Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

thuyết trình đề tài phô mai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (233.5 KB, 16 trang )

I) GIỚI THIỆU:
 Phô mai là một dạng thức ăn giàu dinh dưỡng được chế
biến từ sữa và cũng là một phương pháp để bảo quản sữa.
 Phô mai là một sản phẩm đặc hay bán lỏng ở dạng tươi
hay đã qua ủ chín được làm từ việc đông tụ sữa bằng rennet
hay các chất đông tụ sữa khác được tách bớt whey ( nước).
 Phô mai giàu đạm, hàm lượng can-xi cao và chất dinh
dưỡng dồi dào. Chỉ cần 60g phô mai mỗi ngày trẻ đã nạp đủ
lượng can-xi trong một ngày.
Ngoài ra, trong phô mai còn có chất kẽm rất tốt cho não, da
và hệ miễn dịch.Khoảng 30 gram của loại phô mai vàng có khoảng
7 gram chất đạm và 200 miligram chất canxi, bằng với lượng chất
đạm có trong 200gram sữa.
Tuy nhiên, bạn cũng nên cẩn trọng vì trong phô mai cũng có
nhiều chất béo không bão hòa, có nguy cơ ảnh hưởng đến tim
mạch nếu dùng với số lượng lớn.
1
Cũng có một số loại phô mai như: Cheddar, Mozzarella,
Swiss… có thể ngăn ngừa bệnh sâu răng vì nó giúp bảo quản chất
men răng, chống các loại vi khuẩn, trong đó làm tăng sự trao đổi
chất của tuyến nước bọt, khiến các chất đường và acid trong miệng
được tẩy đi nhanh chóng.
Phô mai được làm từ sữa dê, bò, cừu, có nhiều loại từ mềm
đến cứng, với nhiều màu sắc: trắng, vàng, xanh…Mỗi loại phô mai
có công dụng khác nhau. Có loại dùng ngay với mứt trái cây
khô( nho khô, mơ khô,…), bánh quy. Có loại dùng chung với bánh
mì hoặc làm nguyên liệu chế biến món ăn, món bánh, xà lách trộn,

II) NGUỒN GỐC:
Phô mai là thực phẩm có nguồn gốc từ sữa, được dùng rất phổ
biến trong các món ăn phương Tây.Người Việt hay gọi là phô mai


( hay phomat) là bắt nguồn từ tiếng Pháp ( fromage), tiếng Anh gọi
là cheese.
Phô mai thời trung cổ chưa có bằng chứng là phô mai đầu tiên
phát minh ra từ đâu,tại châu Âu, TrungÁ, hay Trung Đông, trong
khoảng thời gian từ 3000-8000 năm trước công nguyên, khi người
ta có thói quen để sữa trong da thú hay bao tử các con vật phơi
khô. Khi chất sữa từ dạng lỏng, gặp chất men dịch vị trong bao tử
các loài vật sẽ đông lại thành dạng đặc.
Trong suốt thời trung cổ nghệ thuật làm phô mai được bảo tồn
và cải biến ở các tu viện châu Âu.
Sau đó, nhờ việc xâm lấn thuộc địa của người châu Âu đã đưa
nghệ thuật này đi khắp thế giới.Chất men dịch trong bụng của các
loài thú được chế biến trong phòng thí nghiệm ở những năm 1860
Nhà máy sản xuất phô mai đầu tiên: 1851, New York, Jesse
William.
Ngày nay, các sản phẩm phô mai được chế biến chuyên nghiệp
hơn và số lượng lơn hơn nhiều so với cách làm thủ công ngày xưat
với hàng trăm loại phô mai khác nhau đủ màu sắc và mùi vị đặc
trưng khác nhau.
2
III) PHÂN LOẠI:
1. Dựa vào độ cứng của phô mai:
• Loại rất cứng( độ ẩm dưới 41%)
• Loại cứng (độ ẩm 49-56%)
• Loại bán cứng( 54-63%)
• Loại bán mềm(61-69%)
• Loại mềm(>67%)
2. Dựa vào độ béo:
• Béo cao( độ béo> 60%)
• Béo vừa(25-45%)

