Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Công nghệ đang ''''giết chết'''' sự tăng trưởng thần kỳ của châu Á pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.2 KB, 6 trang )




Công nghệ đang 'giết
chết' sự tăng trưởng thần
kỳ của châu Á


Những tiến bộ vượt bậc của ngành công nghệ ẩn chứa những tác động
tiêu cực, thậm chí còn gây nên rủi ro không thể lường trước được cho các
nước châu Á. George Magnus, chuyên gia kinh tế đến từ ngân hàng UBS
vừa có bản báo cáo phân tích dài 29 trang thảo luận về vấn đề liệu có
phải cuối cùng thì phép màu của châu Á đã kết thúc.


Tờ Financial Times đã tóm tắt lại báo cáo này, phác họa lại vai trò của công
nghệ và những ảnh hưởng đến tính năng động của thị trường châu Á.
Theo lập luận của tác giả, sự phát triển của công nghệ có thể “giết chết” châu
Á theo 2 cách.
Thứ nhất, với công nghệ sản xuất tân tiến, các nước phát triển như Mỹ, 1
phần châu Âu và Nhật Bản, đang dần dần lấy lại được vị thế bởi họ có thể
khai thác những nguồn năng lượng rẻ hơn.
Ví dụ như Mỹ, với việc dẫn đầu về công nghệ khai thác năng lượng giá rẻ từ
đá phiến và các mỏ dầu, đang bắt đầu xoay chuyển bức tranh kinh tế toàn cầu.
Các công ty Mỹ tận hưởng lợi thế chi phí năng lượng ở mức thấp đồng thời
các nhà cung cấp cơ sở hạ tầng về năng lượng có thể phát triển mạnh mẽ.
Thêm vào đó, Mỹ cũng có thể hưởng lợi từ nhiều cách khác với việc trở thành
nước xuất khẩu năng lượng hùng mạnh hơn, độc lập hơn.
Theo ước tính của Cơ quan thông tin năng lượng quốc tế (EIA), kim ngạch
xuất khẩu khí gas của Mỹ có thể tăng gấp đôi vào năm 2020 và có thể đạt
thặng dư vào năm 2025.


Phát triển năng lượng giá rẻ có thể giúp giảm thâm hụt thương mại của Mỹ
đồng thời giúp thu hút được rất nhiều đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào
lĩnh vực năng lượng.
Khai thác khí gas giá rẻ đã trở thành bước tiến công nghệ đáng chú ý nhất
trong 1 thập kỷ vừa qua, đặc biệt là khi xét đến những ảnh hưởng trực tiếp đối
với giá năng lượng. Hơn thế, rất có thể cuối cùng thì công nghệ này sẽ trở
thành bước tiến công nghệ quan trọng nhất.
Không chỉ trong lĩnh vực năng lượng, xu hướng thay đổi công nghệ còn đang
khiến bức tranh sản xuất toàn cầu thay đổi hoàn toàn. Nước Mỹ đã dẫn đầu
hoạt động sản xuất cao cấp.
Với điện thoại thông minh, máy tính thông minh, Mỹ có khả năng tạo ra
những công ty thông minh và điều này đang phát huy tác dụng. Liệu những
sản phẩm này có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Mỹ hay không vẫn là điều
gây nhiều tranh cãi.
Tuy nhiên, đó chỉ là lát cắt của cuộc cách mạng công nghiệp mới đang bùng
nổ trên thế giới với các công nghệ sản xuất vượt trội, đặc biệt là công nghệ in
3D. Theo các nhà phân tích, cuộc cách mạng này sẽ khiến các lợi thế quay trở
lại với nước Mỹ và các nước phương Tây khác.
Giờ đây, hoạt động sản xuất không cần đến quá nhiều lao động. Do đó, các
nước phương Tây không còn phải chịu thua thiệt từ dân số già và lực lượng
lao động bị thu hẹp. Lợi thế sẽ thuộc về các quốc gia gần với thị trường tiêu
thụ và với những phát triển vượt bậc của công nghệ.
Qui mô sản xuất lớn cùng với chuỗi cung ứng phủ khắp toàn cầu – 2 nhân tố
định hình vai trò của châu Á nói chung và Trung Quốc nói riêng trên nền kinh
tế toàn cầu - sẽ không còn quan trọng.
Tồi tệ hơn, chi phí lao động ở các nước như Trung Quốc còn tăng lên. Sức hút
khổng lồ của Trung Quốc đối với các công ty phương Tây chưa hoàn toàn
biến mất.
Tuy nhiên, sức hút ấy đang bị phá hủy bởi chi phí lao động ngày càng tăng
cao, những đảo lộn về chính sách, lo lằng về quyền sở hữu trí tuệ và cả tình

