Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Kỹ thuật trồng và bón phân cho cây ca cao ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.32 MB, 11 trang )

Kỹ thuật trồng và bón phân cho cây ca cao

I - Đặc Tính:
Cây cacao (Theobroma cacao L.) Thuộc họ Sterculiaceae và còn được chia ra
làm nhiều loại khác, quan trọng nhất là các loại Criollo, Forastero và
Trinitario.
Criollo: Ðược coi là hạt cacao quý bởi hương vị đặc biệt, Hạt caocao Criolo
thường được dùng để pha trộn vào các loại cacao khác khi chế biến, hoặc để
dùng làm nguyên liệu để sản xuất ra những loại sôcôla đắt tiền. Cây cacao này
quê hương ở vùng Trung Mỹ, cây thường cho sản lượng kém ngoài ra cây
cacao Criollo thường hay bị cáo loại bệnh tật tấn công. Loại cacao này ngày
nay trên toàn thế giới được cấy trồng rất ít.
Forastero: Cây cacao này trưóc đây sống ở vùng Nam Mỹ vùng hạ lưu sông
Amazon. Trái cây có dạng tròn như quả dưa, vỏ cứng. hạt có màu nâu đỏ, sản
lượng cây cho tương đối cao nên được cấy trồng ttương đối rộng rãi. Ngày
nay 80% cacao trên thế giới được trồng là cacao forastero.
Trinitario: Cây cacao Trinitario là giống tương đối mới được cấy ghép bởi
Criollo và Forastero, nó có mùi thơm đặc biệt của Criollo và sản lượng cũng
như sự mạnh mẽ của Forastero, tuy vậy đây là giống mới nên ngày nay sản
lượng trên thị trường thế giới còn ít.
II- Điều kiện sinh trưởng của ca cao:
1) Đất đai: Cây ca cao thích hợp với nhiều loại đất khác nhau: Đất đỏ, đất
xám, đất phù sa cổ, song thích hợp nhất với đất có thành phần cơ giới
trung bình đến nhẹ, pH từ 5,5- 5,8, tầng canh tác dày 1-1,5 m, dễ thoát
nước, có khả năng giữ nước cao, giàu chất hữu cơ. Tuy nhiên bằng biện
pháp canh tác (bón vôi, bón phân hữu cơ…) có thể giúp cây ca cao đạt
năng suất cao trên vùng đất kém mầu mỡ.
2) Khí hậu: Cây ca cao thích hợp với khí hậu nhiệt đới nóng ẩm mưa
nhiều. Thích hợp với nhiệt độ trung bình 25oC, độ ẩm 85%, lượng mưa
bình quân trên 1500 mm/năm. Ca cao là cây ưa ánh sáng tán xạ (50-
60% cường độ ánh sáng tự nhiên) nên thích hợp trồng dưới tán cây ăn


trái hoặc cây che bóng.
3) B ảo v ệ: Lá ca cao non có bản rộng và cuốn dài dễ bị lay gãy hoặc trầy
nát khi gặp gió mạnh gây hậu quả cây bị còi cọc chậm lớn. Chính vì các lý
do trên mà việc trồng cây chắn gió chung quanh vườn Ca cao rất cần thiết,
nhất là thời kỳ kiến thiết cơ bản, dừa là cây chắn gió lý tưởng có thể bao
quanh vườn Ca cao.



III- Kỹ thuật trồng cây Ca cao:

1) Giai đoạn chuẩn bị: trồng cây che bóng cho cây Ca cao là yếu tố then chốt
quyết định sự thành công trong giai đoạn kiến thiết cơ bản, khi đảm bảo được
bóng che thì chưa nên trồng Ca cao. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc Ca
cao trồng xen trong vườn. Dừa là cây che bóng vĩnh viễn là cây trồng chung
với Ca cao và tồn tại suốt chu kỳ sinh trưởng của ca cao.

2) Chuẫn bị giống: ca cao là cây dài ngày nên việc chọn giống là rất quan
trọng, không đúng sẽ thiệt hại lâu dài hoặc phải mất từ 3-5 năm và tốn nhiều
công của thời kỳ kiến thiết cơ bản nếu quyết định thay đổi giống khác tốt
hơn.
3) Chuẩn bị đất: Mật độ và khoảng cách trồng: ca cao trồng khoảng cách 3x3
m cho thấy là hợp lý. Nếu trồng mật độ dầy hơn năng suất tối đa đạt nhanh
hơn nhưng vốn đầu tư ban đầu về giống và công lao động cao. Mật độ có thể
từ 400 - 700 cây /ha.

