Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Cách vực dậy doanh nghiệp qua cơn suy thoái potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.4 KB, 4 trang )

Cách vực dậy doanh nghiệp qua cơn
suy thoái
1. Đánh giá và loại trừ nợ quá mức.
Nếu thu nhập giảm sút, bạn có thể không còn khả năng trả lãi cho
số tiền đã vay. Với bất cứ khoản nợ nào bạn cũng cần lên kế hoạch
giải quyết, chẳng hạn như nợ có bảo đảm, cầm cố, các đường dây
tín dụng và thậm chí là các khoản cho vay
2. Giảm quy mô.
Nếu cần thiết, bạn nên giảm số công nhân và nhân viên ở bộ phận
điều hành. Bạn cũng có thể duy trì số lượng nhân viên đang có
nhưng phải tăng năng suất.

3. Theo dõi hoạt động tài vụ.
Hãy thiết lập hệ thống hướng dẫn để theo dõi hoạt động của công
ty bạn và lập báo cáo tài chính hằng ngày, hằng tuần và hằng
tháng. Theo dõi lợi nhuận của từng công việc, mỗi tuần, mỗi khách
hàng, mỗi sản phẩm và tập trung vào sản phẩm hoặc dịch vụ có lãi
nhất. Hãy loại bỏ sản phẩm và dịch vụ nào không đem lại lợi
nhuận.
4. Giảm thiểu hàng tồn kho.
Hãy tìm ra các mặt hàng không lưu thông hoặc không quay vòng
đều đặn vì chúng làm tăng chi phí nhân công, kho bãi Đây chính
là điểm khiến khoản tiền mặt của bạn bị kẹt lại. Chúng cũng có thể
dẫn tới những khoản tiền thất thoát khổng lồ mà bạn không ngờ
tới.
5. Huấn luyện và huấn luyện chéo nhân viên.
Nếu một công việc hay nhiệm vụ được (ít nhất) một nhân viên phụ
trách thì khi người đó đi vắng, những người khác sẽ phải chờ đợi.
Bạn cần huấn luyện chéo thêm nhân viên khác để họ có thể thay
thế nhằm tránh bỏ mất một hay vài ngày công việc bị đình trệ và
vẫn giữ được năng suất cao.


6. Xem xét hoạt động marketing và giảm chi phí về phương
tiện truyền thông truyền thống.
Hãy sử dụng internet và tập trung vào các khách hàng hiện hữu
trước. Marketing trên internet sẽ có ích cho nhiều công ty vì có
những cách kiếm lợi nhuận từ thị trường giải trí, dịch vụ và sản
phẩm ngách.
7. Không nên bán hàng và giảm giá theo kiểu cho không.
Đừng bán hàng theo kiểu cho không. Thay vào đó bạn hãy cạnh
tranh bằng dịch vụ, chất lượng và tính độc nhất vô nhị của món
hàng. Nên tạo ra một thị trường có vị thế đặc biệt và có lợi nhuận.
Các cửa hàng lớn chưa chắc cạnh tranh được với bạn, nhất là về
mặt dịch vụ. Đây chính là lợi thế cạnh tranh của một cơ sở kinh
doanh nhỏ.
8. Mở rộng về mặt địa lý.
Marketing trên internet có khả năng đưa bạn đi bất cứ nơi nào, đặc
biệt nếu bạn thành thạo trong ngành nghề hoặc thị trường có vị thế
đặc biệt đối với món hàng hay dịch vụ của bạn. Hãy nghiên cứu
tính độc đáo của sản phẩm của bạn rồi triển khai nó càng rộng càng
tốt.
9. Quản lý một cách hữu hiệu.
Bạn cần theo dõi và phân tích các hướng dẫn, báo cáo về tài chính
và năng suất. Trước hết, hãy thực hiện những việc nhỏ nhưng có
nhiều lợi nhuận hơn, rồi phát triển từ từ và cẩn thận.
10. Tập trung vào chất lượng.
Sản phẩm hay dịch vụ chất lượng cao đem lại thành công về lâu
dài, bạn đừng bao giờ từ bỏ nguyên tắc này. Hoặc bạn làm tốt hơn,
hoặc bạn sẽ bị loại khỏi cuộc chơi với sự cạnh tranh khốc liệt này.



×