Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Nghệ thuật đương đại sống với cộng đồng potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (185.13 KB, 9 trang )

Nghệ thuật đương đại sống với
cộng đồng



Chợ phiên – một sắp đặt bằng gỗ của Nguyễn Bảo Toàn tại triển lãm cá nhân
“Mạn ngược” hồi đầu tháng 6/2011 tại Hà Nội.
Nếu có một bộ phận văn hóa nghệ thuật nào phát triển lạ lùng, nhanh mạnh gây
ảnh hưởng nhất ở ta hai thập kỷ qua thì đó chính là nghệ thuật đương đại chứ
không phải âm nhạc, điện ảnh, sân khấu hay thơ văn…! Trong đời sống nghệ thuật
đương đại cũng năng động, gây nhiều ồn ào, tranh cãi và phiền hà nhất; đồng thời
tác động trực tiếp, hướng về cộng đồng nhất.
1. Nghệ thuật đương đại Contemporary Art (CA) thay đổi quan niệm, ngôn ngữ và
cách hoạt động nghệ thuật. Nó mở rộng biên giới của mỹ thuật truyền thống tới
mức người ta dùng thuật ngữ Nghệ thuật Thị giác (NTTG) để thay thế.
Do đó cơ cấu hạ tầng, tức những thứ cần cho nó sống, phải khác từ sáng tác đến
tiếp nhận -tương tác. Phần mềm của hạ tầng này là nhận thức quan niệm, triết lý
và mỹ học của nghệ thuật nơi người sáng tạo và nơi công chúng. Phần cứng của hạ
tầng là các không gian công cộng, tư nhân, cá nhân cho sáng tạo và tương tác, các
quỹ tài trợ nghệ thuật, các thiết chế văn hóa nghệ thuật chính phủ, phi chính phủ
và tư nhân, các công nghệ nghe nhìn, kỹ thuật mới mà nghệ sĩ phải nắm được và
các bên tài trợ tổ chức phải cung cấp được. Các luật lệ, hành lang pháp lý cho nó
hoạt động - vì nó cần tiền, không gian và giấy phép trước khi hình thành tác phẩm.
Nó tác động vào cộng đồng theo cách khác trước. Công chúng cần tương tác, chủ
động từ ý niệm đến tham dự từ bên trong tác phẩm, đồng sáng tạo, không tiếp
nhận thụ động, đứng ngoài tác phẩm nữa. Có thể coi nghệ thuật truyền thống là
nghệ thuật tiếp nhận (Receptive); trong khi CA là nghệ thuật tham dự- ý niệm
(Conceptive – Conceptual).
CA phủ nhận tác phẩm, tác giả và công chúng dưới các dạng cũ và có thể mang
tính nghe nhìn liên ngành phụ thuộc vào các dạng thức mới của computer-media-
internet.


Triết lý, câu chuyện và vận hành của CA đụng chạm, làm đảo lộn hầu như tất cả
các vấn đề mỹ học (không gian hậu hiện đại với sự cô đơn và đòi hỏi khác biệt…),
nghệ thuật học (ngôn ngữ tạo hình, vật có sẵn, vật dụng thông thường, rác thải, địa
hình, cơ thể và các tác động, quy trình sinh học, sinh lý…), xã hội học (tác phẩm
là một sự kiện, gắn chặt với văn hóa đại chúng, nổi loạn, phản biện, gây sự nơi
công cộng, các người tình nguyện và các curators, các thiết chế mới cho NTTG,
đối đầu và tư thông giữa bảo tàng, gallery và đường phố!…), luân lý học (cực
đoan hóa, công cộng hóa các vấn đề riêng tư, sex, đồng tính, nhân quyền, nữ
quyền…), chính trị học (gắn với tuyên truyền, vận động phản biện mọi quyết sách
chính trị, trở thành tiếng nói của cộng đồng trong không gian thực và không gian
ảo - blog, mạng xã hội, diễn đàn… và vì thế đụng độ với công án, tòa án không
ít! ) kinh tế học (nó có thể là phi lợi nhuận nhưng nghệ sĩ, curators vẫn kiếm
được tiền, phi chính phủ nhưng rất chính trị, kinh tế nên được tài trợ hào phóng,
gắn với quảng cáo, ngôn ngữ quảng cáo, với thị trường cùng sự khuynh đảo, lèo
lái của các galleries và các curators…). Và nó trở thành một hiện tượng toàn cầu,
một thực trạng không biên giới, một bộ phận sôi động rộng rãi nhất của nghệ thuật,
hoạt động như một network.