• Béo thấp(10-25%)
• Loại không béo(<10%)
3. Dựa vào phương thức sản xuất:
• Phô mai tươi
• Phô mai ủ chín
4. Dựa vào nguyên liệu
5. Dựa vào ủ chín hay không ủ chín
6. Dựa vào vi sinh vật tham gia ủ chín
7. Dựa vào hình dáng bên ngoài
……
IV) VI SINH VẬT SỬ DỤNG TRONG SẢN XUẤT PHÔ MAI:
1. Vi khuẩn lactic:
 Streptococcus thermophilus
 Lactobacillus helveticus
 Leuconostoc lactis
 Lactobacillus delbrueckir
Đặc điểm: là những vi khuẩn ưa ấm hoặc ưa nhiệt với cơ chế
lên men đồng hình hay dị hình.
Vai trò: tạo acid lactic trong quá trình lên men góp phần gây
đông tụ sữa và tạo độ chua cho khối đông.
3
Một số chủng còn tham gia vào quá trính chuyển hóa acid
citric, quá trình phân giải protein để tạo nên giá trị cảm quan và
các chỉ tiêu hóa lí đặc trưng cho phô mai thành phẩm.
BẢNG 1: Kết quả phân lập vi khuẩn lactic trong sữa
Vinamilk
STT Chủng vi khuẩn Kí
hiệu
Khả năng
đông tụ

Tạohương
thơm
1 Trực khuẩn V
1
+ Chua, thơm
đặc trưng
2 Liên cầu khuẩn V
2
+ Chua, thơm
đặc trưng
3 Cầu khuẩn V
3
- Không thơm
4 Liêncầu trực khuẩn V
4
+/- Chua,không
thơm
5 Liên trực khuẩn V
5
+ Chua,không
thơm
6 Cầu khuẩn V
6
- Không thơm
Ghi chú: + : Đông tụ sữa, - : không đông tụ sữa, +/- :
đông tụ sữa kém
(Theo nguồn của Công ty Sữa Vinamilk)

2. Nấm mốc:
 Penicillium candidum

 P. Glaucum
 P. cammenberi…
Chúng sản sinh các proteolytic và lipolytic giúp cho quá trình
chín tới và tạo hương vị đặc trưng. Ngoài ra còn góp phần trung
hòa pH của sản phẩm để thích hợp cho hoạt động của enzyme tạo
mùi.
.3 Vi khuẩn khác:
Được bổ sung vào để tạo màu, tạo mùi đặc trưng cho từng
loại phô mai.
4
Ví dụ như: vi khuẩn Brevibacterium dùng để tạo màu cho phô
mai; một số loại nấm men sử dụng cho việc tạo hương cho san
phẩm.
.4 Nhóm vi khuẩn propionic:
 Propionibacteria
 Bifidobacteria
Giống propionibacterium được sử dụng trong giai đoạn ủ
chín trong một số loại phô mai với mục đích tạo nên những lỗ
hổng trong cấu trúc một số phô mai cứng và góp phần tạo nên
hương vị đặc trưng cho sản phẩm.
V) NGUYÊN LIỆU DÙNG TRONG SẢN XUẤT PHÔ-MAI:
Đậu nành: chứa khoảng 84-90% protein, 1-3% chất béo, 0,1-
4% carbohydrate, 0,1-0,3 % bơ.
Sữa: sữa bò, sữa dê, sữa cừu dưới dạng tươi, sữa tách một
phần chất béo, hoặc sữa gầy.
Yêu cầu:
 Sữa được thu nhận từ những động vật khỏe mạnh, không
chứa kháng sinh và bacteriophage.
 Không bị nhiễm bẩn các chất tẩy rửa, chất sát trùng từ dụng
cụ chứa hoặc đường ống vận chuyển.

 Hàm lượng casein trong sữa cao thì hiệu suất thu hồi phô mai
cao.
Chất béo: để sản xuất phô mai có hàm lượng béo cao người
ta phải thêm cream hay bơ sữa. Các chất béo này cần phải nghiêm
ngặt về chỉ tiêu V SV
Tác nhân đông tụ sữa: enzyme rennet là hỗn hợp của
chymosin và pepsin.
- Chymosin có nguồn gốc từ dạ dày của bê con.
- Pepsinogen hoạt hóa thành pepsin.
5
Ngày nay, rennet được tổng hợp từ VSV như: Mucor
pusillus, Mucor miehei để làm giảm giá thành nhưng hiệu suất
đông tụ không cao.
Giống VSV: (đã nêu ở phần trên)
Phụ gia và các nguyên liệu khác:
 CaCl
2
: ion Ca
2+
có vai trò quan trọng trong quá trình
đông tụ casein. Ngoài ra bổ sung Ca
2+
dưới dạng muối
CaCl
2
để hiệu chỉnh thời gian đông tụ và cấu trúc, độ cứng
của khối đông.
 CO
2
:

- Làm giảm nhẹ pH của sữa.
- Rút ngắn thời gian đông tụ casein.
- Tiết kiệm được lượng chymosin cần sử dụng.
 NaNO
3
hoặc KNO
3
:
− Sử dụng như một tác nhân ức chế VSVnhiễm
trong sữa.
− Hàm lượng tối đa cho phép là 30g/ 100kg sữa.
− Nhưng nếu sử dụng muối nitrit quá nhiều sẽ gây
vị không tốt cho sản phẩm và cũng có thể ức chế giống
VSV sử dụng trong sản xuất phô mai.
Chất màu: được sử dụng để ổn định màu sắc cho phô mai,
thường sử dụng các chất màu tự nhiên như: carotenoids hoặc
chlorophylle…
Những nguyên liệu khác: đường saccharose, nước ép trái cây,
mật ong… làm đa dạng hóa sản phẩm phô mai.
6
VI) QUY TRÌNH SẢN XUẤT PHÔMAI:
1. Quy trình sản xuất pho mai tươi:
Sữa tươi

Thanh trùng

Cấy giống vk lactic

Lên men


Đông tụ nhờ enzyme rennet

Tách huyết thanh sữa

Khuấy trộn←Phụ liệu

Rót sản phẩm←Bao bì

7
Thành phẩm
2. Quy trình sản xuất phô mai cứng:
Sữa tươi

Thanh trùng

Cấy giống vk lactic

Lên men

Đông tụ nhờ enzyme rennet

Tách huyết thanh sữa

Xử lý khối đông

Ướp muối

Đổ khuôn ép

Bao gói


Ủ chín

Thành phẩm
8
VII) GIẢI THÍCH QUY TRÌNH:
Tùy theo loại phô mai mà quy trình sản xuất có khác nhau,
nhưng dù sản xuất theo phương pháp nào thì quá trình sản xuất
cũng chia làm 4 giai đoạn:
1. Giai đoạn 1:
Ở giai đoạn này, sau khi cấy giống vi khuẩn lactic và cho
enzyme đông tụ sữa vào sữa ở nhiệt độ 30
o
C hoặc cao hơn một ít,
quá trình lên men lactic do vi khuẩn lactic gây nên xảy ra làm cho
sữa bị đông tụ.
Đây là quá trình kết tủa những micell của casein thành cục
đặc rắn chứa huyết thanh sữa bên trong. Khoảng ¾ số vi sinh vật
nằm trong phần đặc rắn, còn ¼ trong huyết thanh.
Vi khuẩn lactic hoạt động chuyển đường sữa thành acic
lactic, trong điều kiện này, enzyme đông tụ sữa hoạt động mạnh
hơn, tác động làm đông sữa nhanh hơn. Một phần enzyme bị thủy
phân thành pepton, các acd amin tự do,…tập hợp lại trong cục sữa
đông.
2. Giai đoạn 2:
Là giai đoạn ép phomai nhằm mục đích tách huyết thanh sữa
khỏi khối đông, thời gian ép kéo dài khoảng 20-24 giờ ở 35-50oC.
Trong lúc này, quá trình lên men vẫn tiếp tục. Phô-mai lúc
này cấu tạo chủ yếu từ casein và lipide, còn huyết thanh bị loại bỏ
chứa lactose.