4) Thời vụ trồng ca cao: tùy theo điều kiện thời tiết khí hậu mà chọn cho phù
hợp, tốt nhất nên trồng vào đầu mùa mưa. Trên đất tốt mật độ trồng 3x3m,
trên đất kém mầu mỡ khoảng cánh trồng 3x2,5m. Trước khi trồng chuẩn bị
hố có kích thước 50x50x50cm, khi đào hố, lớp đất mặt và đất sâu để riêng. Tốt

nhất nên chuẩn bị hố trồng trước 2 tuần. Đất trồng ca cao cần chọn loại đất có
tầng canh tác dầy, có mực nước ngầm sâu và có thể thoát nước tốt, tránh
nước đọng khi mưa. Làm đất kỹ, đảm bảo đất tơi xốp. Sau khi đào hố theo
mật độ cần thiết cần bón lót vôi bột, phân lân (super lân, lân nung chảy), phân
hữu cơ sinh học Better HG01, kết hợp xử lý mối bằng thuốc Confidor hay
Admire với nồng độ 0,1-0,2% phun đều dưới hố và thành hố vài ngày trước
khi trồng. Khi trồng ca cao cần moi đất ở giữa hố, đặt bầu và dùng dao sắc
rạch bầu, tránh làm vỡ bầu. Ca cao là cây không chịu được nước đọng nên
khi trồng phải đặt mặt bầu ngang với mặt đất. Sau trồng 1 tháng cần phun
thuốc trừ mối lần 2 bằng thuốc Confidor hay Admire. Nên phun thuốc xung
quanh hố và toàn bộ cây.



IV- Trồng, bón phân và chăm sóc

1) Cách trồng: sau khi hố và cây con đã chuẩn bị xong, dùng dao bén cắt bỏ
phần đáy bầu và phần rễ cái bị cong. Đặt nguyên bầu đã cắt đáy vào hố. Lấp
đất lại xung quanh bầu, nén chặt lại và từ từ kéo nhựa ra khỏi bầu đất. Không
nên lấp đất trồng cây con quá sâu, cây con sẽ khó phát triển, nên lấp bằng mặt
bầu là tốt, nên trồng cây vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát.
2) Bón phân cho cây ca cao:

Cây ca cao cần được cung cấp đầy đủ các nguyên tố đa, trung và vi lượng.
Thiếu hoặc thừa một trong những yếu tố này đều ảnh hưởng tới sự sinh
trưởng và phát triển không bình thường của cây.
a/ Bón phân cho ca cao trong vườn ươm:
- Bón lót 50 kg phân hữu cơ sinh học Better HG01 cho mỗi 1000 m2 liếp ương
hoặc 2 m3 đất làm bầu trước khi gieo hạt.
- Bón thúc bằng cách hòa tan 20-30 gam phân Better NPK 16-12-8-

11+TE trong 10 lít nước, tưới định kỳ 2-3 tuần/lần. Phun phân bón lá Đầu
Trâu 001 ( Công ty HIếu Giang phân phối) định kỳ 7-10 ngày/lần.
b/ Bón phân cho ca cao kiến thiết cơ bản:
- Bón lót cho mỗi hố 5 kg phân hữu cơ sinh học Better HG01 + 0,5 kg vôi bột
và 0,5 kg phân lân (super lân, lân nung chảy) /cây
- Bón thúc: Ca cao kiến thiết cơ bản cần nhiều đạm, lân, một ít kali và trung
vi lượng để cây phát triển bộ rễ, thân lá. Phân bón cho cây ca cao trong giai
đoạn kiến thiết cơ bản là các loại phân Better NPK 16-12-8-11+TE hoặc
Better NPK 16-16-16-9+TE . Lượng bón tuỳ theo tuổi cây như sau: Năm thứ
nhất: 0,2-0,3kg/cây. Năm thứ hai: 0,5-0,6kg/cây Năm thứ ba: 0,6-0,8kg/cây.
Lượng phân này chia làm 4 đợt vào đầu, giữa, cuối mùa mưa và 1 lần trong
mùa khô.
c/ Bón phân cho cây ca cao kinh doanh:
- Phân hữu cơ: Bón cho mỗi cây 5-7 kg phân hữu cơ sinh học Better HG01 +
0,5 kg phân lân (super lân, lân nung chảy) /cây lượng phân trên chia làm hai
lần bón đầu và cuối mùa mưa.
- Vôi bột: bón 300-400 kg/ha/năm, rải tung đều khắp mặt đất, tiếp xúc với đất
càng nhiều càng tốt, không cần lấp đất.
- Phân hóa học: Lượng phân bón cho cây ca cao trong thời kỳ kinh doanh như
sau: phân Better NPK 12-12-17-9+TE với lượng bón từ 1,5 – 2kg/cây/năm +
lượng phân trên chia ra bón làm 3 lần vào đầu, giữa và cuối mùa mưa. Do đặc
điểm bộ rễ cây ca cao ăn nông (80% rễ tập trung ở tầng 0-30 cm) nên cần bón
phân trong lớp đất mặt. Bón phân bằng cách theo đường chiếu của vành tán
rồi vùi lấp để giảm bớt thất thoát do bay hơi, rửa trôi.



