Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

Chương 2: Kho Và Thiết Bị Kho Bảo Quản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.68 MB, 30 trang )

Chương 2
KHO VÀ THIẾT BỊ KHO BẢO QUẢN
2.1. KHO BẢO QUẢN
2.1.1. Nhiệm vụ, yêu cầu kỹ thuật và phân loại
a) Nhiệm vụ
Kho bảo quản có nhiệm vụ bảo quản và lưu trữ các sản phẩm nông nghiệp trước và sau
khi chế biến.
b) Yêu cầu kỹ thuật
- Có đủ dung tích để chứa hết khối lượng sản phẩm cần lưu trữ.
- Kho phải được xây dựng trên địa hình cao ráo, thoáng mát, dễ thoát nước.
- Kết cấu kho phải đảm bảo được các yêu cầu trong bảo quản
- Phải có hệ thống trang thiết bị để sơ chế trước khi nhập kho hoặc xử lý các sự cố
không bình thường xảy ra trong kho.
- Có hệ thống đảm bảo an toàn về điện và hỏa hoạn.
c) Phân loại
- Theo loại nông sản cần bảo quản
- Theo phương pháp bảo quản
- Theo mức độ cơ khí hóa
- Theo vị trí tương đối so với mặt đất
2.1.2. Nguyên lý cấu tạo
a) Kho bảo quản hạt, bột
Để bảo quản sản phẩm dạng hạt và bột (bột gạo, cám, ngô, ) người ta thường dùng các
kho thường, kho cơ giới, kho silo. Các kho này thường được xây một tầng ở trên mặt đất
(H. 2.1). Nguyên lý kết cấu xây dựng kho như sau:
Móng kho được làm bằng bê tông, cao hơn mặt đất bên ngoài ít nhất 30 ÷ 40cm, thường có
gờ úp xuống để tránh cho chuột khỏi trèo lên. Móng kho phải được xây trên nền đất cứng để
tránh bị lún.
Sàn kho sàn kho phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật như sau :
- Bền vững, chịu được áp lực cực đại của khối sản phẩm mà không bị hư hỏng.
- Cách ẩm tốt, ngăn được mạch nước ngầm và khí ẩm ở bên ngoài vào.
- Tránh tạo điều kiện cho côn trùng và sâu mọt vào kho phá hoại.


Hiện nay sàn kho thường được kết cấu theo 3 kiểu: sàn gỗ, sàn gạch, sàn bê tông, có
thể có gầm hoặc không có gầm, trong đó sàn bê tông có ưu điểm là bền vững, cách ẩm tốt
nên được áp dụng phổ biến nhất.
-41-
Hình 2.1. Mặt cắt ngang kho bảo quản hạt
1- mái kho; 2- tường kho; 3- sàn kho; 4- mặt đất; 5- móng
kho; 6- băng tải xuất; 7- khối hạt; 8- băng tải nhập.
Tường kho có thể là một lớp hoặc hai lớp. Tường kho phải đảm bảo vững chắc, không
thấm nước, không có khe hở và cách nhiệt tốt.
Mái kho là nơi hấp thụ nhiều nhiệt nhất nên phải thiết kế đảm bảo khả năng cách nhiệt
tốt. Mái kho thường làm bằng phebrôximăng, tôn tráng kẽm hoặc nhôm lá, dưới mái
thường là một lớp xỉ bông cách nhiệt.
Cửa kho bao gồm các cửa ra vào, cửa sổ và cửa thông gió. Cửa ra vào phải bố trí ở
những vị trí thích hợp để tiện vận chuyển xuất nhập kho, tiện đi lại kiểm tra và xử lý sự cố
khi cần thiết. Cửa sổ phải có mái chìa hay vỉa chớp để tránh mưa hắt. Cửa thông gió phải
có hai lớp : phía trong là lưới mắt cáo để chống chim chuột, phía ngoài là kính hoặc chớp.
Khi cần thông gió tự nhiên, các cửa được mở ra một cách dễ dàng.
Việc lắp đặt các trang thiết bị trong kho tùy theo mức độ áp dụng cơ khí hóa và tự động
hóa. Đối với kho thường hầu như không có các trang thiết bị kèm theo, mọi công việc trong
kho chủ yếu dùng sức lao động của con người. Đối với kho cơ giới có trang bị : các thiết bị sơ
chế như thiết bị làm sạch và phân loại, thiết bị sấy; các phương tiện vận chuyển như băng
chuyền, gầu chuyền, guồng chuyền, để cơ khí hóa toàn bộ công việc xuất nhập kho; thiết bị
thông gió cưỡng bức để xử lý trường hợp khi khối hạt bị bốc nóng hoặc vi sinh vật và côn
trùng phát triển. Kho xi lô là kho hoàn chỉnh nhất hiện nay. Ngoài những trang bị như kho cơ
giới, trong kho còn được trang bị các phương tiện để thực hiện các phương pháp bảo quản
lạnh, thoáng, kín, Hầu hết các công việc trong kho đều được tự động hóa.
Ở các nước nhiệt đới, để bảo quản hạt người ta còn xây dựng kho ngầm hoặc kho nửa
ngầm. Kho ngầm được xây bằng bê tông, mặt cắt ngang có thể là hình tròn hoặc hình côn,
có nắp đậy kín (H. 2.2).
Hình 2.2. Mặt cắt ngang kho ngầm bảo quản hạt

1- khối hạt; 2- lớp bê tông; 3- đất; 4- lớp cách ẩm
Cách bố trí nguyên liệu trong kho :
Trường hợp nguyên liệu bảo quản trong bao bì, khi đó các bao được xếp thành chồng
trên bục cách sàn ít nhất 0,2m và cách tường lớn hơn 0,5m. Tùy theo dạng nguyên liệu mà
các bao được xếp theo các kiểu trên hình 2.3.
-42-
Hình 2.3. Kiểu xếp chồng bao
a) xếp chồng ba; b) xếp khóa đầu; c) xếp chồng năm; d) xếp hình miệng giếng
b) Kho bảo quản thực phẩm tươi sống
Đối với thực phẩm tươi sống như quả tươi, thịt, cá, sữa, người ta thường bảo quản trong
các kho lạnh. Thực phẩm có thể bảo quản ở dạng đóng gói hoặc không đóng gói.
Kho bảo quản thực phẩm tươi sống thường làm một tầng có nền phẳng, lát bằng gạch
tráng men, có chia thành các ngăn dọc, ngang kho, giữa các ngăn có lối đi đủ lớn để vừa
đảm bảo độ thông thoáng vừa tạo điều kiện cho các phương tiện vào kho tham gia bốc dỡ,
vận chuyển.
Để tránh tổn thất nhiệt sàn kho, tường và mái kho cần được làm bằng vật liệu cách
nhiệt, cửa ra vào cần có đệm làm kín.
Ví dụ, khi bảo quản rau quả nhiệt độ luôn được duy trì từ -2
o
C ÷ 5
o
C, khi bảo quản thịt
cá nhiệt độ từ -12
o
C ÷ -18
o
C, Để làm lạnh phòng người ta thường dùng các phương pháp
sau:
- Phương pháp làm lạnh bằng giàn lạnh đặt trực tiếp trong phòng (hình 2.4a).
- Phương pháp làm lạnh bằng cách dùng quạt gió thổi không khí lạnh vào phòng (hình

