Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Bí quyết làm quản lý từ những cựu nhân viên Google pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.21 KB, 7 trang )

Bí quyết làm quản lý từ những cựu nhân
viên Google
Một số cựu quản lý và kỹ sư làm việc cho Google đã tiết lộ bí quyết để trở
thành nhà quản lý tài ba trong các công ty truyền thông. Biết đâu, những bí
quyết này cũng hữu dụng đối với bạn?

Phần lớn các nhân viên của Google đều là kỹ sư, nhưng công ty này vẫn cần
nhiều người để quản lý các nhóm và đảm bảo rằng mọi hoạt động của công
ty đều nhịp nhàng và ăn khớp.
Một số cựu quản lý và kỹ sư làm việc cho Google đã tiết lộ bí quyết để trở
thành nhà quản lý tài ba trong các công ty truyền thông. Biết đâu, những bí
quyết này cũng hữu dụng đối với bạn?
Sống gần hoặc thường xuyên ghé thăm trụ sở công ty
Google đặt trụ sở chính tại Mountain View và đây cũng là nơi làm việc của
phần lớn các giám đốc điều hành.
Nếu bạn muốn làm việc ở bên ngoài, bạn nên ghé thăm thăm trụ sở của
công ty thường xuyên. Hoặc sẽ tốt hơn nhiều nếu bạn có điều kiện làm việc
ở cả hai nơi.
Làm chủ được sản phẩm cũng như mọi vấn đề liên quan đến sản phẩm đó
Khi bạn được giao phụ trách bất kỳ sản phẩm nào, hãy cố gắng chịu trách
nhiệm hoàn toàn về sản phẩm ấy.
Điều đó có nghĩa là bạn nên làm hết sức mình để tạo ra một sản phẩm hoàn
hảo nhất, kiểm tra để ngăn chặn những lỗi tiềm ẩn và cố gắng tìm hiểu
những gì người sử dụng nghĩ về sản phẩm của bạn.
"Để làm được điều này là cả một chặng đường dài. Một khi đã được giao
một loại sản phẩm nào đó, bạn phải là một trong những người đầu tiên tìm
kiếm, ngăn chặn các lỗi có thể xuất hiện trên sản phẩm của bạn, bạn phải là
người đầu tiên giao tiếp với người sử dụng và là người đầu tiên lo lắng về
việc liệu sản phẩm của bạn có được người tiêu dùng đón nhận nhiệt tình hay
không. Bạn sẽ luôn đi đầu trong các hoạt động như quảng cáo, gửi email
chào hàng, tiếp nhận thông tin phản hồi của khách hàng, tìm cách đối ứng


với những vấn đề còn tồn tại…".
Hiểu biết tường tận về sản phẩm của bạn
Google luôn tìm kiếm những nhân viên biết tường tận về mọi thứ liên quan
đến sản phẩm. Điều đó không có nghĩa là bạn phải là một kỹ sư phần mềm –
bạn chỉ cần suy nghĩ, nghiên cứu và nắm chắc mọi thông tin, chi tiết của sản
phẩm mà bạn đang phụ trách.
"Tôi không cần bạn phải mã hóa được tất cả các sản phẩm của công ty, tôi
chỉ cần bạn có mong muốn và cố gắng hết mình tìm hiểu về cách thức tạo ra
các sản phẩm của chúng ta. Bạn nên quan tâm đến việc tính toán chi phí cho
một sản phẩm như thế nào, tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra đối sách cho vấn
đề tại sao chi phí lại bị đội lên nhiều đến vậy, có cách nào giảm chi phí mà
vẫn giữ nguyên hoặc cải tiến được chất lượng?"
Có khả năng thuyết phục người khác
Bạn phải sẵn sàng để thuyết phục các vị lãnh đạo công ty rằng ý tưởng của
bạn là một trong những ý tưởng tốt nhất của công ty.
Điều này quan trọng ngay cả khi bạn không trực tiếp điều hành nhóm.
Những người như Vic Gundotra và Sundar Pichai (hai phó giám đốc phụ
trách về Chrome và mạng xã hội) là tấm gương tiêu biểu về phương diện
này.
"Bạn muốn hoàn thành một công việc nào đó, nhưng bạn không thể nói
được ai. Không thành viên nào trong nhóm chịu báo cáo với bạn bởi họ cho
rằng đó là điều không bắt buộc. Trong những trường hợp như thế này, thay
vì đưa ra yêu cầu gay gắt, hãy thuyết phục họ, bạn sẽ phải ngạc nhiên về kết
quả thu được".
Luôn luôn lạc quan
Nếu là người quản lý sản phẩm, bạn chính là đại diện cho sản phẩm của
công ty. Điều đó có nghĩa là nếu bạn bi quan, những người khác trong công
ty sẽ nghĩ rằng nhóm của bạn cũng đang rơi vào trạng thái bi quan.
Điều này khiến cho người ta có ấn tượng không tốt về công việc của nhóm
bạn.