3. Giai đoạn 3: là giai đoạn muối phomai.
Ngay sau khi ép cục đông hết huyết thanh, phomai được
ngâm vào bể nước muối trong vài ngày để tạo sự đồng nhất của
phomai và tăng vị.
9
Casein trương lên nên tính đàn hồi tăng lên, muối còn có tác
dụng ngăn chặn của các vi sinh vật có hại nhất là nhóm vi khuẩn
trực tràng.
Kết quả của việc ngâm nước muối nồng độ cao là các chất ở
bề mặt phomai như đường, sữa và các muối khoáng thoát ra ngoài,
ngược lại muối ăn thấm vào phomai và lớp muối trên bề mặt
phomai tạo nên lớp bảo vệ chống lại vi sinh vật có hại.
4. Giai đoạn 4: là giai đoạn phomai được ủ chín ở 18-
22Oc, độ ẩm 80-90%.
Qúa trình làm chín xảy ra dưới tác dụng của các enzyme
đông tụ sữa và enzyme vi khuẩn lactic là loại vi sinh vật chủ chốt
của hệ vi sinh vật sữa kể từ giai đoạn ép.
Sự lên men vẫn tiếp tục nếu vẫn còn lactose nhưng khi ép
huyết thanh thì hầu hết lactose đã thoát ra ngoài.
Trước hết Streptococcus lactic lên men lactose cho đến khi
hết đường này. Chúng hết dần dần và được thay thế bằng trực
khuẩn lactic. Trong phomai, pepton được tích lũy do sự thủy phân
của protein. Dần dần trực khuẩn lactic cũng chết và vi khuẩn
propionic bắt đầu hoạt động mạnh chuyển các muối lactate thành
acid propionic, acid acetic và khí CO
2
. Hai acid này tuy bay hơi
nhưng vẫn làm cho phô mai có vị chua. Khí CO
2
tạo cho phomai

những “hình vẽ”, những khe hở, những túi khí gọi là “mắt”
phomai.
Nếu trường hợp sản xuất phô mai tươi thì quy trình không có
quá trình ướp muối.
• Quy trình chế biến phô mai tại gia đình:
Có thể áp dụng những hộ chăn nuôi bò sữa và dê sữa. Thiết
bị gồm có tủ lạnh, nồi nấu sữa bằng nhôm hay inox, bếp ga, khuôn
ép, dao cắt,…
10
Sữa nguyên kem là sữa tươi lấy từ nơi sản xuất về đem thanh
trùng bằng cách đun cách thủy, đồng thời khuấy sữa cho đến khi
đạt khoảng 63-65
0
C duy trì trong 30 phút. Sau đó làm nguội xuống
khoảng 30
o
C. Công đoạn tiếp theo là cấy giống vi sinh vật bằng
cách dùng yauort với lượng 1%-2%.
Sữa sau khi thêm men để yên trong thời gian 5-6 giờ. Sau
đó tách phần nhũ thanh sữa( nước trong) rồi kết hợp cắt và ép vào
khuôn ủ chín ở nhiệt độ 12
o
C trong thời gian 3-4 ngày.
Công đoạn cuối cùng là đóng gói sản phẩm. Phô mai được
bảo quản trong dung dịch nước muối 15-20% hay trong hỗn hợp
dầu ăn kết hợp với các loại gia vị như tiêu, ớt, chanh, rượu.Loại
phô mai tươi này có thể sử dụng ngay làm các món xà lách hay ăn
với bánh mì cùng với các thực phẩm khác như jambon, bơ,…
VIII) Ý NGHĨA CỦA CÁC GIAI ĐOẠN TRONG QUY TRÌNH:
1. Đông tụ:

Nhằm tạo khối đông tụ dưới dạng gel protein thực chất là quá
trình kết tủa những micelle của casein thành cục đặc rắn chứa
huyết thanh sữa bên trong.
Qúa trình xảy ra chính:
 Casein chuyển thành paracasein dưới tác dụng của Rennet
 Paracasein đông tụ nhờ sự có mặt của ion Ca
2+
2. Ướp muối:
 Để tạo hương vị cho sản phẩm.
 Tạo điều kiện để chủng vi sinh vật phát triển, tác
động tốt đến trạng thái và giữ chất lượng sản phẩm khi bảo
quản.
 Góp phần ức chế một số chủng giống vi sinh vật
có hại không chịu được nồng dộ muối cao.
 Tạo sự thay đổi các đặc tính của pho-mai( cấu
trúc, trạng thái)
Nồng độ muối thay đổi tùy thuộc vào mỗi loại phô-mai.
11
Có nhiều cách để ướp muối như: lấy phần xác sữa ngâm vào
dung dịch muối hoặc xác muối lên bề mặt.
Nồng độ muối thường sử dụng là khoảng 20-25%.
3. Ủchín:
Dưới tác động kết hợp giữa enzyme Rennet và vi khuẩn
lactic, các protein, lactose,… tạo cho từng loại pho-mai có mùi vị,
cấu trúc, màu sắc đặc trưng khác nhau.
Thời gian và nhiệt độ ủ chín tùy thuộc vào từng loại phô-mai
như: Phô-mai Gouda: 4-6 tuần ở 12-18
o
C, sau đó 6-10
o

