Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tượng thần Mặt Trời ở Rhodes pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (248.83 KB, 6 trang )

Tượng thần Mặt Trời ở Rhodes


Hình Tượng thần Mặt Trời ở Rhodes, được vẽ minh hoạ trong cuốn Book of
Knowledge của nhà xuất bản Grolier năm 1911, có lẽ chỉ là tưởng tượng, bởi vì có
lẽ bức tượng đó không đứng dạng chân ở cửa cảng
Tượng thần Mặt Trời ở Rhodes là một bức tượng vĩ đại của thần Mặt Trời trên
đảo Rhodes (Hy Lạp), do Chares xứ Lindos (một nhà điêu khắc Hy Lạp) dựng nên
trong khoảng 292 TCN và 280 TCN. Nó khoảng cùng kích thước với Tượng thần
tự do ở New York, dù được đặt trên một cái bệ thấp hơn. Bức tượng từng là một
trong Bảy kỳ quan thế giới.
Mục lục
 1 Quyết định dựng tượng
 2 Xây dựng
 3 Phá huỷ
 4 Sự bí ẩn
 5 Thần Mặt Trời ở thời hiện đại

 6 Tham khảo
 7 Liên kết ngoài
Quyết định dựng tượng
Alexander Đại Đế chết khi tuổi còn trẻ năm 323 TCN khi chưa có thời gian lập ra
bất kỳ một kế hoạch nào cho người kế vị. Chiến tranh giành quyền lực nổ ra giữa
những tướng lĩnh của ông, cuối cùng ba người trong số họ chia nhau phần lớn đế
chế của ông tại vùng Địa Trung Hải.
Trong thời gian chiến tranh, Rhodes đứng về phía Ptolemy, và cuối cùng khi
Ptolemy chiếm được quyền kiểm soát Ai Cập, Rhodes và Ai Cập của Ptolemy lập
ra một đồng minh kiểm soát đa số hoạt động thương mại ở đông Địa Trung Hải.
Một tướng khác của Alexander là Monophthalmus phản đối việc đó. Năm 305
TCN ông cho con trai là Demetrius (lúc ấy là một vị tướng nổi tiếng) tấn công
Rhodes với một đội quân 40.000 người. Tuy nhiên, thành phố được phòng ngự


vững vàng và Demetrius phải bắt đầu xây dựng một số tháp bao vây nhằm cho
quân leo được lên tường thành. Tháp đầu tiên được dựng trên sáu chiếc tàu, và
chúng đã bị một cơn bão lật úp trước khi có thể đem ra sử dụng. Ông lại thử lần
nữa với một tháp dựng trên mặt đất với kích thước lớn hơn, gọi là Helepolis,
nhưng những người lính phòng ngự trong thành phố Rhode đã cho nước chảy tràn
ra khu đất trước tường thành khiến tháp này không thể di chuyển được. Năm 304
TCN một lực lượng viện binh gồm các tàu chiến do Ptolemy gửi đến đã tới nơi,
quân của Demetrius buộc phải nhanh chóng rút chạy, để lại hầu như toàn bộ
những trang bị vây hãm của mình. Dù không giành được thắng lợi ở Rhodes,
Demetrius đã được đặt tên hiệu là Poliorcetes, "kẻ vây hãm các thành phố", vì ông
đã thành công ở nhiều nơi khác.
1



Tượng thần Mặt Trời ở Rhodes, được tưởng tượng ra trong một bức tranh khắc thế
kỷ 16 của Martin Heemskerck, một phần trong loạt tranh về Bảy kỳ quan thế giới
của ông
Để ăn mừng thắng lợi, người Rhode quyết định xây dựng một bức tượng vĩ đại
cho vị thần bảo hộ mình là Helios (thần Mặt Trời). Việc xây dựng được giao cho
Chares, một người sinh ra tại Rhodes và đã từng tham gia vào việc xây dựng các
bức tượng to lớn trước đó. Thầy giáo của ông, nhà điêu khắc lừng danh Lysippus,
đã dựng nên một bức tượng thần Zeus cao 60 foot. Để có tiền chi trả cho việc xây
dựng tượng thần Mặt Trời, người Rhode đã bán toàn bộ các trang bị vây hãm mà
Demetrius để lại phía trước thành phố của họ.
Xây dựng
Những miêu tả thời trước (có khác biệt một chút so với nhau) về bức tượng cho
rằng kết cấu của nó dựa trên nhiều cột đá (hay những tháp bằng gạch) bên trong,
và đứng trên một bệ bằng cẩm thạch trắng cao 15 mét (50 feet) gần lối vào cảng
Mandraki (một số khác cho rằng trên một đê chắn sóng ở cảng). Các xà bằng thép