Một màn trình diễn trong “Đáo Xuân 6” của Đào Anh Khánh, tối 24/2/2010 tại
Hà Nội

2. Ở phương Tây CA xuất hiện vào những năm 1950-1960 (dù có các cụ tổ ngay
trong dòng modernism đầu TK20) sau Thế chiến II ở Bắc Mỹ và châu Âu và đã có
lịch sử, các bậc thầy của mình từ video art, installation, tới performance,
multimedia, phim… CA từ ngoại biên đi vào trung tâm của mỹ thuật, chiếm lĩnh
các bienale, art fair, bảo tàng, galleries và trở thành các mặt hàng cực đắt giá hoặc
cực đại chúng (vật phẩm làm hàng loạt, bán đại trà). Nó được hàn lâm hóa ở các
đại học, art school, các khoa đào tạo từ cử nhân đến sau tiến sĩ. Nó có một đội ngũ
nhà phê bình và curators hùng hậu, khuynh đảo mọi hoạt động và thiết chế, có các
collector và tài phiệt ‘chống lưng’

CA đến ASEAN khoảng 1970-1980 và vào Việt Nam những năm 1990. Đầu năm
1990 khi dịch chữ installation thành sắp đặt và perfomance thành trình diễn tôi tự
hỏi bao giờ những thứ này mới tới Việt Nam. Gần như ngay lập tức có trình diễn
của Trương Tân trong lớp học ở ĐH Mỹ thuật Việt Nam cùng các tranh chủ đề
đồng tính, có các con búp bê-chất độc da cam ngồi trên hoa sen của Đinh Q. Lê
bày ở chợ Bến Thành, các hoạt động của Trần Lương ở Nhà sàn Đức, Viện Goethe,
mỏ than Mạo Khê, các trình diễn giàu tính sân khấu đông đúc của Đào Anh Khánh,
các sắp đặt đầy tính dân gian của Bảo Toàn, Đặng Thị Khuê… và sau đó là trình
diễn, sắp đặt, video art… của hàng loạt nghệ sĩ trẻ hơn từ Nguyễn Minh Thành tới
Ly Hoàng Ly, Minh Phương, Bùi Công Khánh, Đinh Công Đạt và anh em Thanh-
Hải (Huế), Minh Phước, Văn Thạo tới Huy An, Nguyễn Văn Hè…v.v
Năm 2011 có các sự kiện ‘nhìn lại’ CA châu Á và ASEAN tại Singapore và Hàn
Quốc với sự hiện diện ấn tượng của các nghệ sĩ thị giác nước ta, Người cơm của
Trần Lương được dùng làm poster và in bìa, như là biểu tượng của 20 năm phát
triển CA của khu vực. Tác phẩm của Lê Quang Định được bảo tàng MOMA danh
tiếng mua và anh nhận một giải thưởng của Hà Lan cho đóng góp nghệ thuật cộng
đồng. Chỉ 20 năm tôi đã có thể đưa ra gợi ý các nhà phê bình nghiên cứu viết một
cuốn lịch sử 20 năm CA Việt Nam. Nếu có một bộ phận văn hóa nghệ thuật nào
phát triển lạ lùng, nhanh mạnh gây ảnh hưởng nhất ở ta hai thập kỷ qua thì đó
chính là CA chứ không phải âm nhạc, điện ảnh, sân khấu hay thơ văn…! Trong
đời sống CA cũng năng động, gây nhiều ồn ào, tranh cãi và phiền hà nhất; đồng
thời tác động trực tiếp, hướng về cộng đồng nhất.
3. Hiện trạng CA Việt Nam: Tôi ước tính số nghệ sĩ thực hành CA khoảng 150
người trẻ sinh sau 1970 và bắt đầu sáng tạo CA cuối những năm 1990 khi Doimoi
Art đã “tự kết thúc”. Các nghệ sĩ 6X tiên phong đã trở thành “lão làng”, những
người mở đường cho CA Việt Nam.
Các nghệ sĩ và hoạt động CA phân bố ở Hà Nội, TP. HCM và Huế, là ba trung tâm,
lẻ tẻ ở các địa phương khác cũng có các hoạt động theo các workshop hoặc dự án
nghệ thuật cộng đồng. Nghệ sĩ CA là các họa sĩ, điêu khắc, kiến trúc, nhiếp ảnh,
nghệ sĩ media, nghệ sĩ thị giác, nhạc sĩ, nhà thơ, nhà văn, nghệ sĩ sân khấu…Và đã

