Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tiếp thị bằng landing page doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (190.17 KB, 6 trang )




Tiếp thị bằng landing
page


Trong tiếp thị trực tuyến, trang đích đến (landing page) đang nổi lên như
một hình thức quảng cáo mới, thu hút được sự quan tâm của giới doanh
nghiệp lẫn các khách hàng tiềm năng. Đây là trang xuất hiện khi người
sử dụng nhấp chuột vào banner quảng cáo trên website hay một đường
link trên công cụ quảng cáo trong email tiếp thị và mạng truyền thông xã
hội.


Được xem là phần mở rộng cho mẫu quảng cáo nên trang này chỉ hướng về
một sản phẩm hoặc chương trình khuyến mãi nhất định nhằm nâng cao tính
tác động đến người xem.
Do đó, để đạt đến kết quả tốt trong việc tiếp thị độc diễn bằng trang đích đến,
nội dung trình bày chỉ nên dừng lại ở mức vừa đủ nhằm thông tin đến khách
hàng mà không gây ra cảm giác “bắn pháo hoa” trước mắt họ.
Cụ thể hơn, trang đích đến trước hết cần đảm bảo ba yếu tố: chỗ đứng hiện tại
của khách hàng, sản phẩm đang trình làng và cần thực hiện điều gì để tìm
hiểu hoặc mua sắm sản phẩm ấy. Sau đó, các nhà tiếp thị nên thực hiện những
bước đi dưới đây để hoàn chỉnh bức tranh landing page.

Thắt chặt thông điệp tiếp thị với lời cam kết. Nếu mẫu quảng cáo của bạn
hứa hẹn một điều gì đó với khách hàng, chẳng hạn miễn phí e-book hoặc ấn
phẩm hướng dẫn sử dụng sản phẩm khi mua sản phẩm thì phải đảm bảo là
người mua sẽ nhận được món quà đó nhanh nhất.


Theo một kết quả nghiên cứu hơn 150 landing page tại Mỹ, những trang đích
đến thành công đều thực hiện rất tốt những gì đã nêu và có tỷ lệ biến đổi
người xem thành khách hàng sau cú nhấp chuột đầu tiên rất cao.
Ngược lại, có đến 45% số landing page thất bại vì không thực hiện đúng
những gì đã nêu trong email quảng cáo. Kinh doanh luôn cần chữ tín, do vậy
đừng bao giờ để khách hàng thất vọng ngay trong lần gặp gỡ đầu tiên.

Tránh tung quá nhiều thông tin. Có quá nhiều thứ để thưởng thức ngay
trong một lúc sẽ khiến nhiều người xem lúng túng trong lựa chọn để rồi
không biết chọn thứ gì.
Giới tiếp thị trực tuyến đã phát hiện ra khuynh hướng người xem không thích
đọc các website có văn vẻ dài dòng và hình ảnh quá nhiều.
Do đó, hãy mạnh tay loại bỏ thông tin thừa, chỉ tập trung vào những cụm từ
khóa chủ chốt, sử dụng câu văn ngắn gọn, súc tích để thể hiện lời chào mời
hấp dẫn.

Tiêu đề phải hướng đến lợi ích của khách hàng. Nên nhấn mạnh tác dụng
mà những sản phẩm của bạn sẽ mang lại cho khách hàng. Một dòng tiêu đề
sắc sảo nói về điều tuyệt vời nhất mà sản phẩm của bạn sẽ tạo ra là rất cần
thiết.
Một cuộc thử nghiệm thực hiện tại MarketingProfs trên hai landing page cùng
bày bán phần mềm công cụ hoạch định cho kết quả như sau.
Trang đầu tiên có dòng “Hãy tham gia hôm nay và kết nối đến SmartTools:
Công cụ tiếp thị truyền thông xã hội” (tập trung khắc họa sản phẩm), còn
trang thứ hai là “Nhanh chóng thành công trong quảng cáo truyền thông xã
hội với SmartTools” (chỉ ra người mua có được từ sản phẩm).
Kết quả: trang thứ hai có tỷ lệ chuyển đổi người xem thành khách hàng cao
hơn trang thứ nhất đến 26,06%.

Ngôn từ sử dụng trong dòng phụ đề. Dòng phụ đề đứng dưới tiêu đề chính

nhằm giải thích sơ qua những lợi ích chính yếu của sản phẩm.

“Nên sử dụng nhiều hay ít từ ở đó?” luôn là đề tài tranh cãi trong thế giới tiếp
thị, nhưng một điều nên lưu ý là không đặt video clip hoặc cài sẵn âm thanh
tự động mở ra khi trang landing page xuất hiện vì chúng không chỉ tạo cảm
giác khó chịu, mà còn bị người xem đánh giá là quảng cáo kém chuyên
nghiệp.

Sử dụng ngôn từ kêu gọi hành động mạnh mẽ. Một khi khách hàng tương
lai đã đặt chân vào landing page và chọn lựa sản phẩm, cần đảm bảo giúp họ
biết rõ những gì cần phải làm tiếp.
Hãy đặt lời kêu gọi hành động tại vị trí dễ nhìn thấy nhất và dành những cụm
từ hấp dẫn nhất cho họ. Một số nghiên cứu cho thấy trang đích đến đi cùng
những nút nhấn chỉ có từ “Chọn” thường có kết quả kém hơn so với “Tải
xuống ngay” hoặc “Đăng ký ngay”.
Hẳn nhiên, nút nhấn chuột hành động cần được làm nổi, lớn, sáng, đậm nét và
thật rõ ràng.

Đơn giản hóa. Khi đề cập đến việc tạo ra khách hàng tiềm năng, chỉ nên tiếp
thị bằng những thông tin có liên quan nhất với họ.
Mục đích chính là loại bỏ khoảng cách giữa người khách lần đầu tiên viếng
thăm trang đích đến của bạn với hành động được kỳ vọng là bị cuốn hút hơn
là bị kích thích.
Nội dung trình bày càng ít thì khoảng không dành cho khách hàng càng nhiều
để họ không phải rê chuột lên xuống xem thông tin.

Sử dụng những chỉ báo uy tín hoặc “chứng thực cộng đồng”. Có thể tạo
dựng uy tín bằng cách đính kèm những thông tin về độ tin cậy của doanh
nghiệp và sản phẩm bằng những lời nhận xét của khách hàng, của báo chí
hoặc sự công nhận của tổ chức đánh giá có uy tín…

Bạn cũng có thể cần đến “chứng thực cộng đồng” - những lời bình luận trên
blog hoặc số lượng người dõi theo bạn trên Facebook, Twitter.

Thử nghiệm và đổi mới. Cho dù sản phẩm của bạn độc đáo, trong bước đầu
thử nghiệm trang đích đến, hãy cố gắng phát hiện ra đâu là những yếu tố hiệu
quả nhất đối với bạn và với cả những người xem.
Một trong những cách nhanh chóng nhất để kiểm tra là so sánh giữa hai
phương án, hai mô hình hoặc hai phiên bản để chọn ra cách tốt hơn và liên tục
cải tiến.

×