Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Tài liệu Bài thuyết trình đề tài: Làng gốm Bàu Trúc - Nét đặc sắc của người Chăm pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.99 MB, 16 trang )


Chuyên ñề Văn hoá ðông Nám Á

LÀNG GỐM BÀU TRÚC – NÉT ðẶC SẮC CỦA NGƯỜI CHĂM Trang - 2 -

ðẠI HỌC MỞ TP.HCM
KHOA ðÔNG NAM Á HỌC
CHUYÊN ðỀ: VĂN HOÁ ðÔNG NAM Á

BÀI THUYẾT TRÌNH

ðỀ TÀI: LÀNG GỐM BÀU TRÚC –
NÉT ðẶC SẮC CỦA NGƯỜI CHĂM




SV THỰC HIỆN
: NGUYỄN THẾ LỰC
GVHD
: ThS. ðÀNG NĂNG HOÀ



TP. HỒ CHÍ MINH,
Tháng 11/2009

Chuyên ñề Văn hoá ðông Nám Á

LÀNG GỐM BÀU TRÚC – NÉT ðẶC SẮC CỦA NGƯỜI CHĂM Trang - 3 -


MỤC LỤC
Nội dung Trang
I. GIỚI THIỆU
1. Dân tộc Chăm
4
2. Làng nghề
3. Làng gốm Bàu Trúc
6
II. NGHỆ THUẬT CHẾ TÁC GỐM
7
1. Nguyên liệu
2. Kỹ thuật tạo dáng
8
3. Nung gốm
4. Sản phẩm gốm
10
III. GỐM CHĂM XUẤT NGOẠI
11
IV. KẾT LUẬN
12
TÀI LIỆU THAM KHẢO
13
PHỤ LỤC
14


Chuyên ñề Văn hoá ðông Nám Á

LÀNG GỐM BÀU TRÚC – NÉT ðẶC SẮC CỦA NGƯỜI CHĂM Trang - 4 -


I – GIỚI THIỆU
1. Dân tộc Chăm
Tên gọi khác
: Chàm, Chiêm, Chiêm Thành, Chăm Pa, Hời
Nhóm ñịa phương
: Chăm Hroi, Chăm Poổng, Chà Và Ku, Chăm Châu Ðốc.
Dân số
: 98.971 người.
Ngôn ngữ
: Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Malayô - Polynéxia (ngữ hệ Nam Ðảo).
Lịch sử:
Dân tộc Chăm vốn sinh tụ ở duyên hải miền Trung Việt Nam từ rất lâu ñời, ñã
từng kiến tạo nên một nền văn hoá rực rỡ với ảnh hưởng sâu sắc của văn hoá ấn Ðộ.
Ngay từ những thế kỉ thứ XVII, người Chăm ñã từng xây dựng nên vương quốc Chăm
pa. Hiện tại cư dân gồm có hai bộ phận chính: Bộ phận cư trú ở Ninh Thuận và Bình
Thuận chủ yếu theo ñạo Bà la môn (một bộ phận nhỏ người Chăm ở ñây theo ñạo Islam
truyền thống gọi là người Chăm Bà ni). Bộ phận cư trú ở một số ñịa phương thuộc các
tỉnh Châu Ðốc,Tây Ninh, An Giang, Ðồng Nai và thành phố Hồ Chí Minh theo ñạo Islam
(Hồi giáo) mới.
Hoạt ñộng sản xuất
: Người Chăm có truyền thống nông nghiệp ruộng nước, giỏi làm
thuỷ lợi và làm vườn trồng cây ăn trái. Bên cạnh việc làm ruộng nước vẫn tồn tại loại
hình ruộng khô một vụ trên sườn núi. Bộ phận người Chăm ở Nam Bộ lại sinh sống chủ
yếu bằng nghề chài lưới, dệt thủ công và buôn bán nhỏ, nghề nông chỉ là thứ yếu.
Nghề thủ công phát triển ở vùng Chăm nổi tiếng là dệt lụa tơ tằm và nghề gốm nặn tay,
nung trên các lò lộ thiên. Việc buôn bán với các dân tộc láng giềng ñã xuất hiện từ xưa.
Vùng duyên hải miền Trung ñã từng là nơi hoạt ñộng của những ñội hải thuyền nổi tiếng
trong lịch sử.
Ăn
: Người Chăm ăn cơm, gạo ñược nấu trong những nồi ñất nung lớn, nhỏ. Thức ăn gồm

