Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

VỀ TRIỂN LÃM NHÂN GIAN QUA TẠO HÌNH RỐI NƯỚC TRUYỀN THỐNG pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.68 KB, 6 trang )

VỀ TRIỂN LÃM NHÂN GIAN QUA
TẠO HÌNH RỐI NƯỚC TRUYỀN
THỐNG

Từ ngày 4/3 đến 10/3 tại Việt Art center (ĐHMT Hà Nội) đã diễn ra triển
lãm Nhân gian, bao gồm một tập hợp với hơn 1000 con rối của nghệ sĩ Chu
Lượng. Là một triển lãm đẹp, khá qui mô, Nhân gian đem lại nhiều gợi ý
cho công chúng về những cách tiếp cận mới nhằm đem lại năng lượng cho
nghệ thuật rối nước Việt Nam.
Nghệ thuật rối có ở nhiều dân tộc châu á nhưng rối nước là duy nhất của
Việt Nam và phát triển mạnh vào thời Lý - Trần. Với truyền thống hàng
trăm năm qua bao thăng trầm lịch sử, rối nước dường như tích tụ và lưu giữ
những nét lam lũ, chân chất tươi mát dân gian của đời sống nông nghiệp lúa
nước người Việt. Mục đích của họa sĩ Chu Lượng qua triển lãm này muốn
mở rộng khả năng tác động về nghệ thuật và tư tưởng thông qua các sắp đặt
những con rối nước do anh cùng các nghệ nhân đã sáng tác trong nhiều năm
qua. Để có được sự sống động và không lặp lại chân dung, tạo hình của các
con rối nhân vật, Chu Lượng đã đi nhiều, ghi chép vẽ lại mẫu tượng chùa và
chân dung một số nhân vật sống của gần 300 làng c
ổ miền Bắc để từ đó sáng
tác hoá thân vào các con rối với đủ các gương mặt, nghề nghiệp của đời
sống làng Việt cổ. Đủ cả một cõi "nhân gian" nhỏ bé ngày xưa quần tụ như
một làng quê với hình hài bé nhỏ của những rối Tễu, công chúa, tiên nữ
trong các cảnh đời thường và huyền thoại lãng mạn. Đủ thấy Chu Lượng là
người gắn bó, tâm huyết với nghề.
Họa sĩ Chu Lượng bộc bạch " Thông qua triển lãm này, tôi sẽ mang đến
cho người xem một cái nhìn mới, một cảm xúc mới, một tư duy mới về một
thế giới hiện thực hơn, đa chiều hơn, sâu sắc hơn và cũng lộng lẫy hơn.
Người xem sẽ được khám phá chính bản thân họ và đời sống của họ thông
qua thế giới của những con rối nước khi chúng được xuất hiện trong một
không gian khác và khi chúng được kết hợp với những vật liệu mới trong ý


thức tự do sáng tạo của người nghệ sĩ.
Đây là một triển lãm sắp đặt với hơn 1000 con rối nước mà tôi đã sáng tạo
bằng phong cách nghệ thuật tạo hình riêng biệt của mình cùng với nhiều vật
dụng và sản vật nông nghiệp Việt Nam nhằm nghệ thuật hoá đời sống của
người Việt Nam. 1000 con rối nước với những chủ đề khác nhau và nghệ
thuật tạo hình khác nhau được sắp đặt tạo nên một không gian hiện thực và
kỳ ảo nhưng vẫn mang đậm tính truyền thống "
ấn tượng chung của phòng triển lãm là cảm giác lộng lẫy, sum xuê có phần
chật chội của đời sống 1000 con rối nước tổng lực xuất hiện trong một cõi
"nhân gian". Chính sự xuất hiện với mật độ quá dày về số lượng trong một
số cụm tiểu cảnh trưng bày không quán xuyến được hết so với tổng thể
chung đôi khi làm người xem thấy "bội thực" thị giác, lộn xộn, ôm đồm có
cảm giác như một góc "kho" chứa hiện vật bảo tàng rối nước. Mặc dù, tinh
thần chung của triển lãm vẫn thể hiện được khi những con rối nước đủ
ngành nghề, tầng lớp trong đời sống nông thôn xưa từ ngư, tiều, canh, mục
cho đến sĩ, nông, công, thương. Các rối sinh hoạt: rối thần, công chúa, uống
rượu, vật nhau, gánh nước, trâu bò, chim cá khi không còn diễn trò trên
sân khấu nước nữa thì được liên kết, bố trí trên cạn trong những hoạt cảnh
liên hoàn nhằm toát lên những ước mơ và khát vọng thôn dã của người dân
quê Việt Nam từ lễ hội, huyền thoại, tình yêu, lao động cho đến chiến đấu
chống ngoại xâm Để làm nền cảnh và xâu chuỗi cho những nhân vật rối,
hoạ sĩ Chu Lượng đã sử dụng nhiều vật dụng nông nghiệp như chum vại,
rơm rạ, thóc gạo, khoai đỗ, cày bừa, nồi niêu, rổ rá, đèn chai b
ố trí đan xen
nhằm tạo nên một không khí đậm chất làng quê Bắc Bộ với sự trình di
ễn của
một nhóm các cô ăn mặc như thôn nữ múa trong những nét nhạc truyền
thống.
Sức lao động, sự công phu và tình cảm của tác giả thật đáng trân trọng, thế
nhưng đây có thực sự là một triển lãm nghệ thuật sắp đặt (Installation) theo

