Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

THƯ NGỎ, GỬI CHO NHỮNG AI QUAN TÂM ĐẾN MỸ THUẬT TRẺ docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.48 KB, 12 trang )

THƯ NGỎ, GỬI CHO NHỮNG AI
QUAN TÂM ĐẾN MỸ THUẬT TRẺ
Trước hết tôi trình bày quan điểm lập luận về mỹ thuật trẻ. Một vấn đề lớn,
nhạy cảm, thời sự, một cá nhân khó bao quát.
Nghệ thuật nói chung không có tuổi? Tài năng nghệ thuật không phụ thuộc
vào lứa tuổi. Một khi “thần hứng”, “giờ sáng sao” nhập vào một t
ài năng khi
còn trẻ hay nhập vào một tài năng khi có tuổi đều có tác phẩm để đời. Tự
khẳng định mình và được tôn vinh.
Song, lịch sử mỹ thuật còn khẳng định những trang sử, xu hướng, khuynh
hướng nghệ thuật đều in đậm dấu ấn một thế hệ, một nhóm họa sĩ, nhà điêu
khắc. Trang sử mỹ thuật nào cũng đều do một thế hệ viết nên định hình, đ
ịnh
vị một phong cách nghệ thuật.
Nghệ thuật luôn như một quan niệm. Mỗi một thế hệ, thậm chí mỗi một họa
sĩ đều có một quan niệm, một cách tiếp cận hiện thực dân tộc và ứng xử
nghệ thuật riêng. Viết nên trang sử mỹ thuật của thế hệ mình, ví như:
- Trang sử mỹ thuật hiện đại Việt Nam 1925-1945 do các thế hệ họa sĩ, nhà
điêu khắc có nguồn gốc đào tạo từ trường Mỹ thuật Đông Dương viết nên.
Định hình, định vị một phong cách nghệ thuật hiện thực lãng mạn, hiện thực
mộng mơ.
- Trang sử mỹ thuật cách mạng được xác định từ Cách mạng Tháng 8-1945
thành công. Thế hệ họa sĩ mở đường năm 1925 đã gặp gỡ giao lưu với nghệ
thuật khoa học hiện đại phương Tây và truyền thống mỹ thuật ph
ương Đông.
Đã thực sự thức dậy tình yêu mỹ thuật dân tộc, tự tìm hiểu, khám phá mỹ
thuật truyền thống. Từ tình yêu nghệ thuật dân tộc dẫn đến tình yêu đất
nước, dân tộc. Những tri thức, văn nghệ sĩ yêu nước đã đến với cách mạng
và đi vào kháng chiến như một lẽ sống. Cùng với các thế hệ họa sĩ, nhà điêu
khắc được đào tạo dưới chính quyền cách mạng những khóa đầu và trưởng
thành trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ thần thánh của dân


tộc. Tất cả đã viết nên một trang sử mỹ thuật cách mạng đẹp. Tiêu biểu là
các tác phẩm của 18 tác giả nhận giải thưởng Hồ Chí Minh và 51 tác giả
nhận giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật, định hình định vị một
phong cách nghệ thuật hiện thực cách mạng giàu chất thơ.
- Thế hệ thứ 3 và thứ 4 trưởng thành từ khi đất nước thống nhất, nhất là từ
khi đất nước đổi mới và hội nhập. Các giải thưởng cao, giải thưởng chính
thức triển lãm mỹ thuật Toàn quốc, triển lãm mỹ thuật Toàn quốc về đề tài
Lực lượng vũ trang, Chiến tranh cách mạng, triển lãm m
ỹ thuật khu vực Việt
Nam - Asean, triển lãm hàng năm của Hội Mỹ thuật Việt Nam hầu như
thuộc thế hệ tác giả thứ ba, thứ tư. Một đường biên nghệ thuật từ hiện thực
đến phi hiện thực thuộc kênh tạo hình của chủ nghĩa hiện đại. Định hình,
định vị một phong cách nghệ thuật hiện thực theo cảm quan của thế hệ m
ình,
đa phần thiên về phong cách hiện thực tâm trạng. Một thế hệ tác giả đã và
đang hội đủ tư cách trực tiếp đối thoại với mỹ thuật khu vực và thế giới.
Khẳng định vị thế của mình trong đời sống mỹ thuật hôm nay. Một trang sử
mới bước đầu hình thành.
Tựu chung, lịch sử mỹ thuật đã sang trang? Tất nhiên không ít tác giả thuộc
thế hệ cha anh vẫn sáng tác-công bố tác phẩm, song xem ra thời kỳ nở hoa,
đơm bông kết trái một thời đã đi vào lịch sử, đã được tôn vinh. Âu cũng là l