bắt đầu xuất hiện các nghệ sĩ được đào tạo chuyên ngành hoặc tu nghiệp, làm thạc
sĩ CA ở nước ngoài. Ba thành phần nghệ sĩ gồm nghệ sĩ trong nước, nghệ sĩ Việt
kiều và nghệ sĩ nước ngoài tới làm việc/sinh sống ở Việt Nam. Khởi xướng và chủ
chốt tất nhiên là thành phần thứ nhất song hai thành phần sau cũng đóng góp quan
trọng thúc đẩy nhận thức và hình thức thực hành, đẩy nhanh sự phát triển và kết
nối quốc tế.
Về thiết chế, tổ chức, tài trợ và network thì các họa sĩ bán tranh tượng qua các
galleries và các nghệ sĩ CA có lẽ là bộ phận ‘độc lập’ và tư nhân hóa thực thụ nhất
trong các ngành văn nghệ. Hoàn toàn không có một thiết chế Nhà nước nào cho
CA. Trước đây có manh nha một Trung tâm Nghệ thuật đương đại thuộc Hội Mỹ
thuật Việt Nam ở Hà Nội nhưng do cơ chế quản lý hành chính, và sau khi Trần
Lương bỏ đi và ra khỏi Hội thì nó cũng không có hoạt động CA nào đáng kể nữa.
Mãi tới gần đây Hội Mỹ thuật TP. HCM và Vụ Mỹ thuật mới làm một Festival
Nghệ thuật Trẻ, và có một festival nữa cũng do hội này kết hợp với ĐH Mỹ thuật
TP. HCM làm tuy nhiên đây là các sự kiện đơn lẻ có tính phong trào hơn là những
sự kiện CA có tính cột mốc, để dấu ấn sâu sắc. Ngược lại, tuy không có hội đoàn
nghệ sĩ CA nhưng các nhóm xuất hiện nhiều ở khắp nơi, tự kết nối tổ chức các
hoạt động thường xuyên. Họ tự xây dựng các không gian CA và tổ chức network
trong nước và quốc tế để trở thành các địa chỉ hấp dẫn nhất của CA Việt Nam: Sau
Nhà sàn Đức, nhà Đào Anh Khánh là Factory và nhiều địa chỉ khác ở Hà Nội; Sàn
Art, Quỳnh Gallery, Ga 0, Himoko Café… ở TP. HCM; New Space của anh em
Thanh - Hải và Công ty Phương Nam ở Huế… Tuy chưa có các khoa đào tạo CA
(hy vọng điều này sẽ tới trong tương lai gần) nhưng điều đáng mừng là các trường
mỹ thuật nhất là ĐH Nghệ thuật Huế đã có các hoạt động, workshop, triển lãm…
khuyến khích CA, hỗ trợ và ủng hộ CA.
Về tài trợ thời gian hơn một thập niên đầu tiên các nghệ sĩ trông nhờ vào các
Trung tâm Văn hóa nước ngoài làm nảy sinh một mảng “nghệ thuật sứ quán”,
nghệ thuật liên doanh Tây-Ta…Viện Goethe, Hội đồng Anh, Trung tâm văn hóa
Pháp… cùng các quỹ Ford (Mỹ), SIDA (Thụy Điển), Quỹ Đan Mạch, gần đây là
Trung tâm văn hóa Hàn Quốc, Sứ quán Tây Ban Nha, Sứ quán Italia… Điều này