"Đội ngũ của bạn có thể bao gồm các kỹ sư và vài người trong số đó có xu
hướng rất hoài nghi Một người lãnh đạo tốt là người có thể xoá bỏ mọi sự
hoài nghi và thúc đẩy tình đoàn kết cũng như hiệu quả làm việc nhóm".
Đừng bon chen
Google luôn yêu cầu các nhân viên của mình làm việc nhóm với nhau,
giống như những cầu thủ của một đội bóng chứ họ không cần một cá nhân
riêng lẻ nào. Dưới đây là những gì một cựu quản lý sản phẩm chia sẻ:
"Một khi đã được phân công vào một nhóm cụ thể, bạn hãy hợp tác với các
thành viên còn lại của nhóm. Nếu bạn có thái độ bất hợp tác hay gây khó
khăn cho những thành viên còn lại hòng cố gắng để kiếm được danh tiếng
cho chính mình, bạn sẽ không thể tiến xa trên con đường sự nghiệp của
mình. "
Hãy cam đảm
Ngay cả khi đối mặt với Larry Page (cha đẻ của công cụ tìm kiếm Google),
bạn nên sẵn sàng để bảo vệ ý tưởng của nhóm bạn.
"Đừng quá chú trọng đến địa vị. Người quản lý tốt sẽ trao đổi về công việc
với sếp của mình như cách mà họ nói chuyện với những kỹ sư hoặc nhà thiết
kế trong nhóm của họ."
"Nếu bạn cứ mãi lúng túng khi có ai đó hỏi về sản phẩm của mình, bạn sẽ
không thể thành công. Hãy cố gắng đưa ra các câu trả lời ngắn gọn và cam
đảm khi bảo vệ ý tưởng của nhóm bạn".
Hãy chăm chỉ tích luỹ kiến thức
Một nhà quản lý sản phẩm của Google từng chia sẻ hãng này luôn tự hào về
danh sách các quản lý sản phẩm của mình:
• 99 phần trăm đã trải qua cuộc thi SAT và GMAT
• Sinh viên đến từ những trường đại học hàng đầu
• Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh từ những trường hàng đầu
Có thể giao tiếp hiệu quả với giám đốc điều hành và các kỹ sư của bạn
Có khá nhiều người đã đặt ra câu hỏi rằng tại sao rất nhiều chi nhánh của
Google lại có thể được điều hành bởi các kỹ sư.

Nhưng sự thật là bên cạnh các kỹ sư ấy có cả những người quản lý hay giám
đốc điều hành khác. Trong thực tế, với Google, các giám đốc điều hành sẽ
vẫn phải quản lý đầu vào quảng cáo từ các chi nhánh khác ở Google.
Các giám đốc điều hành ở đây có thể giao tiếp với các cấp nhân viên và họ
có thể yêu cầu các kỹ năng giao tiếp khác nhau.
Viết email ngắn gọn
Bạn sẽ xử lý thế nào khi nhận được một email dài lê thê quảng cáo cho một
loại sản phẩm mà bạn chưa từng biết đến? Nếu là tôi, chắc chắn tôi sẽ cho nó
vào thùng rác ngay lập tức!
Nhờ vào tiện ích thư điện tử, bạn có thể gửi thông điệp tới nhiều người mà
chẳng cần mất nhiều thời gian. Nhưng hãy nhớ, những thông điệp mà bạn
gửi đi phải ngắn gọn, lôi cuốn và điều quan trọng là đánh trúng vào tâm lý
của người sử dụng.
Hãy sẵn sàng cho những “nhiệm vụ chưa xác định”
Đôi lúc, ngay cả khi chưa có một dự án cụ thể nào, Google vẫn tìm kiếm
các kỹ sư hoặc quản lý sản phẩm.
Bạn sẽ cần có đủ linh hoạt để đảm nhận những công việc không tên. Và
quan trọng hơn, bạn nên vui vẻ đón nhận những công việc đó.
Hãy suy nghĩ như một doanh nhân


Nguyên cựu giám đốc quản lý sản phẩm của Google từng khuyên bạn nên
học cách để có được "tâm thái của Giám đốc điều hành " với khả năng học
hỏi nhanh và một thái độ tự định hướng.
Đó là những đặc điểm khá rõ ràng của những người lãnh đạo, Ngay từ đầu,
nếu những khả năng này được bộc lộ thì cơ hội sẽ nhanh chóng đến với bạn.
Có khả năng chịu áp lực từ các cuộc họp
Điều cuối cùng, rất tiếc là các nhà điều hành lại cần có khả năng này. Chỉ
khi chịu được áp lực, bạn mới có thể quản lý được mọi người.


×