thường tình. Ngay thế hệ thứ ba, thứ tư rất năng động trong sáng tác, công
bố, tiêu thụ tác phẩm trong và ngoài nước nổi lên một thời, không ít người
đã chững lại rồi, quả thật tự làm mới mình trong sáng tạo nghệ thuật chẳng
đơn giản chút nào? mặc dù không ít người tự phong hoặc tự phong cho nhau
họa sĩ tiên phong, đi đầu trong đổi mới cách tân nghệ thuật. Có điều cái mới
đó đã cách nay hai mươi năm hoặc ít nhất cũng hơn mười năm rồi. Xin dành
cho thời gian và công chúng thẩm định chúng ta.
Đúng như lời dạy của Bác Hồ:

“Xã hội thế nào? văn nghệ thế ấy”.
Khẳng định quan điểm lịch sử, một trang sử, một thế hệ tác giả
Một trang sử mỹ thuật đẹp, thậm chí một tác phẩm mỹ thuật đích thực đều
mang trong mình nội dung lịch sử, dân tộc và thời đại của một thế hệ tác giả
đã sáng tạo nên lịch sử.
Có điều, chúng ta đã bước vào thế kỷ 21 gần trọn một thập kỷ - mỹ thuật trẻ
với xứ mệnh lịch sử, viết tiếp những trang sử mỹ thuật đẹp mà các th
ế hệ cha
anh đã làm rạng danh mỹ thuật nước nhà. Sớm hay muộn phải hội đủ t
ư cách
đại diện cho chúng ta đối thoại với mỹ thuật khu vực và thế giới.
Còn nhiều bất cập về quan niệm, cơ chế, chính sách, nhằm tổ chức, nhằm
tập hợp, phát hiện và nuôi dưỡng tài năng mỹ thuật trẻ?.
Một vấn đề thuộc tầm vĩ mô, tầm chiến lược một cá nhân khó bao quát.
Đảng, Nhà nước, các cơ quan lãnh đạo và quản lý văn hóa nghệ thuật, các tổ
chức Hội chính trị-xã hội-nghề nghiệp sớm đặt ra và trao đổi rộng rãi nhằm
hoạch định một chiến lược về mỹ thuật trẻ?
Từ quan điểm và những lập luận nêu trên. Tôi xin được sới lên đôi điều, có
điều gì chưa tới, mong được trao đổi, đối thoại cởi mở, rộng rãi.
Lịch sử mỹ thuật đã khẳng định: các trang sử mỹ thuật đẹp đều do họa sĩ trẻ
tạo dựng nên. Tôi biết các danh họa của chúng ta như: Tô Ngọc Vân,
Nguyễn Gia Trí, Trần Văn Cẩn, Lương Xuân Nhị, Nguyễn Thị Kim và
ngay tù tuổi 29 đến 33 đã có những tác phẩm đi vào lịch sử để lại cho muôn
đời sau. Song, lịch sử mỹ thuật cũng khẳng định các nền mỹ thuật rực rỡ,
các tài năng mỹ thuật thường gắn với một thể chế xã hội, một Mạnh Thường
Quân mỹ thuật. Với vai trò tổ chức, phát hiện, tiếp sức và tôn vinh các tài
năng mỹ thuật.
Đặc thù của sáng tạo mỹ thuật, vai trò cá nhân họa sĩ quyết định từ khâu:
sáng tác, công bố, tiêu thụ tác phẩm. Song sáng tác mỹ thuật không thể
không tuân theo quĩ đạo đặc thù: tác giả-tác phẩm-nhà phê bình-