đúng nghĩa của nó hay là một cuộc trưng bày những hoạt cảnh rối với nhiều
thủ pháp của nghệ thuật trang trí (Decoration). Theo tôi, triển l
ãm Nhân gian
nghiêng về dạng thứ hai. (Mặc dù, trong phòng triển lãm có m
ột số tiểu cảnh
lại cho thấy đó có thể là một Installation art độc lập tuy còn bị nấn ná ít
nhiều bởi sự tư duy và chất trang trí của môi trường hoạt cảnh chung). Sự
lẫn lộn về mặt quan niệm giữa nghệ thuật sắp đặt và ngh
ệ thuật trang trí, ảnh
hưởng của lối tư duy tạo hình hội họa minh họa, kể lể vào trong tác phẩm
nghệ thuật sắp đặt là điều một số nghệ sĩ Việt Nam thường gặp. Đây là điều
có thể chia sẻ được bởi thông tin và kiến thức về loại hình nghệ thuật mới
này ở Việt Nam còn ít, thậm chí còn bị nhiễu loạn*. Triển lãm Nhân gian
không phải là trường hợp đầu tiên. Trước đó, vở diễn rối Những giấc mơ bí
mật của chú Tễu và Kanguru của tác giả Lê Quí Dương và vở diễn rối Hồn
quê của tác giả Vương Duy Biên mặc dù đều được các tác giả tự nhìn nhận
là đi tiên phong trong việc đưa Nghệ thuật sắp đặt? kết hợp vào quá trình
tiến hành múa rối nước (thậm chí hai tác giả còn tranh luận ì xèo về vấn đề
bản quyền ý tưởng này). Trong khi đó giới nghiên cứu chuyên môn và
những nghệ sĩ thực hành Installation nhiều kinh nghiệm lại cho rằng đó chỉ
là sự kết hợp của những thủ pháp sân khấu truyền thống với sự tăng cường,
phát triển của không gian bài trí thiết kế vượt ra ngoài khuôn mẫu định ước
lâu nay của sân khấu các đoàn múa rối nước nhà nước. (ở làng quê, không
gian mở của rối nước là cả mặt nước ao, hồ rộng với nhà thủy đình, cây cối
thiên nhiên, không khí, khán giả cởi mở và tự do hơn ). Tuy nhiên, sự phát
triển đa dạng hơn của cách trang trí sân khấu đa chất liệu, ánh sáng, màu s
ắc,
âm thanh , cách diễn thâm nhập sâu hơn, đan xen lẫn cùng khán giả đã
đem
lại một chất lượng mới có sức lôi cuốn về mặt thị giác đối với công chúng

của vở diễn rối nước. Thậm chí Những giấc mơ bí mật của chú Tễu và
Kanguru người xem còn thấy sự đan xen của nhiều tuyến nhân vật, nhiều
không gian, kết hợp kỹ thuật đa phương tiện tạo nên một số yếu tố Hậu hiện
đại trong vở diễn.
Khác nhau giữa cái cho là "nghệ thuật sắp đặt" của các tác giả làm rối nước
với Installation art là cùng tận dụng những đồ vật làm sẵn "Ready mades",
nhưng vở rối sử dụng không gian, màu sắc, ánh sáng, tiếng động và đem
những hoạt cảnh đời thường vào sân khấu chỉ nhằm gây sự hấp dẫn thị giác,
tái hiện, trần thuật kể lại một khung cảnh, một sự kiện của đời sống. Trong
khi đó với đặc thù riêng của nghệ thuật khái niệm, Installation art sử dụng
những phương tiện, vật liệu, cách tổ chức không gian, ánh sáng lại tạo ra ý
nghĩa mới cho nội dung sắp đặt, gợi mở tới người xem một thông điệp mới
cụ thể hay ẩn dụ nào đó.
Vậy thì, không nhất thiết phải gắn toàn bộ triển lãm Nhân gian với tên gọi
triển lãm sắp đặt cho có vẻ thời thượng, cấp tiến. Bản thân bộ sưu tập đồ sộ
những con rối đã là đẹp từ tạo hình nhân vật, kỹ thuật sơn thếp Triển lãm
Nhân gian trưng bày những sản phẩm phát triển, tiếp nối từ văn hoá truyền
thống, tư duy thuần phác, ngây thơ, chân chất lạc quan dân gian và trên hết
là tấm lòng về một nét đẹp vang vọng từ xa xưa c
ủa ông cha, đời sống lam lũ
chân quê của nông thôn Việt Nam.
Hoài bão làm mới, đặt những giá trị văn hoá từ truyền thống hàng trăm năm
đối thoại, tương tác với bối cảnh xã hội hiện đại và những hình thức nghệ
thuật mới là suy nghĩ đáng quí. Vấn đề là làm thế nào? điều đó đòi hỏi bản
lĩnh văn hoá của người nghệ sĩ. Có đi rồi sẽ đến.
Phạm Trung
* Xem thêm: Báo Văn nghệ số 28(15-7-2006);Tạp chí VHNT số 3-2007tr 69



×