cá, thịt, rau củ, do săn bắt, hái lượm và chăn nuôi, trồng trọt ñem lại. Thức uống có rượu
cần và rượu gạo. Tục ăn trầu cau rất phổ biến trong sinh hoạt và trong các lễ nghi phong
tục cổ truyền.
Mặc
: Nam nữ ñều quấn váy tấm. Ðàn ông mặc áo cánh ngắn xẻ ngực cài khuy. Ðàn bà
mặc áo dài chui ñầu. Màu chủ ñạo trên y phục là màu trắng của vải sợi bông. Ngày nay,
trong sinh hoạt hằng ngày, người Chăm ăn mặc như người Việt ở miền Trung, chỉ có
chiếc áo dài chui ñầu là còn thấy xuất hiện trong giới nữ cao niên.

Chuyên ñề Văn hoá ðông Nám Á

LÀNG GỐM BÀU TRÚC – NÉT ðẶC SẮC CỦA NGƯỜI CHĂM Trang - 5 -

Ở: Người Chăm cư trú tại Ninh Thuận, Bình Thuận, ở nhà ñất (nhà trệt). Mỗi gia ñình có
những ngôi nhà ñược xây cất gần nhau theo một trật tự gồm: nhà khách, nhà của cha mẹ
và các con nhỏ tuổi, nhà của các cô gái ñã lập gia ñình, nhà bếp và nhà tục trong ñó có
kho thóc, buồng tân hôn và là chỗ ở của vợ chồng cô gái út.
Phương tiện vận chuyển:
Chủ yếu và thường xuyên vẫn là cái gùi cõng trên lưng. Cư dân
Chăm cũng là những người thợ ñóng thuyền có kỹ thuật cao ñể hoạt ñộng trên sông và
biển. Họ làm ra những chiếc xe bò kéo, trâu kéo có trọng tải khá lớn ñể vận chuyển trên
bộ.
Quan hệ xã hội
: Gia ñình người Chăm mang truyền thống mẫu hệ, mặc dù xã hội Chăm
trước ñây là xã hội ñẳng cấp, phong kiến. ở những vùng theo Hồi giáo Islam, tuy gia ñình
ñã chuyển sang phụ hệ, vai trò nam giới ñược ñề cao, nhưng những tập quán mẫu hệ vẫn
tồn tại khá ñậm nét trong quan hệ gia ñình, dòng họ với việc thờ cúng tổ tiên. Cư dân
Chăm vốn ñược phân thành hai thị tộc: Cau và Dừa như hai hệ dòng Niee và Mlô ở dân
tộc Ê ñê. Về sau thị tộc Cau biến thành tầng lớp của những người bình dân, trong khi thị
tộc Dừa trở thành tầng lớp của quý tộc và tăng lữ. Dưới thị tộc là các dòng họ theo huyết

hệ mẹ, ñứng ñầu là một người ñàn bà thuộc dòng con út. Mỗi dòng họ lại có nhiều chi họ.
Xã hội cổ truyền Chăm ñược phân thành các ñẳng cấp như xã hội ấn Ðộ cổ ñại. Họ có
những vùng cư trú riêng và có những ngăn cách rõ rệt: không ñược thiết lập quan hệ hôn
nhân, không sống cùng một xóm, không ăn cùng một mâm
Cưới xin:
Phụ nữ chủ ñộng trong quan hệ luyến ái. Hôn nhân cư trú phía nhà vợ, con sinh
ra ñều theo họ mẹ. Sính lễ do nhà gái lo liệu. Gia ñình một vợ một chồng là nguyên tắc
trong hôn nhân.
Ma chay:
Người Chăm có hai hình thức ñưa người chết về thế giới bên kia là thổ táng và
hoả táng. Nhóm cư dân theo ñạo Bà la môn thường hoả táng theo giáo luật, còn các nhóm
cư dân khác thì thổ táng. Những người trong cùng một dòng họ thì ñược chôn cất cùng
một nơi theo huyết hệ mẹ.
Nhà mới:
Người Chăm ở Ninh Thuận, Bình Thuận khi dựng nhà mới phải thực hiện một
số nghi lễ cúng thần như: cúng Thổ thần ñể ñốn gỗ tại rừng. Khi gỗ vận chuyển về làng
phải làm lễ ñón cây. Lễ phạt mộc ñược tổ chức ñể khởi công cho việc xây cất ngôi nhà.
Lễ tết
: Người ta thực hiện nhiều nghi lễ nông nghiệp trong một chu kỳ năm như: lễ khai
mương ñắp ñập, lễ hạ ñiền, lễ mừng lúa con, lễ mừng lúa ra ñòng. Nhưng lễ lớn nhất vẫn
là lễ Bon katê ñược tổ chức linh ñình tại các ñền tháp vào giữa tháng mười âm lịch.
Lịch
: Người Chăm có nông lịch cổ truyền tính theo lịch âm.