nhà báo (các
phương tiện thông tin đại chúng), nhà sưu tập-gallery-công chúng yêu mỹ
thuật. Tất cả, mỗi khâu đều là một phần của đời sống mỹ thuật hôm nay. Dù
muốn hay không chúng đều là cầu nối tác giả, tác phẩm với công chúng yêu
mỹ thuật.
Tôi biết có danh họa và không ít họa sĩ là họa sĩ trẻ luôn dị ứng với nhà phê
bình, nhà báo? Song, khi làm tuyển tập và triển lãm cho mình, họ không còn
dị ứng nữa, không thể không nhờ nhà phê bình, nhà báo, đúng hơn họ chỉ dị
ứng với nhà phê bình, nhà báo nói chung, mà không dị ứng với nhà phê
bình, nhà báo mà họ nhờ cậy. Âu cũng không thể đứng ngoài quĩ đạo đặc th
ù
của sáng tạo mỹ thuật. Tôi có vinh dự được viết lời giới thiệu cho các vựng
tập, viết kịch bản và lời bình, viết lời giới thiệu cho các triển lãm chung và
triển lãm cá nhân, nhóm tác giả, con số ước tính trên dưới 100, trong đó có
tới vài chục họa sĩ trẻ. Một số đồng nghiệp-nhà phê bình cũng được các tác
giả tin yêu trao vinh dự như tôi tôi biết nói về mình thì không nên?!song
điều chủ yếu tôi muốn chứng minh, khẳng định - phê bình mỹ thuật là một
phần của đời sống mỹ thuật hôm nay. Đúng như Các Mác đã khẳng định:
“Con người là tổng hòa các quan hệ”
Sáng tác cũng như phê bình mỹ thuật cũng nằm trong tổng hòa các quan hệ
đó. Sống trong đời sống xã hội, không ai được phép đứng trên hay đứng
ngoài đời sống xã hội, nếu không muốn đánh mất mình.
Gần đây, trên các phương tiện thông tin đại chúng, một số hội viên trư
ớc đây
là thành viên các câu lạc bộ trẻ của Hội, hoặc trưởng thành từ khi gia nhập
Hội lại lớn tiếng phủ nhận tổ chức Hội hoặc không mặn mà với hoạt động
Hội như khi mới bước chân vào Hội. Xét trên bình diện: Con người là tổng
hòa các quan hệ, những hội viên đó cần quan hệ với Hội để được sáng tác,
công bố, tiêu thụ tác phẩm. Đến khi trưởng thành, tìm đư
ợc đối tác mới: một

nhà sưu tập, một gallery trong và ngoài. Có mới nới cũ thôi. Tự cho mình
được tự do, trưởng thành, thành danh? Có điều tôi muốn nói mọi đối tác đều
có định hướng, tác động đến sáng tác của chúng ta? Làm gì có tự do tuyệt
đối?.
Sáng tạo mỹ thuật có thành danh hay không tất cả tùy thuộc vào tài năng
mỗi người. Không có một tổ chức xã hội nào? Hội hay nhà trường hoặc một
Mạnh Thường Quân nào đó có thể làm thay. Không được phủ nhận vai trò t

chức tốt môi trường nghệ thuật tiếp sức các tài năng tự điều chỉnh mình, s
ớm
khẳng định được mình. Suy cho cùng đó cũng là một quan hệ cá nhân với x
ã
hội, cuộc sống và nghệ thuật. Mỹ thuật trẻ nên đặt mình trong các mối quan
hệ đó mới mong sớm thành danh.
Hội Mỹ thuật Việt Nam với Mỹ thuật trẻ.
Mỹ thuật trẻ nhìn từ góc độ tổ chức Hội chính trị - xã hội - nghề nghiệp đặc
biệt là một nghề nghiệp sáng tạo theo qui luật cái đẹp.
Theo điều II trong điều lệ Hội Mỹ thuật Việt Nam năm 2005 xác định tôn
chỉ, mục đích của Hội:
“Hội Mỹ thuật Việt Nam là một tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp của
những người sáng tác có trình độ nghề nghiệp cao, tự nguyện tham gia các
hoạt động của Hội”.
“Hội tổ chức tập hợp, động viên các nhà mỹ thuật hoạt động sáng tác trên
tinh thần phát huy truyền thống mỹ thuật dân tộc, tiếp thu tinh hoa mỹ thuật
thế giới nhằm tạo ra nhiều tác phẩm mỹ thuật có giá trị cao về tư tưởng và
nghệ thuật, xây dựng nền mỹ thuật Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân
tộc, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội
chủ nghĩa”.
Nhìn lại lịch sử 51 năm Hội Mỹ thuật Việt Nam, Hội đã tập hợp đông đảo
các thế hệ tác giả đã viết nên những trang sử mỹ thuật đẹp như đã nêu ở trên.