2.4b).
- Phương pháp làm lạnh vỏ không khí xung quanh phòng (hình 2.4c).
-43-
Hình 2.4. Sơ đồ nguyên lý làm lạnh phòng bảo quản.
a) Giàn lạnh đặt trực tiếp trong phòng; b) Dùng quạt thổi không khí
lạnh vào trong phòng; c) Làm lạnh vỏ phòng.
1- phòng bảo quản; 2- giàn lạnh; 3- quạt; 4- bộ phận làm ẩm không
khí; 5- lớp vỏ không khí.
Trang thiết bị trong kho lạnh chủ yếu là các thiết bị nâng hạ, vận chuyển để cơ khí hóa
việc bốc dỡ xuất nhập kho. Trong các kho này thường trang bị các xe ô tô có bộ phận tự
bốc dỡ, xe nâng hạ, xe gòng chạy trên các đường ray ở trên mặt đất hoặc ray treo trên trần.
Cách bố trí nguyên liệu trong kho: Đối với rau quả đưa vào phòng bảo quản lạnh được
đựng trong các sọt, xếp thành từng chồng cao cách trần 25 ÷ 30 cm. Dưới nền phải có bục
kê 15cm. Khoảng cách đến tường 40 ÷ 50cm và đến giàn lạnh 50 ÷ 60cm, đồng thời nên có
tấm chắn bức xạ nhiệt trực tiếp cho những chồng ở gần giàn lạnh, còn khoảng cách giữa
các chồng sọt 10 ÷ 15cm. Đối với thịt sau khi làm lông, mổ lấy ruột gan, cắt đầu và chân
có thể treo cả con vào các dầm đặt dọc hoặc ngang phòng (hình 2.5).
Đối với sản phẩm lạnh đông đóng gói có thể xếp lên giàn tầng, khoảng cách giữa các
bao bì và các tầng phải phù hợp, để cho không khí lạnh có thể thâm nhập trên toàn bộ bề
mặt và bên trong bao bì. Chú ý, khi nguyên liệu đưa vào phòng lạnh cần phải được làm
lạnh sơ bộ, khi đưa ra khỏi phòng lạnh cần phải nâng nhiệt độ từ từ, tránh gây biến đổi
nhiệt độ đột ngột sẽ làm đọng nước, dễ gây hư hỏng nguyên liệu.
Hình 2.5. Cách bố trí nguyên liệu trong kho lạnh
a) Thịt lợn không đóng gói; b) Thịt lợn đóng gói
c) Kho bảo quản củ
Tùy theo phương pháp bảo quản và loại củ, người ta thường kết cấu kho theo các dạng
như sau :
-44-
Bảo quản trên giàn là phương pháp đơn giản nhất thường áp dụng để bảo quản khoai
tây với khối lượng không lớn.

Trước khi nhập kho phải làm vệ sinh kho, giàn và phun thuốc sát trùng lên tường, nền,
trần nhà và các dụng cụ trong kho. Để chống mốc cho giàn tre, gỗ nên phun dung dịch
sunfat đồng. Sau 2 ÷ 3 ngày khi kho và giàn khô thì xếp khoai lên giàn. Chú ý loại những
củ đã mắc bệnh và xây xát nhiều. Khoảng 10 ngày đầu chỉ nên xếp 2 ÷ 3 lớp củ để đảm
bảo thoáng khí vào mọi củ. Nên mở cửa kho để có ánh sáng và thông gió tự nhiên với mục
đích làm cho bề mặt khoai khô, vết thương chóng lành và tạo một lượng nhỏ solanin để
tăng sức đề kháng của củ. Sau giai đoạn này tăng số lớp khoai lên 4 ÷ 5 để tiết kiệm diện
tích bảo quản.
Bảo quản trong hầm là phương pháp phổ biến để dự trữ các loại củ. Hầm có nhiều kiểu:
kiểu sâu dưới mặt đất, kiểu nửa chìm và kiểu đắp trên mặt đất. Trước khi xếp khoai vào
kho, cần loại bỏ những củ xây sát nhiều. Trường hợp khoai bị ướt vỏ phải hong hoặc thông
gió cho khô. Không bảo quản khoai bị ngập nước. Xếp khoai nhẹ nhàng. Nếu thông gió tự
nhiên thì chiều cao đống khoai không quá 1m, nếu thông gió cưỡng bức thì chiều cao tới
2,5 ÷ 3,0m. Trong 10 ngày đầu, cần giữ nhiệt độ 29 ÷ 30
o
C và độ ẩm không khí 85 ÷ 95%
để làm liền vết thương. Sau giai đoạn này khoai ở trạng thái ngủ ổn định nên hạ nhiệt độ
xuống 12 ÷ 15
o
C và độ ẩm không khí 85%. Sau 2 ÷ 3 tháng bảo quản khoai chuyển sang
giai đoạn mọc mầm và dễ bị thối, cần bảo quản ở nhiệt độ thấp.
Hầm bảo quản có ưu điểm giữ được nhiệt độ và độ ẩm điều hòa, ít thay đổi theo thời
tiết ngoài trời, mặt khác nhiệt độ dưới hầm thường thấp hơn nhiệt độ trên mặt đất thuận lợi
cho việc bảo quản.
Bảo quản bằng cách đắp đất cát
-45-
Hình 2. 6. Bảo quản khoai tây bằng cách đắp đất
1- lớp đất nện chặt; 2- lớp bùn khô; 3- ống nhiệt kế; 4- lớp
rơm; 5- khoai; 6- rãnh quạt không khí; 7- rãnh thoát nước mưa.
2.1.3. Cấu tạo một số loại kho thông dụng

a) Kho cơ giới không có thiết bị sơ chế
Loại kho này được sử dụng để bảo quản hạt (hình 2.7).
Trong kho có trang bị một gầu tải và hai băng tải để cơ khí hóa việc xuất nhập kho, một
quạt cao áp để thông gió cưỡng bức khi khối hạt trong kho bị bốc nóng.
Hạt được gầu tải đưa từ dưới lên rót vào băng tải 4 đặt trên nóc, chạy suốt chiều dài
kho. Trên từng đoạn băng tải có thiết bị gạt hạt xuống từng ô kho một. Hạt được lấy ra
dưới đáy nghiêng cũng bằng băng tải 1 chạy dọc kho.
Khối hạt trong kho được thông gió cưỡng bức khi cần thiết bằng một hệ thống ống thổi
không khí 2 đặt trên mặt nền, theo chiều ngang. ống phân phối làm bằng thép, có lỗ về phía
trên. Trên miệng lỗ đặt tấm chắn 5 để không khí đi ra hai bên và hạt không rơi vào ống.
Không khí được nén và thổi vào hệ thống đường ống bằng quạt cao áp 3.




