Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

TIỆM TIẾN HAY ĐỘT BIẾN TRONG NGHỆ THUẬT ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.18 KB, 5 trang )


TIỆM TIẾN HAY ĐỘT BIẾN
TRONG NGHỆ THUẬT

Triển lãm Mỹ thuật khu vực (Hà Nội) đã khai mạc, gồm đủ các thể loại -
điêu khắc, đồ hoạ, trang trí, hội hoạ. Thực tế là cuộc tập hợp tác phẩm, sơ
duyệt thành tựu mới, chuẩn bị cho triển lãm mỹ thuật toàn quốc 5 năm/lần.
Sau triển lãm khu vực của Hội, Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch lại có triển
lãm tác phẩm tiêu biểu của các tác giả được giải thưởng Nhà nước (đợt 2).
Thêm một lần nữa, công chúng yêu nghệ thuật và những người sáng tác mỹ
thuật có dịp nhìn lại những bước đi của mỹ thuật Việt Nam đương đại.
Giải thưởng mỹ thuật nhà nước hầu hết là tác phẩm của các tác giả đã trải
qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Đa số tác giả lấy đề tài
từ cuộc sống chiến đấu làm chất liệu cho sáng tác của mình. Còn lại thì đề
cập tới những đề tài của cuộc sống hôm nay. Cụ thể là đề tài tình yêu, hạnh
phúc lứa đôi, về công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phong cảnh quê hương đất
nước Lê Liên với tượng tình yêu Khi cuộc sống đã đi qua (đồng), Nguyễn
Trọng Đoan với tượng Hạnh phúc (Gốm sành nâu), Hoàng Đình Tài với Đi
lễ (sơn dầu), Đoàn Văn Nguyên với Đấu vật, Trần Nguyên Đán với Thăng
Long - Đông Đô - Hà Nội (tranh khắc), Lò An Quang với Đào kênh dẫn
Thuỷ điện Sơn La (sơn dầu). Song nổi bật vẫn là đề tài nói về cuộc chiến
tranh vệ quốc. Trần Khánh Chương với Đường lên Điện Biên (sơn mài), Lê
Đình Quỳ với tượng tròn Lão dân quân Hoàng Trường (đồng đúc), Phạm
Viết Song với Hoàng Lệ Kha ra pháp trường (sơn dầu), Huỳnh Phương
Đông với Trận mở màn trên đồng nước (sơn dầu), Quách Phong với Trú
quân trong hang núi Bà Rá (sơn dầu), Lưu Danh Thanh với tượng Cả nước
ra trận, (xe đạp thồ hàng tiếp tế cho Điện Biên)
Để định thang giá trị một tác phẩm nghệ thuật, các nhà nghiên cứu - phê
bình thường đưa ra 3 tiêu chuẩn chính là: Nguồn gốc, chủ đề, bố cục. Xét
trên 3 tiêu chuẩn, căn cứ vào giải, ta thấy Hội đồng nghệ thuật có xu hướng
nhấn mạnh tới chủ đề tư tưởng của cuộc chiến tranh nhân dân chống ngoại


xâm. Tuy nhiên, không vì thế mà coi nhẹ hai tiêu chuẩn nguồn gốc và b
ố cục
từ thực tế đã góp phần sáng tạo, hoàn thiện tác phẩm nói chung của mỗi
người.
Triển lãm khu vực (Hà Nội) với 135 tác phẩm, gồm 64 đồ hoạ, 31 điêu kh
ắc,
40 trang trí, cộng với 132 tác phẩm hội hoạ. Tổng cộng là 267 tác phẩm.
Theo nhận thức của người viết bài này, có thể tóm tắt là:
- Đồ thị mỹ thuật Việt Nam hiện đại - đương đại, nhìn qua giải thưởng Nhà
nước và triển lãm khu vực, không chỉ lần này (đợt 2), vẫn là tiến trình tiệm
tiến, không có đột biến, bột phát, bứt phá, so với tương quan chung của mỹ
thuật khu vực và các châu lục.
- Phong cách, ngôn ngữ nghệ thuật của lớp họa sĩ trẻ, qua kế thừa tiếp thu
truyền thống vẫn còn mờ nhạt, chưa bộc lộ rõ được bản sắc và cá tính mỹ
thuật Việt, so với lớp họa sĩ tiền bối cha anh với các tên tuổi như Nguyễn
Phan Chánh, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Sáng, Bùi
Xuân Phái, Nguyễn Gia Trí, Trần Văn Cẩn
- Mỹ thuật gốm có phát triển đa dạng, đa phong cách - hiện đại mà vẫn có
dấu ấn dân tộc - dân gian. Đặc biệt là gốm đất nung, sành nâu, men da lươn,
gốm sành trắng - men trắng vẽ chàm, hoặc men ngọc của các lò làng nghề
truyền thống - như Vân Đình, Thổ Hà, Phù Lãng, Hương Canh (sành nâu),
Chu Đậu, Bát Tràng (sành trắng - men trắng nét chàm, hoặc men ngọc nét
chìm) Những tên tuổi của các họa sĩ - điêu khắc gốm như Nguyễn Trọng
Đoan, Vũ Hữu Nhung, Lê Liên, Nguyễn Khắc Quân, Ngô Doãn Kinh, Vũ
Nhâm là những dẫn chứng điển hình.
- Ngôn ngữ hội họa hiện đại qua giao lưu - tiếp biến với các trường phái,
trào lưu phương Tây đã có không ít tác phẩm và tên tuổi được dư luận
trọng thị bởi tài năng và cá tính của mỗi người trong giao lưu, phát triển,
theo nghĩa sáng tạo, bình đẳng của đời sống văn hoá tinh thần. Những tác
phẩm tranh dầu như Cầu cũ của Phạm An Hải, Nhạc rừng của Trần Chắt,