Nói tới lịch sử mỹ thuật hiện đại Việt Nam không thể không nói tới Hội Mỹ
thuật Việt Nam Trong 51 năm hoạt động đã tổ chức, tập hợp được nhiều
danh họa, họa sĩ, nhà điêu khắc tên tuổi, quen biết của nhiều thế hệ. Không
nên, không thể phủ nhận vai trò tổ chức, tập hợp và tôn vinh nhân tài mỹ
thuật của Hội. Chẳng phải Hội đã được Đảng và Nhà nước trao cho trọng
trách thành lập các Hội đồng nghệ thuật xét các giải thưởng cao quý: giải
thưởng Hồ Chí Minh và giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật đó
sao? Vận động sáng tác, thẩm định nghệ thuật và tôn vinh các danh hiệu cao
quý đã thực sự làm nên một trang sử đẹp của Hội Mỹ thuật Việt Nam, đã
được Đảng, Nhà nước trao Huân chương Hồ Chí Minh trong dịp kỷ niệm 50
năm thành lập Hội.
Đó là lịch sử? Còn trước mắt là tương lai, mà tương lai thuộc về thế hệ trẻ,
mỹ thuật trẻ?
Mỹ thuật trẻ thời nào cũng có. Song thời nay chúng ta chủ động tổ chức, tập
hợp các họa sĩ, nhà điêu khắc, nhà phê bình mỹ thuật trẻ tự nguyện tham gia
câu lạc bộ họa sĩ trẻ, một ưu việt của chế độ chúng ta.
Câu lạc bộ họa sĩ trẻ được thành lập từ Đại hội 3. Cho đến nay đã trải qua 3
ban chủ nhiệm và các thành viên câu lạc bộ trẻ. 3 thế hệ trẻ đã trưởng thành
về tuổi đời. Hơn thế còn trưởng thành về nghề nghiệp. Không ít thành viên
câu lạc bộ trẻ đã nhận được giải thưởng triển lãm mỹ thuật toàn quốc, triển
lãm mỹ thuật toàn quốc về đề tài lực lượng vũ trang - chi
ến tranh cách mạng,
triển lãm mỹ thuật Việt Nam - Asean, triển lãm mỹ thuật hàng năm của Hội.
Nếu như không muốn nói hầu hết các giải thưởng chính thức các triển lãm
đều thuộc về thế hệ trẻ - Âu cũng là một lẽ thường tình.
Câu lạc bộ họa sĩ trẻ của Hội không chỉ tập hợp hội viên trẻ, mà còn tập hợp
đông đảo họa sĩ trẻ mới tốt nghiệp các trường Đại học mỹ thuật. Chỉ tính
riêng 3 trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội - Huế, Thành phố Hồ Chí Minh
hàng năm có tới trên dưới 1000 cử nhân mỹ thuật ra trường. Một lực lượng

khổng lồ nếu như đem so với 108 sinh viên tốt nghiệp trong 25 năm của
trường mỹ thuật Đông Dương thuộc Pháp, quả là lực lượng hậu bị c
ủa chúng
ta khá dồi dào. Hàng năm CLB trẻ còn được Hội tài trợ 2 triển lãm cho các
thành viên CLB. Hơn thế Hội còn phối hợp tổ chức Festival mỹ thuật trẻ
toàn quốc. Song mới tổ chức được một thể loại - nghệ thuật sắp đặt. C
òn các
thể loại mỹ thuật khác thì chưa? chúng ta còn tổ chức Hội thảo mỹ thuật
trẻ Đó là tất cả những gì Hội làm cho mỹ thuật trẻ.
Song, sự quan tâm đó của Hội chưa đủ tầm? còn nhiều việc phải làm
Thưa các đồng chí trong BCH, HĐNT, BKT trung ương Hội và các đ
ồng chí
trong BCH các Chi hội của 64 tỉnh thành, cùng toàn thể hội viên mà tôi
viết trong thư ngỏ
Theo tiêu chí quốc tế mỹ thuật trẻ đư
ợc xác định từ 35 tuổi trở xuống, cụ thể
của chúng ta sinh năm 1973 trở xuống. Theo số liệu công bố lứa tuổi hội
viên năm 2005 thì tỷ lệ hội viên trẻ như sau. Ngay ở hai trung tâm mỹ thuật
lớn như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh cũng quá hiếm hoi.
+ Hà Nội: Hội họa:14/821; Đồ họa: 9/175; Điêu khắc: 12/111; Trang trí:
4/105; Phê bình: 3/32_Tỷ lệ trẻ 42/821, làm tròn tỷ lệ trẻ 1/20
+ Thành phố Hồ Chí Minh: Hội họa: 1/177; Đồ họa: 0/22; Điêu khắc: 2/41;
Trang trí: 0/10; Phê bình: 0/6_Tỷ lệ trẻ 3/256, làm tròn tỷ lệ trẻ gần 1/30
+ Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long: 67 hội viên của 13 tỉnh: Vĩnh Long,
Đồng Tháp, Cà Mau, Cần Thơ, Long An, Tiền Giang, Kiên Giang, An
Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu Không có một hội viên tr

