm mỹ thuật khu vực đồng bằng sông Hồng tổ chức tại tỉnh Bắc Ninh,
một số hội viên đã không đồng tình với HĐNT về các tác phẩm được giải.
Âu cũng là chuyện thường tình để HĐNT và hội viên hiểu nhau hơn. Biết
mà tự điều chỉnh. Trong sáng tạo, thẩm định nghệ thuật chẳng ai ép được ai
cả. Có điều HĐNT phải công khai quan điểm, chính kiến và phải thường
xuyên điều chỉnh mình.
HĐNT khóa VI quyết tâm đổi mới nghệ thuật bằng cách trao giải thưởng
cao nhất của Hội năm 2005 cho tác phẩm sắp đặt Tưởng niệm. Có điều khi
tác phẩm đó được giải thưởng khu vực, tôi đã nhận đư
ợc 2 cú điện thoại chất
vấn của hội viên phía Nam. Tôi đã thông báo cho Ban Thường vụ v
à HĐNT.
ấy thế mà vẫn vào giải của Hội?! Điều “thánh thật” của HĐNT chấm giải
thưởng của Hội năm 2005. Chấm tác phẩm sắp đặt to đùng bằng một tấm
ảnh nhỏ 20x30cm có vi phạm qui chế chấm giải không? Vài vị còn lớn tiếng
trên các phương tiện thông tin đại chúng thế giới người ta cũng chấm qua
ảnh? Có điều, ảnh phim slide muốn xem phải chiếu lên màn ảnh to đùng có
khi bằng cả một mảng tường. ấy thế mà 14 thành viên HĐNT chỉ có 3 vị
được xem trực tiếp quả HĐNT thánh thật. Qui chế chấm giải có vấn đề m
à
các vị cứ khẳng định mình làm đúng.
Sau vụ 2005, HĐNT kiến nghị với BCH một cơ chế chấm giải mới. Trao
toàn quyền cho 9 thành viên HĐNT T.W và đã được BCH ra quyết định. Có
điều chẳng tốt hơn nếu không nói còn nhiều bất cập.
Trước hết, không ít thành viên HĐNT TW, và HĐNT chấm giải khu vực lâu

nay không sáng tác, viết lách. Không sáng tác làm sao biết nhận thức, thị
hiếu, quan điểm nghệ thuật, không thuyết phục hội viên.
Có một sự thật các thành viên HĐNT TW Hội và HĐNT triển lãm khu vực
có độ vênh về quan điểm, nhận thức, thị hiếu và nghề nghiệp. Là thành viên
BKT tôi thường được theo dõi, kiểm phiếu. Không ít lần 3/7 thành viên cho
giải A còn lại là loại C hay tặng thưởng. Chủ tịch HĐNT đề nghị trao đổi và
bỏ phiếu lại, vẫn thế. Khó cho Chủ tịch HĐNT. HĐ chấm thi tốt nghiệp các
trường ĐH mỹ thuật vênh nhau 1 điểm, có thể là 2 điểm có thể chấp nhận
được, còn vênh nhau 3 điểm là có vấn đề.
Chưa hết, không ít thành viên HĐNT của chúng ta còn được mời tham gia
HĐNT triển lãm mỹ thuật toàn quốc, triển lãm tranh cổ động toàn quốc
Tuy không phải là công việc của Hội. Song hội viên vẫn đánh giá tư cách
thành viên HĐNT của mình, đã để xảy ra vài vụ việc không đáng có. Như
HĐNT triển lãm mỹ thuật toàn quốc năm 2005. Các thành viên HĐNT đa
phần là thành viên HĐNT của chúng ta. ấy thế mà khi xem một tác phẩm
sơn mài khổ lớn 4 tấm của một tác giả quen biết đã để nguyên 16 góc bo to
đùng thì làm sao hiểu hết giá trị, mà vội loại người ta. Chưa hết, có thành
viên HĐNT TW Hội được cử làm Chủ tịch HĐNT chấm giải tranh cổ động
toàn quốc khi quyết định trao giải cho 1 tác phẩm chép nguyên si t
ừ một bức
ảnh Nụ hôn của gió. Rồi còn lên truyền hình khẳng định không chép nguyên
si Tuy không thuộc phạm vi hoạt động của Hội. Song vẫn thuộc về t
ư cách
của các thành viên đó. Cho nên mỗi khi vào mùa giải tôi hay nhận được
nhiều cuộc điện thoại hỏi ông A hay ông B có trong hội đồng không? Rồi
tranh của Hội viên treo ngược ở triển lãm Khu vực đồng bằng sông Hồng ở
tại Hưng Yên vẫn cho qua và cho treo. Chí ít không tôn trọng tác giả, tác
phẩm.
Chưa hết, sau khi chấm giải thưởng của Hội năm 2008. Cơ cấu HĐNT bao
gồm tất cả các thành viên Ban Chấp hành, HĐNT T.W Hội thấy vẫn chưa

ổn. Chủ tịch HĐNT T.W Hội lại đề xuất trao toàn quyền cho 9 thành viên
HĐTW.
Cơ cấu HĐNT và phương th
ức chấm giải luôn thay đổi, có lẽ điều lệ của Hội
phải sửa đổi tận gốc, tôi kiến nghị trong điều l
ệ Hội Đại hội VII cần xác định
rõ mô hình tổ chức HĐNT theo 2 cấp: HĐNT cứng do BCH bầu tốt nhất là
do ĐH bầu như ĐH III, ĐH VI. HĐ chuyên ngành do hội viên bầu của khu
vực Hà Nội không đại diện cho chuyên ngành được. Trên cơ sở đó, Ban
Thường vụ quyết định thành lập HĐNT mềm chấm theo các triển lãm, vụ
việc, song tự giải thể. Chúng ta có thể lựa chọn được những thành viên
HĐNT có đức có tài, thường xuyên sáng tác và công bố tác phẩm trước hội
viên, không còn cảnh một vài vị cứ đi “phán” quá lâu, mệt mỏi lắm. Thiết
nghĩ không nhất thiết mời tất cả các thành viên Ban Chấp h
ành, HĐNT tham
gia chấm giải. Tất cả các hội đồng, nhất là HĐNT chấm giải của Hội. Thời
gian và hội viên đã hội đủ tư cách thẩm định nên mời ai, không mời ai tham
gia HĐNT chấm giải năm cuối của nhiệm kỳ. Chắc Ban Thường vụ cũng
hiểu rõ hơn ai hết. Không nên cứng nhắc là chúng tôi chỉ có thể mời các
thành viên HĐNT do Ban Chấp hành bầu, chẳng nhẽ không có sự sàng lọc
trong một nhiệm kỳ 5 năm ư. Đổi mới HĐNT chắc phải chờ đến ĐH VII để
sửa đổi điều lệ. Hãy hy vọng và chờ đợi.
Đôi điều tâm huyết của một hội viên muốn nhìn lại-đối thoại với BCH,
HĐNT, BKT và toàn thể hội viên. Tất cả vì cái chung, có điều gì chưa tới
xin được lượng thứ.
Lê Quốc Bảo 20.10.2008


×