Hình 2.7. Kho cơ giới không có thiết bị sơ chế
1- băng tải xuất; 2- ống thổi không khí; 3- quạt; 4- băng tải nhập; 5- tấm chắn.
b) Kho cơ giới có thiết bị sơ chế
Về kết cấu xây dựng loại kho này cũng tương tự như kho không có thiết bị sơ chế.
Thiết bị sơ chế được trang bị trong kho gồm có lò sấy, sàng tách tạp chất và một số thiết bị
khác để thực hiện việc bốc dỡ, vận chuyển, xuất nhập kho hoặc xử lý những sự cố bất lợi
như bốc nóng, côn trùng phát triển nhanh khi thực hiện bảo quản hạt (hình 2.8).
-46-

Hình 2.8. Sơ đồ cấu tạo kho cơ giới có thiết bị sơ chế.
1- xe vận chuyển; 2- thùng tiếp nhận hạt; 3,8- băng tải nhập; 4- gầu tải; 5- thùng phân
phối; 6- sàng làm sạch tạp chất; 7- thiết bị sấy; 9- bộ phận tháo liệu; 10- băng tải xuất.
Trường hợp nhập hạt khô, sạch vào kho theo thứ tự như sau :
1 - 2 - 3 - 4 - 8 - 9 - kho
Trường hợp nhập hạt vào kho có nhiều tạp chất :

1 - 2 - 3 - 4 - 5 - 6 - 4' - 5' - 8 - 9 - kho
Trường hợp hạt ẩm và nhiều tạp chất :
1 - 2 - 3 - 4 - 5 - 6- 4' - 5' - 7 - 4'' - 5'' - 8 - 9 - kho
Trường hợp xuất hạt :
Kho - 10 - 4 - 5 - 1
c) Kho silô
Kho silô thường được dùng để bảo quản hạt hoặc bột chế biến ở dạng đổ rời (hình 2.9).
Hệ thống kho silô gồm có các thiết bị như sau :
Silô là nơi chứa đựng nguyên liệu cần bảo quản. Silô được cấu tạo là một ống hình trụ,
đáy có dạng hình chóp, cao khoảng 30 ÷ 35m, có nắp đậy kín để có thể bảo quản ở trạng
thái kín hoặc lạnh khi cần thiết. Vật liệu làm silô thường là bêtông, kim loại hoặc kim loại
tráng men. Mỗi kho có thể có nhiều silô, trong đó có một silô bỏ trống, nhờ đó có thể
thường xuyên đảo trộn nguyên liệu bằng cách chuyển nguyên liệu từ silô này sang silô
khác.
Thiết bị bốc dỡ vận chuyển gồm có hệ thống băng tải, gầu tải
Thiết bị sơ chế gồm có hệ thống thiết bị làm sạch và phân loại, thiết bị sấy, Thiết bị
kiểm tra, xử lý nguyên liệu trong quá trình bảo quản gồm có: các nhiệt kế, ẩm kế cắm vào
giữa các silo ở nhiều độ cao khác nhau, thường 5 ÷ 7m đặt một chiếc; hệ thống ống dẫn
không khí gắn với quạt cao áp để thổi không khí nóng hoặc lạnh vào khối hạt nhằm điều
chỉnh nhiệt độ và độ ẩm,
-47-
Hình 2.9. Sơ đồ cấu tạo kho silô.
1- gầu tải; 2, 5- băng tải; 3- bộ phận tháo liệu; 4- ống dẫn không khí; 6- silo
Các thiết bị trong kho có quan hệ mật thiết với các dữ kiện và các thông số đã được lập
trình trên máy vi tính như: nhiệt độ và độ ẩm hạt, nhiệt độ và độ ẩm không khí môi trường
xung quanh. Nhờ thiết bị điện tử và hệ thống máy tính, chương trình làm việc của kho
được tự động hóa hoàn toàn. Với dung lượng kho là 20.000 tấn chỉ cần 1 ÷ 2 người làm
việc và bảo vệ kho.
Kho silô có ưu điểm: có thể bảo quản được khối lượng sản phẩm lớn và nhiều loại sản
phẩm khác nhau trong cùng một lúc; cho phép cơ khí hóa và tự động hóa việc xuất nhập

kho; có thể làm tăng độ đồng nhất của sản phẩm nhờ sự đảo trộn và thuyên chuyển silo; vi
sinh vật và côn trùng khó xâm nhập vào trong kho để phá hoại. Mặc dù vốn đầu tư xây
dựng cao nhưng hiệu quả kinh tế lại rất lớn do giảm được hư hỏng sản phẩm và giảm chi
phí lao động. Vì vậy, hiện nay kho silo được áp dụng phổ biến ở nhiều nước trên thế giới,
đặc biệt là ở những nước phát triển.
d) Kho bảo quản khoai tây
Kho bảo quản khoai tây (hình 2.10) là loại kho được trang bị hệ thống thông gió cưỡng
bức. Kích thước nhà kho: dài 72m, rộng 18m. Tường kho làm sâu xuống mặt đất 1,7m,
phần tường trên mặt đất đắp thêm đất cao 1m. Trong kho chia thành từng ô có kích thước
6x6m hoặc 3x6m. Ở giữa dọc theo kho có lối đi rộng 6m và có rãnh để quạt không khí vào
từng ô. Chiều cao đống khoai từ 3 ÷ 4m.
-48-
Hình 2. 10. Kho bảo quản khoai tây
1- cửa hút không khí; 2- ngăn trộn không khí; 3- quạt; 4- rãnh dẫn không khí;
5- rãnh phân phối không khí; 6- van điều chỉnh không khí vào từng ô chứa
khoai; 7- hộp máng phân phối khí; 8- ống thoát khí; 9- ô chứa khoai.
-49-
-50-
e) Kho lạnh
Trên hình 2.11 là sơ đồ cấu tạo kho lạnh có dung tích 100 tấn được sử dụng để bảo
quản thịt, cá.
Hình 2.11. Kho lạnh dung tích 100 tấn
1- nồi hơi; 2- gian đặt máy; 3, 4, 5- phòng bảo quản lạnh; 6- phòng
lạnh đông; 7- buồng đệm cửa; 8- cửa; 9- bậc lên xuống.
Cấu tạo kho gồm nồi hơi 1, gian đặt thiết bị làm lạnh 2 (gồm có máy nén khí, thiết bị
ngưng tụ, bơm, ), ba phòng bảo quản lạnh 3, 4, 5 được sử dụng để bảo quản sản phẩm ở
nhiệt độ 0 ÷ -12
o
C, phòng lạnh đông 6 được sử dụng để lạnh đông sản phẩm hoặc bảo quản
sản phẩm sau khi đã ướp lạnh ở nhiệt độ -12 ÷ -15