Chuyên ñề Văn hoá ðông Nám Á

LÀNG GỐM BÀU TRÚC – NÉT ðẶC SẮC CỦA NGƯỜI CHĂM Trang - 6 -

Học: Dân tộc Chăm có chữ từ rất sớm. Hiện tồn tại nhiều bia kí, kinh bằng chữ Chăm.
Chữ Chăm ñược sáng tạo dựa vào hệ thống văn tự Sascrit, nhưng việc sử dụng chữ này

còn rất hạn hẹp trong tầng lớp tăng lữ và quý tộc xưa. Việc học hành, truyền nghề, vẫn
chủ yếu là truyền khẩu và bắt chước, làm theo.
Văn nghệ:
Nhạc cụ Chăm nổi bật có trống mặt da Paranưng, trống vỗ, kèn xaranai. Nền
dân ca - nhạc cổ Chăm ñã ñể lại nhiều ảnh hưởng ñến dân ca - nhạc cổ của người Việt ở
miền Trung như trống cơm, nhạc nam ai, ca hò Huế Dân vũ Chăm ñược thấy trong các
ngày hội Bon katê diễn ra tại các ñền tháp.
Chơi:
Trẻ em thích ñánh cù và thả diều, ñánh trận giả, thi cướp cờ, chơi trò bịt mắt bắt
dê.
2. Làng nghề
Những làng sống bằng hoặc chủ yếu bằng nghề thủ công ở nông thôn Việt Nam. Trước
1945, các làng nghể ñược tổ chức, chỉ khác các làng nông nghiệp ở chỗ nó có phường
nghề và thờ cúng tổ nghề. Xóm làng tuy có chợ nhưng không thành dãy phố, không có
cửa hàng cửa hiệu. Các gia ñình tập hợp theo huyết thống (dòng họ) và theo quan hệ xóm
giềng, theo lứa tuổi (giáp), theo thiết chế hành chính (dân hàng xã, kì mục và lí dịch). Các
công việc làng - giáp (cúng thành hoàng, lễ hội) do giáp ñảm nhiệm, còn việc hàng xã, lễ
hội hàng xã, bổ thuế, phu dịch, lính, do hội ñồng kì mục, lí dịch và giáp phối hợp hoạt
ñộng. Ngoài việc làng - giáp - xã, dân thợ còn họp nhau lại thành phường nghề. Cố kết
trong phường nghề chủ yếu là thờ cúng tổ nghề, giúp nhau bằng cách cho vay vốn hoặc
nguyên liệu, hàng hoá, phường nghề chưa ñược như phường hội Châu Âu. Trong các LN
ñã có quan hệ thuê mướn lao ñộng, nhưng chưa hình thành các công trường thủ công, hầu
hết dân làng làm nông - công kết hợp. Một số làng nghề tiêu biểu ở Việt Nam: làng gốm
Bát Tràng (Gia Lâm, Hà Nội), làng ñúc ñồng ðại Bái (Bắc Ninh), làng dệt La Khê (Hà
Tây), làng làm giấy (Bưởi, Hà Nội), vv.
Ngày nay, các LN ñang ñược phục hồi nhưng diện mạo của nó ñã thay ñổi. Tuy vậy,
quan hệ chủ - thợ và ñội ngũ người làm thuê ñã xuất hiện, cùng với sự hình thành những
xí nghiệp cỡ nhỏ.
(Theo Từ ñiển Bách Khoa Việt Nam)


3. Làng gốm Bàu Trúc
Làng Bầu Trúc là một trong hai làng gốm cổ xưa nhất ở ðông Nam Á nằm cách thành
phố Phan Rang -Tháp Chàm 10km về hướng Nam. ðây là một làng nhỏ có hơn 400 hộ