nào.
+ Khu vực Đông Nam bộ: 42 hội viên của 9 tỉnh: Lâm Đồng, Bình Dương,
Đồng Nai, Tây Ninh, Bình Thuận, Ninh Thuận, Bà rịa Vũng Tàu. Không

một hội viên trẻ nào.
+ Khu vực Đồng bằng sông Hồng: 98 hội viên của 10 tỉnh: Quảng Ninh, Hà
Tây, Hải Phòng, Hải Dương, Nam Định, Thái Bình, Bắc Ninh, Ninh Bình,
Hà Nam, Hưng Yên không có một hội viên trẻ nào.
+ Khu vực Tây Bắc-Việt Bắc: 49 hội viên của 15 tỉnh: Bắc Giang, Điện
Biên, Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái,
Hòa Bình, Hà Giang, Tuyên Quang. Chỉ có 2 tỉnh Sơn La có Mai Xuân
Oanh sinh năm 1974 (Tỷ lệ 1/4). Lào Cai có Lê Thị Lương sinh năm 1973
(tỷ lệ 1/3) còn lại 13 tỉnh không có hội viên trẻ. Tỷ lệ chung 2/49.
- Khu vực Bắc miền Trung: 76 hội viên của 6 tỉnh thành: Huế, Thanh Hóa,
Nghệ An, Quảng Trị, Quảng Bình. Chỉ có 1 hội viên trẻ Lê Anh Ngọc-Hà
Tĩnh. Tỷ lệ 1/76. Đặc biệt Huế là một trung tâm mỹ thuật, có hẳn một trư
ờng
Đại học mỹ thuật, ấy thế mà không có một hội viên trẻ nào.
- Khu vực Nam miền Trung: 65 hội viên của 9 tỉnh thành: Đà Nẵng, Khánh
Hòa, Bình Định, Gia Lai, Đắc Lắc, Kon Tum, Quảng Nam, Quảng Ngãi,
Phú Yên. Chỉ có Trần Hà Sình sinh năm 1976 ở Khánh Hòa và Đàm Đăng
Lại sinh năm 1973 của Đắc Lắc là hội viên trẻ. Tỷ lệ 2/65.
Tổng cộng cả nước có 50 hội viên trẻ trên 1500 hội viên, làm tròn tỷ lệ hội
viên trẻ Hà Nội cao nhất là 1/20. Cả nước là 1/30. 3 khu vực: Đồng bằng
sông Cửu Long, Đông Nam bộ và Đồng bằng sông Hồng, 3 chuyên ngành ở
Thành phố Hồ Chí Minh. Rộng hơn có 58/64 tỉnh thành không có hội viên
trẻ. Một câu hỏi lớn mong sớm có lời giải đáp?
Tôi biết ở Thái Bình có một Câu lạc bộ họa sĩ trẻ đã 1 lần tổ chức triển lãm
ở Trung tâm Mỹ thuật Đương đại của Hội Mỹ thuật Việt Nam. Hiện anh chị
em vẫn duy trì sinh hoạt. Có điều vẫn đang bơ vơ chưa có bến đậu? C
ơ quan
nào của tỉnh Thái Bình đứng ra bảo trợ tập hợp . Một vốn quý của một địa
phương xa các trung tâm mỹ thuật. Anh chị em mong muốn được Hội Văn
học Nghệ thuật trực tiếp là Chi hội Hội Mỹ thuật Việt Nam tại Thái Bình