o
C. Trong các phòng bảo quản lạnh hay
lạnh đông có đặt các giàn bay hơi trực tiếp. Để tránh thay đổi đột ngột nhiệt độ trong các
phòng bảo quản lạnh, người ta bố trí buồng đệm cửa 7. Cửa 8 đóng mở tự động, cho phép
thời gian đóng mở cửa chỉ trong vài giây. Trong tổ hợp cửa có động cơ điện, bộ phận
truyền động, khung, đệm làm kín, Cửa có thể tự động mở khi xe đẩy tới và tự động đóng
khi xe qua cửa. Để cơ khí hóa khâu bốc dỡ vận chuyển, trong kho có bố trí đường sắt và
đường ô tô chạy song song, sử dụng ô tô có bộ phận tự bốc dỡ, xe rùa điện, xe nâng và các
cơ cấu vận chuyển khác.
-51-
Bao quan ca trong phong lanh
-52-
2.1.4. Xử lý các sự cố và trường hợp không bình thường trong kho
a) Kho bảo quản hạt
Sự cố thường xảy ra trong các kho bảo quản hạt: độ ẩm hạt cao do khi nhập kho đã ẩm
hoặc do hút ẩm từ không khí; hạt bị sâu mọt hoặc vi sinh vật phát triển mạnh do từ bên
ngoài lan truyền vào hoặc do độ ẩm, nhiệt độ tăng kích thích chúng phát triển; hạt bị bốc
nóng cục bộ hoặc toàn bộ (thường là cục bộ).
Biện pháp phòng trừ:
Xử lý sâu mọt, vi sinh vật
- Dùng thuốc hóa học với liều lượng thích hợp để tiêu diệt. Nên dùng thuốc dạng hơi để
an toàn khi bị dư lượng độc.
- Sấy hạt ở nhiệt độ cao 65 ÷ 70
o
C sau đó làm nguội. ở nhiệt độ này hầu hết các sâu
mọt hoặc vi sinh vật có trong hạt đều bị tiêu diệt.
Có thể đưa hạt ra khỏi kho để sấy hoặc có thể sấy ngay ở trong kho bằng cách thổi gió
nóng vào, sau đó làm nguội bằng phương pháp thổi gió lạnh. Thời gian sấy kết thúc khi kiểm
tra trong khối hạt không còn sâu mọt, vi sinh vật sống sót.
Xử lý khi hạt bị ẩm, bị bốc nóng

Khi hạt bị ẩm, bị bốc nóng thường được xử lý bằng phương pháp thông gió cưỡng bức nhờ
quạt cao áp. Khi đi qua giữa các hạt, không khí đóng vai trò tác nhân sấy trong trường hợp xử
lý hạt ẩm hoặc đóng vai trò tác nhân làm lạnh trong trường hợp xử lý hạt bốc nóng.
b) Kho bảo quản thực phẩm tươi sống
- Đối với kho thường: sự cố thường gặp là khối rau quả bị bốc nóng do quá trình hô hấp
phát sinh ra nhiệt, khi đó cần phải thực hiện thông gió. Có thể thông gió tự nhiên lợi dụng
nguyên tắc đối lưu nhiệt, không khí nóng nở ra tăng thể tích, nhẹ hơn chuyển động ngược lên,
không khí lạnh ở dưới tràn vào, gây ra sự hút và thải. Khi thông gió cưỡng bức yêu cầu áp suất
tùy theo chiều dày của khối sản phẩm còn lưu lượng phải đạt được khoảng 50m
3
không khí
cho 1 tấn nguyên liệu trong 1 giờ.
- Đối với các kho lạnh sự cố thường gặp là hiện tượng hao hụt khối lượng do mất nước
trong sản phẩm. Nguyên nhân là do khi nhiệt độ thấp, hơi nước trong không khí ngưng tụ và
dễ tạo thành băng tuyết bám trên giàn lạnh làm cho độ ẩm không khí trong phòng bảo quản
giảm xuống, từ đó nước trong sản phẩm sẽ bốc hơi. Để khắc phục hiện tượng này cần phải bổ
sung ẩm vào trong phòng bảo quản bằng cách dùng thêm bộ phận làm ẩm không khí. Ngoài ra,
khi nhiệt độ phòng bảo quản giảm xuống quá thấp hoặc tăng quá cao thì phải có biện pháp
tăng hoặc giảm nhiệt độ từ từ, không gây biến đổi nhiệt độ đột ngột, làm đọng nước dễ làm hư
hỏng nguyên liệu. Sự tăng hay giảm nhiệt độ cho phép từ 4 ÷ 5
o
C trong một ngày đêm.
c) Kho bảo quản củ
Hiện tượng tự bốc nóng là sự cố thường gặp khi bảo quản sản phẩm dạng củ. Quá trình
hô hấp của khối củ trong kho thải ra một lượng nhiệt khá lớn, ngưng đọng nước.
Để khắc phục hiện tượng tích tụ nhiệt, ngưng đọng nước trong đống khoai khi bảo
quản với khối lượng lớn cần thiết phải thông gió cưỡng bức. Tùy theo chiều cao đống
khoai mà xác định áp suất và lưu lượng không khí cho thích hợp. Khi chiều cao đống khoai
3 ÷ 4m, lượng không khí phải quạt vào kho được tính theo công thức:
( )

τ−
=
21k
ttC
Q
V
(2.1)
Q - nhiệt lượng phải giải thoát khỏi kho, kcal;
C
k
- nhiệt dung trung bình của không khí, C
k
= 0,31
t
1
, t
2
- nhiệt độ trong kho và của không khí quạt vào kho,
o
C;
τ - thời gian quạt, ngày.
Hiện tượng mọc mầm thường xảy ra trong quá trình bảo quản củ đặc biệt là khoai tây
-53-
và khoai lang. Khi phát hiện thấy khoai chuẩn bị mọc mầm cần hạ thấp nhiệt độ xuống
khoảng 3 ÷ 4
o
C trong trường hợp bảo quản lạnh, đồng thời sử dụng các hóa chất ức chế sự
nảy mầm.
Ngoài ra, cần phải kiểm tra theo dõi thường xuyên, khi phát hiện có hiện tượng hà và
thối cần xuất kho tiêu thụ ngay.