Chuyên ñề Văn hoá ðông Nám Á

LÀNG GỐM BÀU TRÚC – NÉT ðẶC SẮC CỦA NGƯỜI CHĂM Trang - 7 -

trong ñó 85% hộ làm nghề gốm truyền thống. Người trong làng kể rằng chính Pô klong
Chanh là người ñã truyền nghề, ông là một trong những vị tổ sư của nghề gốm từ thời xa.
Nét ñộc ñáo của làng gốm Bầu Trúc chính là 5 công ñoạn chế tác ra sản phẩm gốm vẫn
ñược duy trì, kế thừa và phát huy cho ñến ngày nay. Theo một vài nghệ nhân lớn tuổi của
làng Bầu Trúc, sản phẩm gốm của Bầu Trúc nổi tiếng có lẽ nhờ thổ nhưỡng của Bầu
Trúc. Từ ñất, qua nghệ thuật ủ ñất, pha ñất với cát… rồi sự sáng tạo từ ñôi bàn tay khéo
léo của các nghệ nhân ñã tạo nên những sản phẩm gốm vừa ñộc ñáo, vừa nghệ thuật.
Người dân ở Bầu Trúc ñã dùng ñôi bàn tay khéo léo của mình, những vòng tre và những
vỏ sò ñể tạo ra những tác phẩm vô giá. Thật ñáng ngạc nhiên trong khi những làng nghề
gốm khác ñã ñổi sang dùng bàn xoay như một công cụ thiết yếu, thì trái lại các nghệ nhân
Chăm vẫn dựa vào ñôi bàn tay tài năng của mình và những công cụ thô sơ. ðể tạo ra một
sản phẩm gốm, một nghệ nhân Chăm chỉ cần dùng một cái ñe – cái ñế bằng gỗ (không
phải vòng xoay) và các công cụ thô sơ khác cùng với ñất tơi; sau ñó dùng tay ñể nặn
những mẫu ñất sét thành những tác phẩm mà họ muốn. Bằng những thao tác khéo léo và
các tuyệt phẩm ñã ñược hình thành.
II – NGHỆ THUẬT CHẾ TÁC GỐM
Việc nghiên cứu nghêt thuật gốm Chăm, cho ñến nay hãy còn ít ỏi, bởi lẽ những công
cuộc khai quật khảo cổ, và những dấu hiệu về gốm Chăm hãy còn mới bắt ñầu ñược quan
tâm. một số các tác giả, gần ñây, ñã cố gắng lưu tâm ñến mối quan hệ giữa văn hoá Sa
Huỳnh và Văn hoá Chăm trong ñó có các loại hình gốm, ñặc biệt là các chumbằng gốm
thô trong chức năng làm mộ táng, chứa các di cốt hoả táng. Nhưng ñó chỉ mới là một
ñịnh hường, còn cần nhiều cứ liệu và công sức nghiên cứu tìm kiếm nhiều hơn nữa. Gần

ñây, theo một vài chỉ dẫn, các nhà khảo cổ ñang tiến hành khai quật di chỉ Gò Sành thuộc
thôn Phú Quang, xã Nhơn Hoà, huệyn An Nhơn, tỉnh Bình ðịnh. ðây là một di chỉ gồm
nhiều lò gốm cổ, có lẽ thuộc văn hoá Chăm. Rất tiếc, công việc còn dang dở, và chưa một
tư liệu và kết quả nảo của công việc khai quật ñược công bố.
Nghệ thuật, kỹ thuật chế tác gốm Chăm trong quá khứ hẳn liên quan ñến kỹ thuật chế tác
gạch ñể xây dựng các tháp Chăm cổ kính mà một số ít vẫn còn tồn tại ñến ngày nay. Tuy
nhiên, sự ñứt ñoạn trong truyền thống gốm Chăm, trong quan hệ giữa nghệ thuật gốm và
chế tác gạch Chăm vẫn còn là một câu hỏi lớn, chưa ñược giảp ñáp thoả ñáng.
Những nơi sản xuất gốm Chăm hiện nay ở Ninh Thuận, các nghệ nhân và thợ thủ công
cũng không nhớ ñược nguốn gốc lịch sử của nghề gốm ở ñịa phương. Và ông tổ của nghề
gốm ở một ñịa phương – như là Bàu Trúc (Ninh Phước, Ninh Thuận) – ñược quy công
cho Pô Klong Chanh. Theo cư dân ñịa phương, ông Pô này sống dưới thời Pô Klong
Girai (1151-1205) ñã có công trọng việc canh tân nghề gốm ở ñây.