C
Trong quá trình ủ chín nếu còn lactose thì quá trình lên men
vẫn tiếp tục sẽ chuyển hóa lactose thành acid lactic. Một phần
lactose được sử dụng tạo thành diacetyl, acid bay hơi, rượu. Một
phần acid lactic tạo thành lại chuyển hóa tiếp tục dưới tác dụng của
vi khuẩn tạo acid propionic, CO
2
( tạo các “mắt” phô-mai).
Đồng thời protein sẽ chuyển hóa tạo thành các polypeptide,
peptid, acid amin,… có tác dụng tạo mùi cho thành phẩm.
IX) ẢNH HƯỞNG CỦA ENZYME RENNET ĐẾN QUÁ
TRÌNH SẢN XUẤT PHÔ-MAI:
Công nghệ sản xuất phô-mai hiện đại bao gồm hai giai đoạn
chính.Trong giai đoạn thứ nhất, sữa được lên men chua nhờ vi
khuẩn lactic nhằm giảm pH của môi trường tới điểm đẳng điện của
casein để chúng đông tụ.Tiếp tục là bỏ phần dịch trong và làm đặc
phần sữa đông tụ.
Công nghệ sản xuất phô-mai được thực hiện thành công khi
người ta sử dụng enzyme Rennet để tủa protein.Rennet là một
enzyme thủy phân protein có trong dạ dày của bê con.
Qúa trình kết tủa bằng Rennet diễn ra rất hiệu quả, và ngày
nay phần lớn phô-mai sử dụng enzyme này trong quá trình đông tụ
sữa.
Sữa bò và hầu hết các loại sữa khác hiện nay đều có hai
nhóm protein đó là casein và các protein còn lại.Trong sữa bò
casein chiếm khoảng 80% nitơ tổng số và bao gồm 4 loại protein là
12
αs1, αs2, β và κ-casein.Các protein αs1, αs2, β chứa các gốc
photphate trong phân tử. Các gốc này có khả năng liên kết với ion
Ca

2+
và kết tủa mạnh khi nồng độ Ca
2+
> 6 m M.
Về mặt cấu trúc các casein nhạy cảm với Ca
2+
(αs1, αs2, β)
liên kết kỵ nước với nhau và tạo thành phần nhân của hạt keo. Còn
phân tử κ-casein có liên kết kị nước sẽ liên kết với nhân hạt keo,
phần hiếu nước hướng ra ngoài tạo nên cấu trúc “ lông nhím”
khiến các hạt keo không thể tiếp xúc với nhau nên đảm bảo độ tan
của protein.
Trong sản xuất phô mai việc sử dụng Rennet để hạn chế tác
dụng của κ-casein. Rennet có thành phần chủ yếu là chymosin có
khả năng hạn chế κ-casein trong sữa. Khi mất các thành phần hiếu
nước, các hạt keo casein có thể liên kết lại với nhau và kết tủa.
Đồng thời tác nhân Ca
2+
cũng ảnh hưởng tích cực tới quá trình
đông tụ sữa thông qua việc tạo các cầu nối liên kết giữa các phân
tử protein. Lên men lactic làm pH của môi trường giảm về giá trị
đẳng điện của casein( pH=4,6).Khi đó các hạt protein trung hòa
điện tích do đó dễ dàng kết tủa hơn.Prtein sữa có thể kết tủa bằng
acid lactic sinh ra bởi vi sinh vật, hoặc bằng enzyme Rennet. Hầu
hết các loại phô mai hiện nay đều sản xuất dựa trên 2 cơ chế này.
Giai đoạn đầu của quá trình đông tụ được thực hiện bằng enzyme
Rennet, acid lactic đóng vai trò hỗ trợ trong giai đoạn sau.
Trong sản xuất truyền thống, Renin được tách chiết từ mô
ruột của động vật bằng dung dịch muối NaCl 10%. Sau d01
enzyme được bảo quản trong dung dịch muối NaCl 20% có bổ