2.1.5. Lý thuyết tính toán kho bảo quản
a) Dung tích kho
Dung tích kho được xác định trên cơ sở lượng sản phẩm tối đa đã lưu lại trong kho ở
một thời gian nào đó. kho chờ bán và chờ sản xuất muốn xác định chính xác dung tích cần
phải lập biểu đồ nhập và xuất theo thời gian trong năm.
b) Xác định kích thước xây dựng của kho
Kích thước xây dựng kho phải được tính toán sao cho chứa hết khối lượng sản phẩm
cần bảo quản nhưng phải đảm bảo hệ số sử dụng thể tích cao nhất nhằm tiết kiệm diện tích
xây dựng hữu ích. Để đạt được mục đích trên, cần phải bố trí một cách hợp lý các khoảng
không gian để chứa sản phẩm và các khoảng trống để tiến hành các công việc quản lý bảo
quản, đồng thời phải đảm bảo có chiều rộng, chiều cao đủ lớn để cho các phương tiện bốc
dỡ vận chuyển làm việc, đặc biệt là phải đủ để cho 1 xe ô tô có thể ra vào kho được dễ
dàng. Thông thường, khoảng cách giữa khối sản phẩm và tường kho là 1m, đường biên để
đi lại vận chuyển là 4m, khoảng cách giữa trần kho và khối sản phẩm đủ để cho người có
thể đứng thẳng mà vẫn không bị chạm vào trần, tối thiểu cũng phải là 1m.
Các số liệu tính toán về kho bảo quản của Trung tâm bảo quản hàng nhiệt đới Slamk (Anh)
ghi trong bảng 2.1 có thể dùng để tham khảo khi tính toán kích thước kho.
-54-
Bảng 2.1. Các thông số cơ bản của kho bảo quản
Kích thước Kho nhỏ Kho vừa Kho lớn Kho rất lớn
Dài (m)
Rộng (m)
Chiều cao tường (m)
Diện tích (m
2
)
Thể tích (m
3
)
10

5
3
50
150
20
10
4
200
800
40
15
5
600
3000
100
20
6
2000
12000
c) Áp suất của vật liệu rời trong kho
Gồm có áp suất tác động lên thành kho và áp suất tác động lên đáy kho.
Trên hình 2.12 là sơ đồ tính toán áp suất của khối hạt tác động lên đáy kho chứa hình
trụ, kiểu kho silô.
Hình 2.12. Các lực thẳng đứng trong khối hạt
Xét phần tử lớp hạt nằm ngang có bề dày dz và cách mặt thoáng lớp hạt một khoảng là
z. Bán kính trong của kho là r (m) tổng chiều cao lớp hạt trong kho là Z (m). Tại khoảng
cách z, giả sử vi phân lớp vật liệu là một piston ép lên lớp vật liệu bên dưới và bản thân nó
chịu tác động bởi lực thẳng đứng F
v
từ bên trên. Áp suất thẳng đứng p

v
tại z là:
2
v
v
r
F
p
π
=
(2.2)
Từ đó ta có:
dF
v
=
π
r
2
dp
v
(2.3)
Sự biến đổi của lực này qua lớp vi phân phần tử vật liệu là hiệu số giữa sự biến đổi
trọng lượng dF
g
và sự biến đổi lực ma sát d
f
:
-55-
dF
v

= dF
fg
- dF
f
(2.4)
Trọng lượng của phần tử lớp hạt là
πρ
b
r
2
gdZ với
ρ
b
là khối lượng thể tích của khối
hạt. Lực ma sát là tích số giữa hệ số ma sát

tại thành silô và lực tác dụng lên thành silô
F
L
với F
L
là tích số giữa áp suất tác động lên thành silô p
L
với diện tích tác động 2
π
rdZ. Do
đó:
( )
dZrp2gdZrdprdF
Lb

2
v
2
v
πµ−ρπ=π= '
(2.5)
Chia tất cả cho

và để ý rằng tỉ số p
L
/p
v

= K’
dZpKgrdZp
p
p
grrdp
vbv
v
L
bv
)''2()'2(
µρµρ
−=−=
(2.6)
Đặt p
B
là áp suất thẳng đứng tác động lên đáy bồn. Lấy tích phân phương trình (2.6) từ
đỉnh đến đáy khối hạt, ta được:

∫ ∫
µ−ρ
=
T
Z
0
PB
0
vB
v
pK2gr
rdp
dZ
''
(2.7)
( )
[ ]
PT
0
vbT
pK2gr
K2
r
Z ''ln
''
µ−ρ
µ
−=
hay
( )

vT
pZK2
b
B
e1
K2
gr
p
/''
''
µ−

µ
ρ
=
, N/m
2
(2.8)
Trong đó:
r – bán kính silô, m;
b
ρ
- khối lượng thể tích của vật liệu, kg/m
3
;
g - gia tốc trọng trường, m/s
2
Z
T
- chiều cao khối hạt, m;


- hệ số ma sát.
K’- hệ số được xác định theo công thức:
ϕ
ϕ
cos1
sin1
'
+

=K
ϕ- góc ma sát trong của vật liệu
Phương trình (2.8) được gọi là phương trình Janssen. Mối quan hệ giữa áp suất tác
động và chiều cao được trình bày trên hình 2.12 Với chiều cao chất rắn, khi chiều cao lớp
vật liệu gấp ba lần đường kính thì thêm vật liệu vào không làm ảnh hưởng đến áp suất tại
đáy bồn chứa.
Khi bồn chứa có tiết diện không là hình tròn thì r được thay bằng hai lần bán kính thuỷ
lực. Hệ số ma sát

cho một số vật liệu hạt trên bề mặt bê tông hoặc kim loại nhẵn có giá
trị từ 0,35 – 0,55.
d) Chuyển động của vật liệu khi ra khỏi kho silô
Thông thường đáy silô có dạng hình côn được điều tiết bằng một van hoặc bộ phận
tháo liệu quay. Áp suất tại đáy trong trường hợp này nhỏ hơn giá trị tính toán theo công
thức 2.8.
Dòng chuyển động của vật liệu ra khỏi silô theo hai dạng: chuyển động cả khối nghĩa
là cả khối vật liệu chuyển động ra khỏi silô từ dưới lên trên và chuyển động dạng phễu
(hình 2.13) nghĩa là khối hạt tại trục chuyển động ra trước và từ trên xuống dưới.
-56-