Chuyên ñề Văn hoá ðông Nám Á

LÀNG GỐM BÀU TRÚC – NÉT ðẶC SẮC CỦA NGƯỜI CHĂM Trang - 8 -

Hiện nay, nghề làm gốm Chăm chỉ còn tồn tại ở bộ phận người Chăm Ninh Thuận. Và ở
ñây cũng chỉ có 2 làng Chăm thuộc Chăm Bà la môn là 2 trung tâm sản xuất gốm: làng
Trì ðức (Palay Gok) thuộc huyện Bắc Bình và làng Bàu Trúc (Palay Danau Panrang)
thuộc huyện Ninh Phước. Hầu hết cư dân trong 2 làng này từ nhỏ ñến lớn ñều biết và
tham gia chế tạo các sản phẩm gốm nhưng giữa 2 làng thì kỹ thuật và nghệ thuật chế tác
có một số dị biệt ñáng kể.
1. Nguyên liệu
• ðất sét vốn có ở gần các làng Trì ðức và Bàu Trúc.
• Cát nước ngọt ở các bờ sông.
• Ngoài ra, trong trang trí các sản phẩm gốm còn dùng tới: ñất có màu vàng (thổ
hoàng), trái dông, trái thị
Ở làng Trì ðức thì lấy ñất sét ven sông Mao, còn ở Bàu Trúc thì lấy ven sông Quao, ñất

ñược lấy chung cho cả làng. ðất sét ñược lấy vào khoàng tháng giêng, tháng hai kho tiết
trời nắng ráo, ñất khô dễ vận chuyển. ðất sét làm gốm ñược trữ trong các chòi trại che
tạm, ñể dùng dần.
Khi làm gốm, ñất sét ñuợc sàn lọc kỹ càng, loại bỏ mọi tạp chất nhỏ nhất, sau ñó ñược
ngâm nước ñể tạo ñộ quánh dẻo cần thiết. Cát ñược pha với ñất sét theo những tỷ lệ nhất
ñịnh tuỳ theo sản phẩm. Ở Bàu Trúc, sản phẩm càng lớn thì càng cần nhiều cát, ví như:
làm lu cần 1 ñất 1 cát, làm khạp cần 3 ñất 2 cát, làm nồi thì 2 ñất 1 cát,
Việc trộn cát, ñất và nước ñược chú ý trộn ñều và kỹ, ñảm bảo ñộ dính và ñồng nhất của
ñất làm gồm trước khi tạo hình.
2. Kỹ thuật tạo dáng
Cho ñến nay, người thợ thủ công vẫn không dùng bàn xoay, thay vào ñó là một bàn ñế gỗ
cố ñịnh giống như chiếc mâm gỗ, hoặc dùng ngay một chiếc lu lớn ñặt úp, ñáy lu ñược
làm bàn kê. ðối với những sản phẩm có kích thuớc lớn thì người thợ làm ngay trên nền
ñất bằng phẳng ñể làm, sau ñó ñể nguyên tại chỗ và phơi khô.
ðể tạo dáng, người Chăm ở Bàu Trúc và Trì ðức dùng khá nhiều dụng cụ như vòng quơ
(gai kuáh) ñể cạo mặt láng bên ngoài, vòng pouk nạo ñất trong ñáy, bàn ñập ñể vỗ ñều
bên ngoài Những dụng cụ này khá ñơn giàn, ñược làm bằng tre hoặc sắt uốn cong, và
ñôi khi cũng sử dụng vỏ sò ñể nạo, chuốt ñất bên trong, bên ngoài sản phẩm.

Chuyên ñề Văn hoá ðông Nám Á

LÀNG GỐM BÀU TRÚC – NÉT ðẶC SẮC CỦA NGƯỜI CHĂM Trang - 9 -

Tuỳ theo mỗi loại sản phẩm, các công ñoạn thực hiện có khác nhau, nhưng nhìn chung,
kỹ thuật chế tác gốm Chăm trải qua các bước:
a) Bẻ miệng:

Với chiếc vòng quơ bằng tre và một chiếc khăn thấm nước, người thợ thủ công nối những
lọn ñất hình con chạch tạo nên phần miệng sản phẩm theo ý ñịnh chế tác sản phẩm.
Người thợ vừa ñi quanh vừa miết nhẹ vòng quơ bên ngoài, theo chiều từ dười lên ñể làm

cho phần miệng sản phẩm mỏng dần và uốn cong dần.
b) Nống vai và thân:

Sau khi bẻ miệng, người thợ dùng vỏ sò nạo ñều bên trong. Vừa nạo, người thợ vừa nống
từ bên trong ra ngoài, sao cho phần thân và phần vai sản phẩm nống từ bên trong ra bên
ngoài có dáng khum tròn hoặc hơi xiên tròn. Công việc ñòi hỏi sự tỉ mỉ và khéo léo của
ñôi bàn tay, cũng như sự tinh mắt nhận biết ñộ dày mỏng, ñộ cong của vai và thân sản
phẩm sao cho ñều ñặn nhất.
c) Nống ñáy:

với chiếc vòng pouk làm bằng thanh tre hoặc sắt uốn cong người thợ gốm nạo bớt ñất ở
ñáy sản phẩm phía bên trong, ñồng thời dùng tay nống ra phía ngoài. Sau ñó, người thợ
dùng bàn ñập (gai poh) vỗ nhẹ và ñều phía bên ngoài làm cho ñáy sản phẩm có ñộ khum
tròn theo ý muốn.
d) Hoàn chỉnh
:
Người thợ dùng vòng quơ nạo dáng bên ngoài, sửa lại chỗ móp méo. Sau ñó, người thợ
dùng loại nước màu vàng ñược làm từ ñất vàng pha với nước thoa nhẹ lên bề mặt ngoài
cho sản phẩm có ñộ láng, mịn và có màu vàng gạch. Cuối cùng, người thợ dùng viên ñá
láng (patâu jôh) chá miết bên ngoài sản phẩm nhiều lần ñể tăng ñộ bóng làng và mỹ
thuật.
e) Trang trí hoa văn:

Người thợ dùng một loại bàn chải có nhiều răng nhỏ khắc vạch lên vai sản phẩm lớn như
lu, khạp thành những ñường gợn sóng song song hình khuôn nhạc. Hay một số sản phẩm
khác, người thợ dùng vỏ sò in dấu lên ñất khi còn ướt tạo thành từng nhóm hình hoặc một
dải hình vỏ sò chen chúc nhau. Một số khác hiếm hoi hơn, ñược người thợ gốm trang trí
bằng những hoa văn hình dây thừng ñắp nổi chạy quanh phần vai hoặc thân trên

Chuyên ñề Văn hoá ðông Nám Á


LÀNG GỐM BÀU TRÚC – NÉT ðẶC SẮC CỦA NGƯỜI CHĂM Trang -
10
-

Còn ở làng Trì ðức, người ta trang trí bằng cách dùng nước ñất vàng bôi lên mặt ngoài
hoặc vảy thêm các loại nước chế bằng quả cây dông, cây thị lên mặt gốm ngay sau khi
vừa nung xong, tạo nên các vết loang sẫm màu.
3. Nung gốm
Kỹ thuật nung gốm rất ñơn giản, không cần lò nung mà nung ngoài trời, tại một khoảng
ñất rộng.
Việc nung gốm ñược thực hiện với sự ñốt lửa chung của nhiều gia ñình cùng góp củi và
sắp chung các sản phẩm với nhau.
Các sản phẩm gốm sau khi phơi khô từ 3 – 7 ngày tuỳ ñộ lớn, ñược gọi là gốm mộc và
ñem ñi nung.
Người ta chất một lớp củi thưa, sau ñó ñến gốm mộc úp miệng xuống và thêm củi chung
quanh cả trên mặt khối của sản phẩm ñịnh nung. việc ñốt lửa ñược thực hiện vào giữa
trưa và xuôi hướng gió ñể lửa cháy thành ngọn to. Củi cháy tàn ñến ñâu thì sản phẩm
gốm chín ñến ñó. Sau ñó, ta dùng một cây sào dài lấy từng sản phẩm ra, ngay tức khắc,
người khác cầm nhành lá nhúng nước trài dông, trái thị ngâm giã nhỏ, rảy lên các sán
phẩm vừa ra lò còn ñang nóng. mặt gốm thấm nước quả loang lỗ các màu ñen, thẫm ñạm
nhạt như kiểu da báo. ðó là cách làm ở làng Trì ðức.
Còn ở Bàu Trúc, người ta nung theo từng gia ñình. Sản phẩm gốm chất thành nhiều lớp
bên trên một lớp dày khoảng một gang tay các loại củi lẫn rơm rạ, lá khô và cả phân trâu
bò khô. Sau khi chất lên một ñộ cao vừa phải, người thợ sẽ trải lên toàn bộ trên bề mặt
ñống gốm ñó một lớp rơm rạ dày khoảng nửa gang tay. Người ta chọn lúc ñừng gió ñể
ñốt, nhằm làm cho lớp rơm rạ bên trên khối sản phẩm cháy ñều và hết tạo thành lớp tro ủ
kín, giữ hơi nóng của lớp củi bên dưới tiếp tục cháy. Vài tiếng sau, hoặc có khi ñể qua
ñêm cho tàn lửa thì sản phẩm gốm mới ñược coi là nung chín và dở ra.
4. Sản phẩm gốm