3) Chăm sóc:

a/ Tưới nước: nguồn nước tưới từ sông hồ hay nước giếng, tưới theo hàng

hay tưới từng cây nhưng không nên tưới lúc trời nắng to. Khi cây còn non,
tránh dùng vòi nước phun thẳng vào cây vì có thể gây đỗ ngã. Trường hợp
cây đang trổ bông hay có trái non cũng cần để tránh vòi nước phun vào
hoa, trái sẽ ảnh hưởng đến thụ phấn và gây rụng trái non. Nên kết hợp bón
phân trước khi tưới nước thì hiệu quả sẽ cao hơn
b/ Tỉa cành - tạo tán: điều chỉnh cây phát triển cân đối, cành vươn đều mọi
hướng, tán lá thông thoáng để giảm thiểu sâu bệnh, chiều cao cây hợp lý dễ
chăm sóc và thu hoạch. Việc tạo hình, tạo tán còn tuỳ thuộc vào cây trồng
từ hạt, hay cây ghép.
+ Cây trồng từ hạt: chỉ cần giữ 1 thân chính, điều chỉnh tầng cành đầu
tiên có độ cao 1,5 - 2 m từ mặt đất. Khi cây phân cành và điều chỉnh các
yếu tố giới hạn (tưới nước, bón phân, che bóng…). Bằng cách nầy có thể
đưa vị trí phân cành lên thêm khoảng 50 cm khi cây phân cành trở lại. Khi
cây đã giao tán, nên tỉa thông thoáng vùng thân chính và chung quanh
điểm phân cành để kích thích phát triển trái và hạn chế sâu bệnh.
+ Cây ghép: do mầm ghép lấy từ cành ngang nên cây không phát triển
tầng cành mà phát triển theo dạng bụi có nhiều thân (có từ 3-7). Các
nhánh phụ ở phần gốc, cành bị che khuất hay mọc hướng xuống cần được
tỉa bỏ để tạo sự thông thoáng cho cây, hạn chế sâu bệnh, kích thích ra hoa
và tiện cho việc chăm sóc thu hoạch. Tỉa bỏ hoàn toàn các cành thứ cấp
trong khoảng 1 m cách mặt đất khi cây vào giai đoạn kinh doanh.
V- Phòng trừ sâu bệnh:
A) Côn trùng gây hại chính:
1/ Bọ xít muỗi (Helopeltis spp ): triệu chứng và tác hại: chích hút nhựa
trái, chồi non, cành non. Các vết chích bị thâm, sau đó bị thối. Chồi non,
cành non bị hại sau sẽ héo khô; Biện pháp phòng trừ : Vệ sinh vườn sạch
sẽ, tỉa bớt cành nhánh không cần thiết. Có thể phun các loại thuốc như
Bassa 50 EC, Supracide 40 ND.
2/ Sâu hồng (Glenia celia): triệu chứng và tác hại : sâu thường đục phần
thân ngọn và các cành rồi đùn phân và mạt cưa ra ngoài miệng lỗ đục và