a) b)
Hình 2.13. Chuyển động của vật liệu ra khỏi silô
a) Chuyển động cả khối; b) Chuyển động dạng phễu
Dòng chảy cả khối giúp cho vật liệu tháo ra dễ dàng mà không cần dụng cụ hỗ trợ. Với
dòng chảy dạng phễu dòng vật liệu có thể bị tắt và cần có dụng cụ hỗ trợ để khôi phục lại
dòng chảy.
Lượng tháo liệu của vật liệu rời do trọng lượng qua của tháo liệu hình tròn ở đáy silô
tuỳ thuộc vào đường kính cửa tháo liệu và tính chất của vật liệu. Lượng tháo liệu không
phụ thuộc vào chiều cao lớp vật liệu trong silô và được tính theo công thức kinh nghiệm:
( )( )
90448891D1623tg2886
DA
q
h
n
0h
,,,, −++ϕ
ρ
=
q- lượng tháo liêu, kg/ph;
ρ
h
- khối lượng thể tích của hạt, kg/m
3
;
φ- góc ma sát trong của vật liệu;
D
o
- đường kính cửa tháo liệu, mm;
D

h
- đường kính hạt, mm;
A, n – các hệ số phụ thuộc vào hình dạng hạt.
Với hạt có góc cạnh n = 2,8 và A= 3,3.10
-6
, các giá trị này biến đổi cho đến hạt hình
cầu n = 3,1 và A = 1,3.10
-6
Những loại vật liệu mịn như bột khô dễ kết dính thành từng khối lớn vào thành silô
và có ứng suất đủ lớn để đỡ những khối vật liệu lớn bên trên không rơi xuống. Hiện tượng
này gọi là hiện tượng tạo vòm trong khối vật liệu. Mái vòm tạo nên một góc có tang bằng
hệ số ma sát f là tỷ số giữa lực ma sát giữa vật liệu với thành silô chứa và lực tác động theo
phương pháp tuyến.
2.2. THIẾT BỊ BỐC DỠ VÀ VẬN CHUYỂN TRONG KHO BẢO QUẢN
2.2.1. Khái niệm
Trong các kho bảo quản, phải thực hiện rất nhiều khâu bốc dỡ và vận chuyển. Do đó việc
cơ giới hóa hay tự động hóa toàn bộ hay từng phần các khâu có ý nghĩa rất lớn. Việc cơ khí
hóa, tự động hóa không chỉ nhằm giảm cường độ lao động, giải phóng lao động thủ công mà
còn đáp ứng kịp thời vụ, giải phóng phương tiện vận chuyển nhanh,
Trong các kho lạnh khối lượng công việc bốc dỡ, vận chuyển cũng rất lớn. Ví dụ: kho lạnh
có dung tích 100 tấn, hàng năm có tới hàng triệu tấn hàng nhập kho, xuất kho và chuyển chỗ.
Để hoàn thành công việc đó bằng tay cần phải có hàng ngàn công nhân bốc vác.
Hiện nay, có nhiều loại thiết bị vận chuyển cơ giới. Tùy theo khối lượng vận chuyển,
đặc điểm của loại nguyên liệu và kết cấu kho mà lựa chọn thiết bị vận chuyển cho thích
-57-
hợp.
2.2.2. Cấu tạo một số thiết bị bốc dỡ, vận chuyển
a) Băng tải
Băng tải là thiết bị vận chuyển thông dụng trong các kho bảo quản, có thể vận chuyển
theo phương ngang hoặc nghiêng với góc nghiêng không quá 24

o
. Trên hình 2.14 là sơ đồ
băng tải ngang, loại có vị trí tháo hạt cố định (hình 2.14a) và loại có vị trí tháo hạt di động
(hình 2.14b). Cả hai loại đều được dùng để vận chuyển hạt vào kho, rót vào các ô khác
nhau hoặc chuyển hạt từ kho ra ngoài.
Hình 2. 14. Băng tải ngang
a) Loại tháo hạt cố định; b) Loại tháo hạt di động
1- phễu cấp liệu; 2- băng tải; 3- con lăn; 4- bộ phận tháo liệu; 5- tang dẫn
động; 6- động cơ điện; 7- khung; 8- tang căng băng; 9- xe tháo liệu.
Đối với băng tải có vị trí tháo hạt cố định, bộ phận tháo liệu được lắp cố định. Hạt từ
phễu cấp liệu được cung cấp vào băng tải, từ đó hạt được băng tải chuyển đi tới vị trí tháo,
nhờ tác dụng phối hợp của lực ly tâm và trọng lực mà hạt được xả vào máng của bộ phận
tháo và vào rơi gọn nơi chứa.
Đối với băng tải có vị trí tháo hạt di động, máng tháo có miệng tháo ở một bên. Hạt rơi
vào máng tháo nhờ hai tang quay làm thay đổi chiều băng. Toàn bộ hai tang quay 9 và
phễu 4 được kết cấu thành một khối di động được dọc trên khung của băng bằng 4 bánh xe
ở dưới, gọi là xe tháo liệu. Nhờ đó thay đổi được vị trí tháo hạt trên suốt chiều dọc của
băng. Bên dưới băng có các trục lăn để đỡ băng và giữ cho băng có vị trí ổn định. Khoảng
cách giữa các trục lăn đỡ băng ở nhánh có tải thường bằng 0,9 ÷ 1,8m và ở nhánh không
tải thường gấp đôi khoảng cách ở nhánh băng có tải.
Trên hình 2.15 là sơ đồ cấu tạo băng tải nghiêng, được sử dụng để vận chuyển nguyên
liệu từ mặt đất lên xe, từ sân phơi hay từ xe vào kho, có thể di động tới vị trí phục vụ.
Kết cấu băng tải gồm phễu cấp liệu 1, băng tải 2 bằng cao su, các con lăn 3 để đỡ băng
tải, động cơ điện 4 để kéo băng. Khung 5 bằng thép góc được gắn trên hai bánh xe để di
động và bu lông 7 để điều chỉnh độ căng băng tải.
-58-
Hình 2.15. Băng tải nghiêng
1- phễu cấp liệu; 2- băng tải; 3- con lăn đỡ; 4- động cơ; 5- khung;
6- bánh xe di động; 7- bu lông để làm căng bằng tải.
b) Gầu tải