ðược chia thành 2 loại: ñồ ñựng và ñồ nấu, cũng có các loại lò ñể ñun, nấu thức ăn.
ðồ ñựng ví như: dụ (buk - gần giống nồi, ñể ñựng nước), lu (bìu), chậu (bồn) ðồ nấu
thì có: nồi (gok), trã (glah - giống nửa hình cầu),
Bên cạnh ñó, sau này còn có các sản phẩm mang tính thương mại và nghệ thuật như: tháp
Chăm, tượng thần, các tượng trang trí,

Chuyên ñề Văn hoá ðông Nám Á

LÀNG GỐM BÀU TRÚC – NÉT ðẶC SẮC CỦA NGƯỜI CHĂM Trang -
11
-

III – GỐM CHĂM XUẤT NGOẠI
Gốm Quao, một dòng sản phẩm gốm Chăm của làng Bàu Trúc, tỉnh Ninh Thuận, mới ñây
ñã tìm ñược ñường xuất khẩu. Vẫn là những dáng vẻ, màu sắc huyền hoặc ngàn xưa,
song nay khoác thêm những tấm áo mới, gốm Chăm ñã ñi xa hơn.
Bao ñời nay, những người phụ nữ Chăm ở ngôi làng gốm nhỏ trầm lặng này ñã sinh nhai
bằng việc nặn ñất sét làm gốm. ðất sét cánh ñồng làng nhào với cát lẫn vàng non lấy ở
ven sông Quao chảy quanh làng ñã ñược nghệ nhân Chăm vuốt nên những sản phẩm gốm
mang nét ñẹp huyền bí.
“Cách ñây năm năm, một họa sĩ có tiếng từ TP.HCM ra Bàu Trúc. Nhìn thấy gốm có nét
ñẹp ñơn sơ mộc mạc, ông ñem về trang trí thêm hạt cườm, hoa văn rồi tính chuyện xuất
khẩu cho gốm. Từ lúc ñó làng gốm chúng tôi có nhiều công ty xuất khẩu ñể ý, ñến ñặt
hàng. Làm hàng mỹ nghệ xuất khẩu có giá hơn gốm truyền thống, cuộc sống cũng khá
hơn ”, nghệ nhân Lưu Thị Bứng kể.
“Có mấy công ty ñặt làm hàng xuất khẩu lấy hàng tận nhà, mình không phải gánh ñi bán
nữa”, bà Bứng cho hay. Lò bà Bứng làm gần cả ngàn mẫu hàng gốm mỹ nghệ: chậu hoa
kết hợp lồng ñèn, bình có tai, bình quai cổ cao, bình cổ cao ñiểm hoa văn dây thừng, ấm
quai
Mỗi tháng thu nhập của bà Bứng khoảng 1 – 1,5 triệu ñồng, trừ tiền vốn mua ñất cát, rơm

củi. Bà Bứng mới xây ñược căn nhà gạch thay cho nhà tranh vách ñất nhờ tiền làm gốm
chắt chiu góp lại.
Nhà nghệ nhân ðàng Thị Phan cũng khá lên nhờ chuyển từ làm gốm truyền thống sang
gốm mỹ nghệ. Bình, vại gốm mỹ nghệ chất ñầy sân. Ngoài gốm truyền thống, hiện bà
Phan làm thêm hàng mỹ nghệ cho bốn công ty xuất khẩu ñi Mỹ, Nhật. Mỗi tháng lò gốm
bà Phan làm ñược 300 sản phẩm gốm mỹ nghệ, trừ chi phí dư ñược 2 triệu ñồng mỗi
tháng.
Vài năm gần ñây, nhiều doanh nghiệp thủ công mỹ nghệ ñã ñể mắt ñến dòng gốm mang
nét bí ẩn ngàn xưa của làng Bàu Trúc. “Nguyên liệu làm gốm từ cát lẫn hạt vàng non
thiên nhiên làm nên những sản phẩm gốm ñộc ñáo chính là ñiểm nhấn mà chúng tôi
muốn giới thiệu với khách Âu, Mỹ”, chị Mai Thị Nhân – giám ñốc sản xuất Công ty Việt
Hạ Chí (TP.HCM) – nói.
Quao, tên dòng sông chảy cạnh làng gốm Bàu Trúc, ñược chọn làm tên dòng sản phẩm
khoác tấm áo mới của làng gốm. Việt Hạ Chí ñã xuất hơn 20 khối hàng gốm Chăm ñi