trạng các tập đoàn lớn được hưởng quá nhiều ưu đãi.
Foxconn có thể là 1 ví dụ điển hình cho xu hướng này. Năm ngoái, công ty
vốn chuyên gia công cho các hãng lớn như Apple, Sony và Nokia đã thông
báo có kế hoạch đưa 1 triệu con robot vào hoạt động sản xuất trong vòng 3
năm tới.
Hiện nay, Foxconn có 1,2 triệu lao động. Như vậy, nếu quá trình tự động hóa
được hoàn tất, rất nhiều lao động sẽ mất việc làm.
Tuy nhiên, đây mới chỉ là phần nổi của tảng băng. Kể cả khi Trung Quốc có
thể bắt kịp với Mỹ, Nhật, Đức trên mặt trận cải tiến công nghệ sản xuất,
không có lý do gì để các công ty nước ngoài thực hiện công đoạn gia công sản
phẩm hoặc nhập khẩu nguyên liệu thô từ 1 đất nước xa xôi như vậy.
Trong khi đó, khả năng cạnh tranh về công nghệ của Trung Quốc vẫn là 1 dấu
hỏi lớn. Chi phí nghiên cứu và phát triển (R&D) của Trung Quốc đã tăng
mạnh và giờ đây Trung Quốc cũng là nước chi tiêu lớn thứ 2 thế giới xét về tỷ
lệ (13,2% trong tổng số chi tiêu).
Tuy nhiên, tổng chi phí của Trung Quốc chỉ bằng 1 nửa so với con số 330 tỷ
USD của EU và bằng hơn 1/3 so với của Mỹ.
Xét về phương pháp sản xuất, tổ chức quản lý, công nghệ thông tin, công
nghệ sinh học và các cải tiến về nguyên vật liệu, Trung Quốc đang bị bỏ lại
khá xa so với nền kinh tế phát triển.
Trung Quốc cũng đã trở thành nước dẫn đầu thế giới xét về khối lượng đơn
xin cấp bản quyền sáng chế và chỉ đứng thứ 2 sau Mỹ xét về số lượng các
công trình nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, dường như Trung Quốc đang đi
chệch hướng.
Trên thực tế, Trung Quốc đang tụt hậu rất nhiều so với Mỹ và các nước châu
Âu khác khi số lượng bản quyền được công nhận trên toàn cầu rất thấp.
Chỉ có ít hơn 6% số bằng sáng chế của Trung Quốc được bảo vệ trên toàn
cầu. Trong khi đó, tỷ lệ ở Mỹ là 49%, Nhật Bản là gần 40%. Tỷ lệ bình quân
trên đầu người các bài nghiên cứu khoa học được đăng trên các tạp chí khoa
học hàng đầu còn thấp hơn nhiều so với các nước khác.

Theo dữ liệu từ Thomson Reuters, tỷ lệ ở Trung Quốc là 0,54. Trong khi đó, ở
Mỹ, Đức và nhiều nước Tây Âu khác là từ 10 trở lên.
Vấn đề nằm ở chỗ những yếu kém trong cải tiến và công nghệ của Trung
Quốc bắt nguồn từ hệ thống văn hóa xã hội chú trọng vào giá trị thặng dư hơn
là những thay đổi căn bản, đồng thời chú trọng số lượng hơn là chất lượng và
sự độc đáo.
Do đó, rất dễ hiểu khi các nước khác trên thế giới - nơi chất lượng, sự cải tiến
và độc đáo được tôn vinh - dễ dàng trở thành kẻ dẫn đầu cuộc chơi.
Không thể khẳng định rằng những vấn đề này sẽ mãi mãi làm giảm khả năng
cạnh tranh về công nghệ của Trung Quốc cũng như châu Á. Tuy nhiên, có thể
khẳng định chắc chắn rằng nếu như thiếu vắng những cải cách sâu rộng và từ
gốc rễ, Trung Quốc sẽ mãi mãi bị tụt lại phía sau.
Và, như vậy, Trung Quốc cũng như châu Á sẽ không còn có khả năng thay
đổi diện mạo hoạt động thương mại và sản xuất trên toàn cầu như thời gian
vừa qua.

×