Cầu Long Biên mùa nước của Hà Bắc, Thời trang phố bụi của Trần Quang
Dũng, Đôi bạn của Nguyễn Văn Nghị, Hợp tấu huyền thoại nước của Bùi
Anh Hùng, Nhạc sĩ Văn Cao của Văn Thơ, Ô nhiễm của Lê Chí Hiếu,
Không gian nước (Sắp đặt) của Bảo toàn đều có phong cách và cá tính
riêng, nổi trội cập nhật và hiện đại.
- Sơn mài, cũng như tranh khắc gỗ, vốn là thế mạnh của mỹ thuật truyền
thống đã ăn sâu bén rễ vào tiềm thức của người nghệ sĩ Việt từ lâu đời Đẹp
vàng son/ Ngon mật mỡ. Với người họa sĩ hiện đại, theo nhịp sống mới, họ
đang trên đường canh tân hướng vào dân tộc - hiện đại. Những tên tuổi và
tác phẩm như Nguyễn Quốc Huy với Dưới chân đê, Văn Chiến với Phố cũ,
Nguyễn Thị Mây với Hướng thiện, Trần Vũ Hùng với Người Việt ở
Sanfrancisco đều là những tác phẩm gây ấn tượng đáng nhớ với công
chúng yêu nghệ thuật. Nguyễn Quang Huy miêu tả ánh sáng thật long lanh,
trong trẻo với bảng màu tả thực, qua các chi tiết của từng chiếc lá, kẽ lá,
cành tre, bụi chuối Nguyễn Thị Mây với Hướng thiện người xem liên
tưởng về sự tâm đắc, tương ngộ và đồng cảm của tác giả với “cây bút thần“
biết khai thác dân tộc của Nguyễn Tư Nghiêm qua những tạo hình đường
viền đen gẫy khúc, sống động tràn ngập trên mặt phẳng của vàng son đen đ
ỏ.
Phố cũ của Văn Chiến chỉ với ít màu nâu nhạt, cộng với vỏ trứng dát mà
chiếm lĩnh được cả mặt phẳng, tạo được không gian yên tĩnh, sâu lắng của
chất sơn ta giản dị và trầm ấm. Trần Vũ Hùng chỉ với những ô cửa sổ của
toà nhà chung cư hiện lên qua 2 gương mặt nam nữ với nụ cười rạng rỡ, ánh
sáng được chắt lọc bởi những gam màu xanh - vàng nhạt, đen nhẹ m
à nói lên
được cả niềm vui, sự tĩnh lặng, chiều sâu cuộc sống đầy sôi động, chuyên
cần của những người con xa xứ sống trên đất Hoa Kỳ.
Đường tuyến phát triển của mỹ thuật Việt Nam hiện đại - đương đại, cũng
như một số nước trong khu vực có các nền văn hoá tương đồng, dù là công
nghiệp phát triển không đồng đều, cũng khó có hiện tượng đột biến trong

nghệ thuật. Lịch sử mỹ thuật thế giới cũng chứng minh cho ta thấy mỗi thế
kỷ cũng chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay những thiên tài văn hoá - nghệ
thuật - khoa học mà thôi. Vì vậy có thể nói nghệ thuật thường là tiệm tiến, ít
có đột biến như khoa học. Cái chính là trên đường phát triển - hội nhập của
mỗi dân tộc, mỗi cá nhân, phải tự biết trân trọng giữ gìn bản sắc của dân tộc
mình và cá tính của chính mình. Không đánh mất mình, thì hội nhập và phát
triển mới có ý nghĩa tích cực, đúng với cái đẹp đa dạng hàm súc của mỹ
thuật.
Trần Thức

×