Gầu tải là thiết bị dùng để vận chuyển vật tải dạng tơi rời theo phương nghiêng và đứng,
góc nghiêng lớn hơn 50
o
, độ cao chuyển tải khá lớn có thể tới 50 ÷ 70m. Vì vậy, gầu tải được
dùng phổ biến trong các kho bảo quản hạt.
Cấu tạo gầu tải (hình 2.16a) gồm các gầu múc được chế tạo bằng tôn mỏng và được
ghép vào bộ phận kéo bằng bu lông để dễ dàng tháo lắp khi sửa chữa, thay thế. Bộ phận
kéo được làm bằng xích kim loại hay băng vải - cao su.
Hạt từ phễu cấp liệu được cung cấp vào các gầu chuyển động từ dưới đi lên. Từ đó hạt
được các gầu nâng lên do đai hay xích kéo. Khi lên đến trên cùng, hạt được đổ vào ống rót của
cửa ra hạt nhờ hợp lực R giữa trọng lực P và lực ly tâm F tác dụng lên hạt (hình 2.16b). Yêu
cầu cơ bản của gầu tải là hạt phải được múc đầy và đổ đúng ống rót để không rơi xuống chân
gầu tải.
Để gầu múc đầy hạt, phễu cấp liệu phải đặt cao hơn trục ngang của tang dưới (hình
2.16c), khi đó tốc độ chuyển động của gầu tải thường lựa chọn tùy theo phương pháp cung
cấp hạt vào gầu, thường 0,4 ÷ 0,8m/s đối với trường hợp hạt rót vào gầu và 0,8 ÷ 2m/s đối
với trường hợp gầu xúc hạt.
Muốn đảm bảo hạt đổ đúng ống rót thì giữa tốc độ chuyển động của băng hay xích kéo
và đường kính tang dẫn phải phù hợp với nhau theo công thức :
v = (1,87 ÷ 2,2)
D
, m/s
v - tốc độ của bộ phận kéo, m/s;
D - đường kính tang kéo, m.
Để hạt không rơi trở lại, góc nghiêng β của ống rót ở cửa thoát phải được tính toán cho
phù hợp, thường đối với hạt tơi rời góc β = 30 ÷ 45
o
.
-59-
a) c)

Hình 2.16. Gầu tải
a) sơ đồ cấu tạo; b) sơ đồ tang trên đổ hạt do lực ly tâm; c) sơ đồ tang
dưới xúc hạt vào gầu.
1- phễu cấp liệu; 2- thân gầu tải; 3- bộ phận kéo; 4- gầu; 5- động cơ;
6- tang dẫn động; 7- bánh xe truyền động; 8- cửa ra hạt; 9- tang
căng; 10- ổ trục tang căng; 11- bu lông căng.
c) Guồng tải
Guồng tải là loại thiết bị vận chuyển liên tục dùng để vận chuyển vật liệu theo phương
ngang và nghiêng với góc nghiêng nhỏ hơn 45
o
. Guồng tải được sử dụng nhiều trong các
kho bảo quản dùng để vận chuyển hạt và bột vào hoặc ra khỏi kho (hình 2.17).
-60-
Hình 2.17. Guồng tải
1- cửa nạp liệu; 2- tấm gạt; 3- máng chuyền; 4- động cơ điện; 5- cửa thoát
Cấu tạo guồng tải gồm có máng chuyền 3 và xích vô tận trên đó có lắp các tấm gạt 2,
được căng trên hai bánh xích chủ động và phụ động. Các tấm gạt chuyển động dọc theo
máng chuyền thu hạt vào máng, gạt theo đáy và đổ qua cửa thoát 5.
Trên hình 2.18 là máy xúc hạt tự cào APP- 125, phối hợp hai guồng tải ngang và
nghiêng, được sử dụng rất có hiệu quả để xúc hạt trong kho, trên sân, vào một phương
tiện vận chuyển khác.
Máy gồm 3 bộ phận chính: xe di động 1, guồng tải nâng 2 và guồng ngang 3 ở hai bên
để cào hạt vào guồng nâng ở giữa.
Guồng nâng chuyển động nhờ động cơ 5 có công suất 7kW. Dưới guồng có đặt quạt 4
có công suất 2,8kW thổi không khí lên phía trên để tách các tạp chất nhẹ hơn hạt. Toàn bộ
máy có thể di động được nhờ động cơ 1kW làm quay hai bánh xe 6 qua bộ phận giảm tốc
trục vít - bánh vít có khớp ly hợp tự động.
Hai guồng cào 3 chuyển động do động cơ 5 kéo thông qua bộ truyền bánh răng nón và
xích. Nó có thể nâng lên hạ xuống nhờ các dây điều khiển. Khi tự hành tốc độ của máy chỉ
đạt 0,7km/h, khi vận chuyển đi xa cần phải có xe kéo.

-61-
Hình 2.18. Máy xúc hạt tự cào APP – 125
d) Palăng điện
Palăng điện dùng để vận chuyển bốc dỡ khối nguyên liệu khi thực hiện nhập hoặc xuất
kho, được sử dụng nhiều trong các kho bảo quản thực phẩm tươi sống (hình 2.19).
Hình 2. 19. Palăng điện
1- đường ray; 2- dây cáp; 3- công tắc điều khiển
Nhờ động cơ điện cuốn hoặc nhả cuộn dây cáp mà palăng điện có thể đưa lên hay hạ
xuống các khối nguyên liệu. Palăng dịch chuyển nhờ các bánh xe chạy trên đường ray đặt
ở trần nhà kho.
2.3. KỸ THUẬT THÔNG GIÓ TRONG KHO BẢO QUẢN
2.3.1. Khái niệm
Thông gió là một trong những biện pháp kỹ thuật chủ yếu để bảo quản sản phẩm lưu
-62-
trữ trong các kho bảo quản hạt, rau, củ quả hoặc kho bảo quản khoai, sắn khô thái lát… Nó
được áp dụng rộng rãi ở các nước tiên tiến trong vòng 30 năm trở lại đây.
Nguyên tắc thông gió: tạo ra một luồng không khí đi qua khối sản phẩm, nhờ đó sẽ làm
thay đổi độ ẩm, nhiệt độ và thành phần khí có trong khối sản phẩm.
Việc thông gió phải đạt được 2 mục đích:
- Giảm nhiệt độ khối sản phẩm trong khi khi bị bốc nóng bằng cách đưa không khí khô
và lạnh vào kho.
- Làm giảm độ ẩm của khối sản phẩm khi độ ẩm khối sản phẩm tăng bằng cách đưa
không khí khô và nóng vào kho.
Để đạt được mục đích làm giảm độ ẩm và nhiệt độ hạt, lượng không khí đưa vào kho
phải thỏa mãn các điều kiện sau :
- Không khí phải sạch không làm ô nhiễm khối lương thực.
- Cần đảm bảo đủ lượng không khí để thực hiện mục đích giảm nhiệt độ và độ ẩm.
- Chỉ thổi không khí vào khối hạt khi độ ẩm tương đối của không khí ngoài trời thấp
nghĩa là sau khi thổi khí thì độ ẩm của khối lương thực giảm xuống.
- Không khí phải được phân bố đều trong toàn bộ khối lương thực. Nếu không đều thì