sung natribenzoate.
Rennet là hỗn hợp enzyme chymosin( chiếm 90%) và phần
còn lại là pepsin ( tính theo protein). Chymosin trong tự nhiên
phục vụ quá trình đông tụ sữa ở dạ dày của bê con. Vì thế hoạt tính
của chymosin không thể tối ưu cho việc chế biến phô mai.Do đó,
Rennet cần được cải tiến để thích ứng với công nghệ sản xuất phô
mai. Hướng phát triển hiện nay là thay đối cấu trúc enzyme nhằm
gia tăng hiệu suất thủy phân một số liên kết trong casein và hạn
chế những liên kết khác.
13
X) MỘT SỐ LOẠI PHÔ MAI PHỔ BIẾN:
Phô mai là một sản phẩm mà trong thành phần có chứa
protein và chất béo từ sữa. Phô mai có nguồn gốc từ phương Tây.
Có hàng trăm loại phô mai khác nhau, được sử dụng phổ biến
trong các món ăn Tây. Có những loại phô mai chỉ dùng riêng trong
nấu ăn, có những loại dùng riêng để làm bánh và có những loại
dùng cả trong làm bánh và nấu ăn. Có loại phô mai cứng và loại
phô mai mềm. Sau đây là những loại phô mai phổ biến nhất:
1. Parmesan:
Là tên gọi tắt của loại phô mai Pamigiano-Reggiano. Đây là
loại phô mai đặc trưng nhất trong món pasta.
Parmesan là loại phô mai cứng, được làm từ sữa bò và phải
mất tối thiểu 1 năm, thường là 2 đến 3 năm để ủ chín phô
mai.Parmesan có thể dùng ăn ngay hoặc để nấu trong các món ăn.
Khi ăn, Parmesan được cắt thành lát nhỏ
2. Cheddar:
Đây là loại phô mai cứng có màu vàng nhạt ngà trắng, có
nguồn gốc từ làng Cheddar, Somerset, là loại phô mai phổ biến
nhất ở Anh và cũng lá loại phô mai tiêu thụ nhiều nhất thế giới.
Cheddar càng ủ lâu càng ngon, thời gian ủ chín Cheddar từ 9-

24 tháng. Cheddar thường dùng trong burger, bánh mì sanwich,
dùng trong các món nướng hay pizza.
3. Mozzarella:
Là loại phô mai có nguồn gốc từ Ý, được xếp chung vào
nhóm phô mai cream, được làm từ sữa trâu nước hay sữa bò. Ở
dạng tươi, Mozzarella khá mềm, có màu từ trắng đến ngả vàng tùy
theo chế độ ăn của con trâu hay con bò được lấy sữa.
Do có độ ẩm lớn nên Mozzarella được bảo quản trong tủ
lạnh trong 1 tuần.Những loại Mozzarella đã được làm khô đi bằng
cách làm giảm nước và đã được cắt thành mảnh nhỏ và được bảo
quản trong tủ lạnh 6 tuần.
14
4. Blue cheese:
Tên gọi của loại phô mai này để miêu tả những đốm màu
xanh lam, đôi khi là xanh xám hoặc xanh pha màu lam trong miếng
phô mai. Chính màu xanh lam này tạo nên mùi vị đặc trưng cho
phô mai.
Loại phô mai này được làm từ sữa bò, sữa dê, sữa cừu. Loại
phô mai này thích hợp ăn kèm với hoa quả, bánh quy, rượu vang.
5. Cream cheese:
Đây là loại phô mai tươi, màu trắng, mềm có vị nhẹ nhàng
và hơi ngọt. Đây là nguyên liêu chính để làm cheesecake. Cream
cheese có thể được ăn tươi kèm với bánh mì hoặc cracker.
6. Mascarbone:
Bản thân mascarbone không phải là phô mai, nó chỉ là sản
phẩm được tạo nên khi thêm thành phần phụ gia vào quá trình tách
kem khỏi sữa. Mascarbone màu trắng, mềm và có thể ăn tươi.
7. Ricotta cheese :
Ricotta có nguồn gốc từ Ý, được làm từ nước tách từ sữa bò
hoặc cừu. Trong quá trình tách kem để làm phô mai có nước được

tách ra và chính nước này được sử dụng để làm Ricotta. Loại phô
mai này mềm có màu trắng, vị hơi ngọt và rất ít béo.
Ricotta được ưa chuộng để làm các món dessert của Ý hoặc
ăn kèm với các món tráng miệng khác. Ricotta cũng được dùng để
làm cheesecake và nhiều loại cookies. Pasta và pizza cũng có
những công thức làm với ricotta.
15
Lớp: SH07B1
DANH SÁCH NHÓM MSSV
1. Nguyễn Đinh Diễm Thụy 30700514
2. Huỳnh Thị Lệ Phương 30760857
3. Trần Quốc Nhẫn 30700342
4. Nguyễn Anh Tôn 30700536
16

×