Chuyên ñề Văn hoá ðông Nám Á

LÀNG GỐM BÀU TRÚC – NÉT ðẶC SẮC CỦA NGƯỜI CHĂM Trang -
12
-

Pháp, Singapore. Trong kho Việt Hạ Chí lúc nào cũng trữ khoảng một container 40 feet
hàng gốm Quao ñể kịp giao hàng ñúng hạn. Mỗi tháng Việt Hạ Chí ñưa ra khoảng 20
mẫu gốm mới. Trên những sản phẩm gốm Quao, ý tưởng của nghệ nhân làng gốm và nét
sáng tạo của Việt Hạ Chí ñã ñược kết hợp hài hòa. Thành công ñã mỉm cười với những lô
hàng gốm Quao ñầu tiên, những thị trường mới mở ra
IV – KẾT LUẬN
Nghệ thuật chế tác gốm Chăm hiện nay chỉ còn bảo lưu ở vùng người Chăm Ninh Thuận
và cũng chỉ là hạn hẹp trong một vài ñịa phương như Bàu Trúc, Trí ðức, Nhìn chung
kỹ thuật chế tác gốm Chăm khá ñơn giản, thợ thủ công nghề gốm Chăm vẫn còn duy trì

các ñế gỗ, mâm gỗ cố ñịnh, chưa biết tới bàn xoay. Nghệ thuật trang trí trên sản phẩm
gốm còn khá thô sơ, ñơn ñiệu và hiếm hoi ngoài cách làm láng, hoặc vài nét hoa văn hình
răng lược, dấu vỏ sò hoặc bôi màu thẫm loang lỗ tự nhiên mà không sử dụng các loại
men gốm. Nhiệt ñộ nung gốm còn thấp, chỉ nung bằng cách ñốt nóng sản phẩm ngoài
trời, không sử dụng lò nung với quy mô lớn. Loại hình sản phẩm gốm Chăm cũng rất ñơn
ñiệu, kích thước nhỏ bé là chủ yếu. Tuy nhiên, qua kỹ thuật chế tác gốm Chăm cũng cho
thấy một số ñặc ñiểm văn hoá tộc người Chăm, cũng như mối quan hệ văn hoá với các
dân tộc láng giềng thể hiện khá rõ nét. Sản phẩm gốm Chăm ñã ñáp ứng nhu cầu tiêu
dùng và thị hiếu không chỉ của người Chăm mà còn ñuợc trao ñổi rộng rãi với nhiều vùng
và nhiều tộc người khác nữa. ðặc biệt hiện nay gốm Chăm ñã trở thành thương phẩm có
giá trị xuất khẩu, cũng như có giá trị trong các hoạt ñộng tham quan, du lịch cả trong và
ngoài nước.










Chuyên ñề Văn hoá ðông Nám Á

LÀNG GỐM BÀU TRÚC – NÉT ðẶC SẮC CỦA NGƯỜI CHĂM Trang -
13
-

TÀI LIỆU THAM KHẢO
 PHAN XUÂN BIÊN, PHAN AN, PHAN VĂN DỐP – VĂN HOÁ CHĂM – NXB

KHOA HỌC XÃ HỘI – 1991.
 WEBSITE TỈNH NINH THUẬN:
WWW.NINHTHUAN.GOV.VN
 WEBSITE UỶ BAN DÂN TỘC:
CEMA.GOV.VN



















Chuyên ñề Văn hoá ðông Nám Á

LÀNG GỐM BÀU TRÚC – NÉT ðẶC SẮC CỦA NGƯỜI CHĂM Trang -
14
-


PHỤ LỤC
MỘT SỐ HÌNH ẢNH LIÊN QUAN ðẾN GỐM CHĂM BÀU TRÚC
a) Các bước tạo thành một sản phẩm gốm của nghệ nhân ðàng Thị Gia tại làng Bàu
Trúc – thị trấn Phước Dân – Ninh Phước – Ninh Thuận:



Chuyên ñề Văn hoá ðông Nám Á

LÀNG GỐM BÀU TRÚC – NÉT ðẶC SẮC CỦA NGƯỜI CHĂM Trang -
15
-





Chuyên ñề Văn hoá ðông Nám Á

LÀNG GỐM BÀU TRÚC – NÉT ðẶC SẮC CỦA NGƯỜI CHĂM Trang -
16
-





Chuyên ñề Văn hoá ðông Nám Á

LÀNG GỐM BÀU TRÚC – NÉT ðẶC SẮC CỦA NGƯỜI CHĂM Trang -

17
-


b) Một số hoa văn ñược sử dụng trong gốm Chăm:



×