vừa tốt vừa xấu, vừa lợi vừa hại, tạo được không gian, kết nối và có tiền nhưng
cũng gây nhiều hiểu nhầm và sự cố. Việt Nam hoàn toàn chưa có một quỹ văn hóa
nghệ thuật nào của Nhà nước cũng như tư nhân. Quỹ Văn hóa Phan Chu Trinh tiên
phong nhưng eo hẹp và chỉ làm dịch thuật. Từ cấp tỉnh, thành phố trở xuống và
với giới doanh nhân thì CA chưa là một khái niệm, còn hoàn toàn xa lạ nên CA rất
khó khăn khi ở sát cộng đồng địa phương mà nó muốn hướng tới.
CA đã cho thấy giá trị và ích lợi của nó đồng thời cũng cho thấy muốn hướng tới,
phục vụ cộng đồng và phát triển văn hóa thì cần quản trị nghệ thuật theo hướng
Nhà nước pháp quyền chứ không thể theo cơ chế quản lý bao cấp Ban - Bộ - Hội -
Công an văn hóa được nữa.
4. Vì sao hết sức ủng hộ, thích thú CA mà tôi không (thể) làm CA? Hạn chế của
lớp “già” - khó khăn của lớp “trẻ”:
* Mỹ học hiện đại ảo tưởng về cái mới. Thay cho cái ngoảnh nhìn về sau lưng là
cái nhìn về phía trước. Mỹ học hậu hiện đại ảo tưởng về cái/sự khác biệt. Tôi vẫn
nghĩ nghệ thuật là cá nhân hòa thành nhân loại để mọi người cảm -hiểu nhau và
đối xử với nhau như/với chính mình, dù ta mới và khác biệt thì vẫn vậy. Dù khoa
học công nghệ phát triển vũ bão cái thực sự mới luôn rất hãn hữu (thí dụ như giải
Nobel!). Mới bằng mọi giá là không thể vì cắt đứt quá khứ là tự hủy. Tám tỷ con
người không ai giống ai, họ vốn luôn khác biệt như sự đa dạng sinh thái và văn
hóa vậy. Trước nguy cơ toàn cầu hóa, xâm lăng, cào phẳng môi trường, sinh thái
và văn hóa nghệ thuật thì đề cao sự khác biệt là có lý có tình. Xong sự khác biệt
trong sáng tạo cũng rất hiếm hoi. Khi tất cả đều khác biệt thì tất cả/mọi người sẽ
giống nhau. Nhìn ngắm cộng đồng các nghệ sĩ CA đang hoạt động vòng quanh thế
giới đôi khi ta thấy họ quá giống nhau từ ăn mặc, phong thái, vốn tiếng Anh… tới
các dự án và tác phẩm… Bởi ý niệm/tưởng khác còn hiếm hơn ý niệm/tưởng mới!
Ảo tưởng làm tác phẩm dựa trên ý tưởng ban đầu và chuyển phần còn lại sang các
đồ vật, thời điểm, địa điểm cụ thể, người tình nguyện, công chúng, nhà tài trợ, nhà
quản trị v.v… làm cho tác phẩm không còn là một thực thể toàn vẹn, thống nhất
(ngay cả khi tuyên bố tác phẩm chỉ là ý niệm, cảm nhận trong đầu, hoàn toàn phi
vật thể, thì cái phi vật thể ấy cũng không thống nhất, toàn vẹn). Mới và khác là tất