đứng ra bảo trợ về danh nghĩa thôi, còn lại anh chị em tự lo. Sao mà khó
thế?!.
Vui-buồn lẫn lộn, hiện nay hầu hết 64 tỉnh thành, mỗi địa phương đều có tới
hàng chục, có nơi vài chục, còn Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh có tới hàng
trăm, vài trăm cử nhân mỹ thuật. Một lực lượng hùng hậu của mỹ thuật trẻ.
Song chưa có một tổ chức nào đứng ra tập hợp, vận động sáng tác-triển lãm
nhằm phát hiện, bồi dưỡng tài năng mỹ thuật trẻ?.
Theo tôn chỉ mục đích của Hội MTVN, các Hội Mỹ thuật: Hà Nội, Huế, Đà
Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh và các Hội VHNT 64 tỉnh thành có trách
nhiệm tổ chức, tập hợp mọi lực lượng sáng tác, vận động sáng tác triển lãm,
nhất là lực lượng sáng tác trẻ.
Buồn thay, số ít sau khi tốt nghiệp ở các trường Đại học Mỹ thuật còn say
nghề hỏi tôi điều kiện gia nhập câu lạc bộ họa sĩ trẻ với mong muốn sớm
được công bố tác phẩm của mình. Song số đông còn hờ hững với nghề,
trước mắt lo đi xin việc làm sớm trở thành viên chức nhà nước, còn nghệ
thuật ư? và trở thành họa sĩ ư? Thì xa vời lắm?! ở Hà Nội và thành phố Hồ
Chí Minh không ít anh chị em sống được bằng tranh. Say nghề miệt mài
sáng tác tranh phong cảnh, tranh tĩnh vật có đối tác là các gallery trong và
ngoài nước. Một vài gallery ở Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội nhờ tôi
viết lời giới thiệu cho 5 tác giả đêm tranh, tác giả đi triển lãm, tiêu thụ ở
nước ngoài, ước tính có tới vài chục anh chị em. Họ thật sự không quan tâm
đến các hoạt động của Hội, cũng như các triển lãm ở trong nước, nói chi tới
các câu lạc bộ trẻ.
Quả thật rất khó, bất cứ một cuộc chơi nào, cuộc vận động nào đều phải đến
từ 2 phía: người chơi, hưởng ứng với người đứng ra tổ chức. Một quan hệ
song sinh.
Song dù cho khó khăn bao nhiêu, chúng ta không thể không tìm ra những
hình thức vận động thiết thực, hấp dẫn các họa sĩ trẻ ở khắp mọi miền đất
nước. Như đặt giải mỹ thuật trẻ trong hệ thống giải thưởng triển lãm mỹ
thuật toàn quốc, triển lãm mỹ thuật toàn quốc về đề tài lực lượng vũ trang-

chiến tranh cách mạng, triển lãm mỹ thuật hàng năm của Hội và các triển
lãm mỹ thuật ở các địa phương Chắc cuộc vận động sáng tác của chúng ta
sẽ được các bạn trẻ hưởng ứng. Ai chẳng muốn khẳng định mình trong đời
sống mỹ thuật, nhất là đối với các bạn trẻ.
Từ lâu tôi đã kiến nghĩ tổ chức triển lãm mỹ thuật trẻ toàn quốc định kỳ 2
năm 1 lần trao những giải thưởng xứng đáng, hấp dẫn như triển lãm mỹ
thuật Việt Nam-Asean đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình đông đảo các
họa sĩ trẻ, chơi hết mình cả tâm sức lẫn tiền của để có được tác phẩm tham
dự triển lãm.
Thành lập nhiều câu lạc bộ mỹ thuật trẻ ở các địa phương, nhất là đổi mới v
à
phương thức hoạt động sao cho thích hợp với tâm lý trẻ, thiết thực và bổ ích.

Đã đến lúc nếu không nói là muộn, chúng ta phải xây dựng cho được một
chiến lược mỹ thuật trẻ. Nếu không muốn mỹ thuật của chúng ta tụt hậu so
với khu vực và thế giới.
Chiến lược mỹ thuật trẻ - thuộc tầm vĩ mô vượt tầm của Hội Mỹ thuật Việt
Nam và các Hội VHNT. Phải được Đảng, Nhà nước quan tâm. Các cơ quan
lãnh đạo, quản lý văn hóa nghệ thuật vào cuộc thật sự mới mong sớm tập
tợp, phát hiện và bồi dưỡng tài năng mỹ thuật trẻ cho thế kỷ 21 viết tiếp
trong sử mỹ thuật của thế hệ cha anh đã làm rạng danh mỹ thuật nước nhà
của thế hệ mình.
Đôi điều suy nghĩ tâm huyết của một cá nhân khó bao quát được một vấn đề
lớn có tầm chiến lược. Mong được trao đổi rộng rãi.
Lê Quốc Bảo

×