rơi xuống đất. Những cành ca cao bị đục sẽ héo rồi chết khô; Biện pháp
phòng trừ : thường xuyên thăm vườn để phát hiện sớm sau đó cắt các cành
bị hại và đốt để diệt sâu nằm trong. Các loại thuốc được sử dụng như
Basudin 50 EC.
3/ Bọ cánh cứng hại lá (Apogonia spp, Adoretus spp): côn trùng ăn lá ca
cao thuộc nhiều loài khác nhau như bọ nâu, bọ xám, bọ hung kim; Triệu
chứng và tác hại: chủ yếu phá hại vào ban đêm, ban ngày trú ngụ nơi tối
hay dưới đất. Bọ ăn lá non tạo những lỗ khuyết trên lá làm giảm sự phát
triển của cây; Biện pháp phòng trừ: vệ sinh vườn sạch sẽ, có thể phun các
loại thuốc như Basudin 50 ND
4/ Rầy mềm (Aphid): triệu chứng và tác hại: Rầy mềm sống tập trung và
chích hút nhựa cây trên các chồi non, lá non, trái non làm cây chậm phát
triển, trái khô héo. Thường có các loài kiến sống kết hợp với loài rầy nầy;
Biện pháp phòng trừ: vệ sinh vườn sạch sẽ, có thể phun các loại thuốc như
Bassa 50 EC theo khuyến cáo của nhà sản xuất.
5/ Rệp sáp (Planococcus citri): triệu chứng và tác hại: Rệp sáp sống bám
vào cuống lá, trái, thân, trái non hay cổ rễ để hút nhựa làm cây, trái chậm
phát triển, còi cọc. Rệp tiết ra chất hơi dính như mật ong nên thường có
nhiều loại kiến sống kết hợp với rệp; Biện pháp phòng trừ: Cần chú ý theo
dõi để phát hiện những ổ rệp sáp mới hình thành tránh hiện tượng lây lan.
Có thể diệt rệp sáp bằng cách phun các loại thuốc trừ sâu như Bi 58 40 EC.
6/ Chuột ăn trái: chuột thích ăn cùi ngọt bao quanh hạt ca cao. Thường
chúng cắn phá quả ca cao bằng cách khoét lỗ để moi hạt. Khi chuột gây hại
nặng buộc phải tổ chức diệt trừ bằng cách dùng bả độc cho kết quả tốt.
B) Bệnh hại ca cao:
1/ Bệnh thối trái (Phytopthora palmyvora: ) Triệu chứng: bệnh xuất hiện
trên mọi lứa tuổi của trái. Bệnh phát triển nhiều vào mùa mưa. Trái bị
bệnh có màu nâu đen làm giảm năng suất 20-35%, đôi khi 90%; Phòng
trừ: chúng ta cần hái bỏ các trái thối càng sớm càng tốt để tránh lây lan
đặc biệt trong mùa mưa. Không nên để trái chín lâu trên cây. Vườn cây

nên được thông thoáng, khô ráo, không còn cỏ dại. Có thể sử dụng các
thuốc trừ nấm có gốc đồng, phun định kỳ 10 - 12 ngày/lần để hạn chế mầm
bệnh.
2/ Bệnh nấm hồng (Corticium salmoncolor): bệnh thường chỉ xuất hiện vào
mùa mưa, ở những vườn ca cao quá ẩm và rợp. Nấm phá hoại ở những
cành lá đã hoá nâu. Vết bệnh lúc đầu có vết mốc trắng nhưng dần dần
chuyển sang màu trắng hồng, cành khô nâu, lớp vỏ thân cành bị tách ra
từng mảng. Để phòng trừ cần tỉa cây thông thoáng giảm ẩm độ, cắt bỏ các
cành bị bệnh và phun thuốc trừ nấm.
3/ Bệnh hại rễ (Rigidoporus lignosus, Ganoderma pseudoferum, Phellinus
noxius, Rosellina bunodes): rễ ca cao có thể bị trắng, hoá nâu, hoá đen
hoặc nứt cổ rễ gây ra bời nhiều loại nấm khác nhau. Vệ sinh đồng ruộng,
xử lý hố trước khi trồng, tránh trồng nơi đất khó thoát nước, tránh tổn
thương rễ. Phòng trị bằng bằng các loại thuốc trừ nấm phun trực tiếp
quanh gốc.



VI- Thu hoach:
Chất lượng hạt ca cao chủ yếu phụ thuộc vào 3 yếu tố: giống, kỹ thuật chăm
sóc và cách thu hái bảo quản. Nên chỉ thu hoạch những quả đã chín, không
thu quả xanh. Sau khi thu hoạch cần chế biến ngay không được để quá 4 ngày
(dùng dao, kéo cắt cành để cắt cuống quả khi thu hoạch). Dùng 1 đoạn gỗ để
đập vỏ quả lấy hạt đem đi cho lên men.

×