nhiên và gây hào hứng nhưng cũng chứa nguy cơ trở thành đơn điệu và đồng nhất
(kiến trúc hiện đại và hậu hiện đại đã cho thấy điều đó).
* CA cần những cơ cấu hạ tầng mà tôi không có. Tôi không biết tiếng Anh, không
biết viết bản “xin/đòi” tài trợ. Tôi không thể giao kết, tìm thiện cảm, xin giấy phép
và tiền của curator, chính quyền và các quỹ hay các đại gia. Tôi không có kĩ năng
công nghệ nghe nhìn hiện đại, rất vụng về với các thiết bị, cũng rất vụng về khi
thuyết phục mọi bên liên quan. Tôi thiếu kiến thức đa ngành kể cả chính trị, kinh
tế, thiếu sự am hiểu địa phương - địa điểm và “thời điểm - thời cuộc” thích hợp. Ý
niệm, ý tưởng tất cần nêu vấn đề và giải quyết vấn đề. Câu chuyện nó kể là một
vấn đề. Không bàng quan nhưng tôi mệt mỏi với các vấn đề và “bức xúc” từ môi
trường, nhân quyền, nữ quyền, bóc lột, bạo lực… tới bất công, nghèo đói và tham
nhũng… và tự hỏi bằng tác phẩm truyền thống tôi vẫn có thể vượt qua hay nhất
thiết phải làm CA mới được.
* Tôi là một cá nhân kém làm việc teamwork. Tôi không chấp nhận curator can
thiệp vào ý tưởng và cảm xúc của mình. Tôi cũng không muốn sáng tạo theo hợp
đồng phụ thuộc vào bên tạo điều kiện cho tôi dù đó là quỹ phi chính phủ, phi lợi
nhuận, tóm lại muốn độc lập - “một mình” khi làm tác phẩm, ngại tranh chấp với
curator, gallery, nhà tài trợ, chính quyền và công an. CA đòi hỏi công tác tổ chức
và kết nối mà tôi không làm được. Với tiền, tôi ở thế lưỡng nan: Nếu nhận tiền tôi
sẽ làm tác phẩm chưa hẳn của mình mà của tập thể-cộng đồng. Không nhận thì
không thể đủ tiền để làm. Phi lợi nhuận, phi chính phủ, bỏ tiền túi ra làm CA chỉ là
bề ngoài hay ban đầu. Thực chất CA quá gắn với thương mại, chính trị thời sự và
lễ hội, quảng cáo, tiếp thị… Và CA cũng đang ngày càng trở thành nghệ thuật của
thị trường nghệ thuật.
Để CA hướng tới cộng đồng mà tôi rất tin có hiệu quả, tôi gặp những khó khăn
trên ở mình và ở người.

Tài liệu tham khảo
1. Nhiều tác giả, Post-Đổi Mới, Hội thảo về nghệ thuật Việt Nam tại SAM,
Singapore 2009.

2. Heartney Elenor, Art&Today Phaidom 2008
3. Collins Judith Sculpture Today, Phaidon 2007, bản dịch của TS. Phạm Long.
4. Kraewskaia Natasha From Nostagia. towards Exporation - Từ hoài cổ sang
miền đất mới, NXB Kim Đồng, 2005.
5. Nguyễn Quân - Mỹ thuật Việt Nam thế kỷ 20, NXB Trí Thức 2010.
6. Phan Cẩm Thượng, Văn minh vật chất của người Việt, NXB Tri Thức 2011.
7. Các bài viết của Trần Lương, Vũ Lâm, Trần Hậu Yên Thế, Phạm Trung,Nguyễn
Anh Tuấn, Bùi Như Hương, Nguyễn Như Huy trên các báo và tạp chí Nghiên cứu
nghệ thuật, Thông tin Mỹ thuật, TH&VH, Mỹ Thuật, Tuổi Trẻ, Tia Sáng, các
trang web và hội thảo… từ 2005 tới nay.
8. Một số vựng tập, thông cáo báo chí của các triển lãm, sự kiện nghệ thuật đương
đại ở Việt Nam từ 2005 đến nay.

×