những chỗ không đủ lượng không khí cần thiết, độ ẩm của khối lương thực vẫn cao lại
thêm lượng oxy tạo điều kiện cho hạt hô hấp mạnh, vi sinh vật và côn trùng phát triển
nhanh hơn.
2.3.2. Xác định điều kiện thông gió
a) Thông gió làm khô hạt
- Mối quan hệ giũa độ ẩm tương đối của không khí và độ ẩm cân bằng của hạt
Độ ẩm tương đối của không khí: là tỷ số giữa lượng hơi nước chứa trong 1m
3
không
khí và lượng hơi nước tối đa mà không khí có thể chứa được tại nhiệt độ của không khí
mà ta đang xét. Độ ẩm tương đối của không khí được xác định theo công thức:
(%)100
b
a
RH =
(2.1)
RH- độ ẩm tương đối của không khí, %;
a- lượng hơi nước chứa trong 1m
3
không khí ở nhiệt độ đang xét, g;
b- lượng hơi nước tối đa mà không khí chứa được ở nhiệt độ đang xét, g.
Bảng 2.2. Độ ẩm bão hoà của không khí ở các nhiệt độ khác nhau
(g/m
3
không khí).
Nhiệt độ không khí (
o
C)
Phần
chẵn

chục
Phần lẻ
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9
10
20
30
9,38
17,12
30,04
9,94
18,14
31,70
10,57
19,22
33,45
11,25
20,36
35,28
11,96
21,35
37,19
12,71
22,80
39,19
13,51
24,11
41,28
13,34
25,44
43,49

15,22
26,93
45,75
16,14
28,45
48,14
Khi lượng hơi nước chứa trong 1m
3
không khí không đổi, nhiệt độ không khí tăng lên
1
o
C thì độ ẩm không khí giảm đi 3 – 5%.
Ví dụ, không khí có nhiệt độ 30
o
C thì trong 1m
3
chứa 20g hơi nước, lúc đó không khí
có độ ẩm là:
%
,
66100
0430
20
RH ==
Khi nhiệt độ không khí tăng lên 35
o
C thì độ ẩm không khí sẽ giảm đi bằng:
-63-
%
,

51100
1939
20
RH ==
Chính vì thế, để sấy khô các vật liệu, người ta đã đót nóng không khí để làm giảm độ
ẩm tương đối của không khí, nhờ đó không khí khô sẽ lấy ẩm của vật liệu sấy.
Độ ẩm cân bằng của hạt:
Hình 2.20. Mối quan hệ giữa độ ẩm cân bằng
của hạt và độ ẩm tương đối của không khí
RH(%) - Độ ẩm tương đối của không khí ; W
cb
(%) - Độ ẩm cân bằng của hạt
Tuy nhiên giá trị thực đối với mỗi loại sản phẩm có khác nhau. Ví dụ: với độ ẩm không
khí là 70%, độ ẩm cân bằng là: 14% cho hạt ngũ cốc, 9% cho hạt cải bắp và 11,5% cho đậu
Hà Lan. Giá trị độ ẩm cân bằng phụ thuộc vào độ ẩm tương đối của không khí của một số
loại hạt được ghi trong các bảng phụ lục 1÷3.
- Điều kiện thông gió để làm khô hạt
W
h
> W
cb
: thông gió sẽ làm khô hạt;
W
h
< W
cb
: thông gió không những không làm khô hạt, ngược lại nó làm cho hạt bị ẩm
lên.
Để xác định điều kiện thông gió ta có thể dùng hai phương pháp:
Phương pháp 1: Dùng giản đồ xác định độ ẩm cân bằng của hạt như trong hình 2.21.

Để sử dụng giản đồ, trước hết phải xác định nhiệt độ và độ ẩm của khối hạt W
h
. Tiếp
đó xác định nhiệt độ của nhiệt kế khô và ướt. Đường thẳng nối điểm nhiệt độ nhiệt kế khô
và nhiệt độ nhiệt kế ướt kéo dài (theo chiều mũi tên) cắt đường thứ 3 cho ta độ ẩm tuyệt
đối của không khí. Từ điểm này nối với điểm nhiệt độ khối hạt và kéo dài cắt đường thứ 5
cho ta độ ẩm cân bằng của khối hạt.
-64-
W
CB
(%)
RH (%)
Hình 2.21. Giản đồ xác định độ ẩm cân bằng của hạt khi thông gió cưỡng bức
Phương pháp 2: Sử dụng ẩm kế kiểu nhiệt kế khô - ướt kết hợp với đồ thị của không
khí ẩm Psychrometric để xác định độ ẩm tương đối của không khí (phụ lục 4).
Sơ đồ chỉ dẫn được mô tả ở phía bên trái của đồ thị. Độ ẩm tương đối RH
o
của không
khí là giao điểm của đường dóng biểu thị nhiệt độ bầu khô DB và bầu ướt WB. Sau khi
biết được độ ẩm tương đối của không khí ta có thể dễ dàng xác định độ ẩm cân bằng của
hạt bằng cách sử dụng bảng phụ lục 1÷ 3.
Để xác định nhiệt độ không khí cần đốt nóng để làm khô hạt tới độ ẩm bảo quản cần
xác định độ ẩm tương đối của không khí tương ứng với độ ẩm cân bằng của hạt khi bảo
quản RH
1
(tra bảng phụ lục 1-3). Đường dóng thẳng đứng từ giao điểm của đường RH
1

đường nằm ngang biểu diễn độ chứa ẩm của không khí ở trạng thái đó cho ta nhiệt độ
không khí cần đốt nóng.

Ví dụ: Ẩm kế có nhiệt kế bầu khô chỉ nhiệt độ 23
0
C, bầu ướt là 21
0
C, độ ẩm tương đối
của không khí là bao nhiêu %. Nếu muốn làm khô hạt thóc từ độ ẩm thu hoạch 18% tới độ
ẩm an toàn bảo quản 12,8% thì cần tăng nhiệt độ không khí lên bao nhiêu?
Theo đồ thị đồ thị Psychrometric, độ ẩm tương đối của không khí là giao điểm của
đường dóng nhiệt độ bầu khô và nhiệt độ bầu ướt ở điểm A (hình 2.22). Khi nhiệt độ bầu
khô là 23
o
C, nhiệt độ bầu ướt là 21
0
C thì độ ẩm tương đối của không khí là RH
o
= 85%.
Tra bảng phụ lục 2, ứng với độ ẩm cân bằng của hạt thóc là 12,8% thì độ ẩm tương đối của
không khí là RH
1
=

60%. Như vậy, với độ ẩm của không khí là 85% sẽ không thể làm khô
hạt thóc xuống độ ẩm 12,8% được. Muốn làm khô hạt thóc xuống độ ẩm 12,8% ta cần phải
tìm nhiệt độ đốt nóng không khí. Từ giao điểm A dóng theo phương nằm ngang gặp đường
biểu diễn độ ẩm tương đối RH
1
= 60% tại điểm B, từ B dóng theo phương thẳng đứng cắt
trục toạ độ biểu diễn nhiệt độ bầu khô ta sẽ xác định được nhiệt độ đốt nóng không khí cần
thiết để làm khô hạt tới độ ẩm 12,8% là 28,8
o

C.
-65-

×