được đặt vào bên trong các tháp, và các tấm đồng được gắn vào các thanh ngang
để tạo thành da. Đa số các vật liệu được nấu chảy từ các loại vũ khí mà đội quân
của Demetrius bỏ lại, và cái tháp bao vây được dùng làm giàn giáo ở tầng thấp.
Những phần phía trên được dựng lên bằng cách dùng một đoạn dốc lớn bằng đất
nung. Riêng bức tượng đã cao hơn 34 mét (110 feet). Sau 12 năm, năm 280 TCN,
bức tượng vĩ đại được hoàn thành.
Phá huỷ
Bức tượng chỉ tồn tại trong vòng 56 năm cho tới khi Rhodes phải hứng chịu một
trận động đất năm 224 TCN. Bức tượng bị gãy ở phần đầu gối và sụp xuống phần
đất liền. Ptolemy III ra lệnh chi tiền làm lại bức tượng, nhưng một lời sấm đã
khiến những người Rhode sợ hãi rằng họ đã xúc phạm đến thần Mặt Trời, và họ
không dám xây dựng lại nó. Những phần đổ vỡ của bức tượng tiếp tục nằm trên
mặt đất trong hơn 800 năm, thậm chí đã vỡ ra, nhiều du khách đã du lịch tới đó vì
ấn tượng khi nhìn thấy. Gaius Plinius Secundus (Pliny the Elder) đã ghi chép rằng
rất ít người có thể vòng tay ôm được ngón tay cái và rằng mỗi ngón tay của tượng
đã lớn hơn đa số những bức tượng bình thường khác.
Năm 654 một lực lượng Ả Rập dưới quyền chỉ huy của Muawiyah I chiếm Rhodes
và, theo những nhà sử học Theophanes, những phần còn lại của tượng đã bị đem
bán cho một nhà buôn từ Edessa. Ông ta phá vỡ bức tượng và chở những tấm đồng
bằng 900 con lạc đà về quê hương. Những mảnh rời đó tiếp tục được đào lên đem
bán, sau khi được tìm thấy dọc theo con đường lữ hành.
Sự bí ẩn
Nhiều bức hoạ cũ (ở trên) cho thấy hình tượng đứng mỗi chân đặt trên một phía
của cổng cảng và các con tàu đi qua bên dưới để vào: " pho tượng đồng thau nổi
tiếng của Hy Lạp, mỗi chân đặt trên một phía cảng " (trong The New Colossus,
bài thơ được tìm thấy ở bệ Tượng thần tự do). Nhân vật Cassius của Shakespeare
trong kịch Julius Caesar (II,i,136–38) đã nói về Caesar:
Why man, he doth bestride the narrow world
Like a Colossus, and we petty men
Walk under his huge legs and peep about

To find ourselves dishonourable graves
Bức tượng thần đứng dạng chân trên cảng chỉ là sự tưởng tượng của người sau này.
Thần Mặt Trời ở thời hiện đại
Năm 1989, một cấu trúc xây dựng bằng đá trông giống với nắm đấm của con
người được tìm thấy ở vùng biển Rhodes. Nó được cho là phần đầu tiên được
khám phá ra của bức tượng thần Mặt Trời. Tuy nhiên, sau đó người ta đã xác định
nó chỉ là đá và bùn rác đã bị một xe ủi hất xuống biển.
Đã từng có nhiều lời bàn cãi về việc có nên xây dựng lại bức tượng hay không.
Những người ủng hộ cho rằng điều này sẽ làm bùng nổ lượng khách du lịch tới
Rhodes, nhưng những người phản đối nói nó quá tốn kém (hơn 100 triệu euro). Ý
kiến này đã nhiều lần được đặt ra từ năm 1970, nhưng vì thiếu hụt tài chính, nên
những công việc đó vẫn chưa thực hiện được. Các kế hoạch xây dựng tượng đã
được tiến hành từ năm 1998 bởi nghệ sĩ Nikolaos Kotziamanis người Síp-Hy Lạp.
Gần đây bức tượng lại một lần nữa được đề cập tới trong bài thơ The New
Colossus của Emma Lazarus:
Not like the brazen giant of Greek fame,
With conquering limbs astride from land to land
Trong đoạn mở đầu bài thơ, Lazarus so sánh bức tượng thần Mặt Trời với bức
tượng Nữ thần Tự do.
Trong phim Hercules của Disney, con quái vật Philoctetes sống trên đảo Rhodes,
và có những phần vẫn còn nhìn thấy của bức tượng trên đảo như cái đầu và đôi
chân vẫn còn đứng trên bệ.
Trong bài thơ The Colossus, Sylvia Plath đề cập tới tượng thần Mặt Trời ở Rhodes.

×