Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Đối phó với lạm phát và chuẩn bị cạnh tranh potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.68 KB, 5 trang )




Đối phó với lạm phát và
chuẩn bị cạnh tranh


Lạm phát đang làm thay đổi cơ cấu chi tiêu của người tiêu dùng, cho thấy tốc
độ tiêu thụ hàng hóa giảm càng nhiều ở những mặt hàng mà tính thiết yếu đối
với cuộc sống hàng ngày càng thấp.
Ông Nguyễn Ngọc Hòa, Chủ tịch HĐQT Saigon Co.op, cho biết sáu tháng
đầu năm nay, tỷ trọng tiêu thụ những ngành hàng vốn được xếp vào nhóm
không thường xuyên tại hệ thống Co.op Mart đã giảm từ 27% xuống còn 25%
so với cùng kỳ. Và như vậy các ngành hàng thường xuyên tăng tương ứng
2%.
Xét cụ thể trong từng ngành hàng thì doanh số bán hàng thực phẩm chế biến
tăng cao nhất (5%), thực phẩm tươi sống tăng 1%, trong khi hàng may mặc
giảm 2%. Hóa mỹ phẩm giảm 3% và giảm nhiều nhất ở những dòng sản phẩm
cao cấp như kem dưỡng da, sữa dưỡng thể

Yếu tố giá đang được quan tâm

Mặc dù doanh số chung sáu tháng đầu năm nay của Co.op Mart tăng 38%,
nhưng ông Hòa cho rằng sự tăng trưởng này có tác động lớn của yếu tố tăng
giá và nhờ được thúc đẩy bằng nhiều chương trình khuyến mãi về giá. Nhưng
mặt khác, sức hấp dẫn của việc giảm giá cho thấy yếu tố giá cả đang được
người tiêu dùng quan tâm nhiều hơn trước.
Theo ông Hòa, thời gian gần đây, người mua đến các siêu thị Co.op Mart tỏ ra
quan tâm nhiều hơn đến các ấn phẩm quảng cáo khuyến mãi, giảm giá các
mặt hàng được phát tại các siêu thị. Cẩm nang mua sắm do Co.op Mart phát
hành một tháng/lần mà chủ yếu là giới thiệu những mặt hàng có khuyến mãi,


giảm giá đã được rút ngắn thời gian phát hành xuống còn 15 ngày/lần.
Một điều đáng quan tâm khác là đang có sự thu hẹp về chủng loại hàng hóa
trong sự lựa chọn của người tiêu dùng. Và trong chiều hướng phải tính toán
để giảm thiểu rủi ro kinh doanh dưới tác động của lạm phát, Co.op Mart đang
phải điều chỉnh các thứ tự ưu tiên đối với một số tiêu chí.
Ông Hòa cho biết: “Chẳng hạn chúng tôi đang giảm sự quan tâm đối với mức
độ phong phú chủng loại hàng hóa hiện diện trong các siêu thị và đang nghiên
cứu chọn lọc lại danh mục hàng hóa chào bán cho người tiêu dùng theo
hướng ưu tiên những nhãn hàng có doanh số tiêu thụ mạnh và siết chặt định
mức tồn kho”.
Cùng với việc người tiêu dùng đang quan tâm yếu tố giá, một nhà phân phối
đưa ra gợi ý là cả nhà sản xuất và nhà phân phối cần quan tâm cắt giảm các
hình thức tiếp thị để tập trung sức ổn định giá sản phẩm.
Có ý kiến cho rằng thường thì giá thành sản xuất không chênh lệch nhiều so
với giá vốn. Giá sản phẩm bị đội lên nhiều chính ở khâu phân phối với đòi hỏi
mức chiết khấu quá cao.
Trong khi đó, ông Phạm Hoàng Hà, Phó chủ tịch HĐQT Công ty Phú Thái -
một doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực phối lớn ở thị trường phía Bắc, cho biết
các nhà phân phối hiện nay đang phải chịu sức ép từ nhiều phía, một mặt phải
đối phó lạm phát nhưng cũng không thể ngừng việc chuẩn bị cạnh tranh với
những Wal-Mart, Carrefour, Cosco khi mà lộ trình mở cửa hoàn toàn thị
trường bán lẻ đang đến rất gần.
Sức ép này đè nặng lên không chỉ những nhà phân phối mà cả những nhà sản
xuất, vì “khi phân phối chịu sức ép cạnh tranh thì những nhà cung cấp hàng
hóa cho họ cũng có nguy cơ bị các doanh nghiệp nước ngoài thôn tính. Trên
thực tế, những thương hiệu đã tham gia thị trường như Metro Cash & Carry
hay Big C đang ngày càng tăng thị phần. Do vậy, theo ông Hà, sản xuất và
phân phối trong nước cần liên kết lại.
Cũng có cùng nỗi lo lắng như ông Hà, ông Hòa cho biết các hệ thống bán lẻ
như Co.op Mart đang có nhu cầu gia tăng đầu tư, mở rộng mạng lưới nhằm

nâng cao vị thế trước các đối thủ nước ngoài. Và để đảm bảo nguồn lực tài
chính cho công việc này trong bối cảnh chi phí gia tăng, lợi nhuận giảm, họ
càng phải thúc đẩy doanh số bán, quay nhanh vòng vốn.
Cũng theo ông Hà, khâu phân phối cần nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm từ
những nhà phân phối Hàn Quốc sau khi họ đã “đẩy” được Wal-Mart và
Carrefour ra khỏi thị trường nội địa bằng năng lực cạnh tranh dựa vào sự thấu
hiểu thị trường bản địa. Ông Hà nhận định nếu Wal-Mart và Carrefour tỏ ra
vượt trội về hàng điện tử và thời trang thì các cửa hàng nội địa ở Hàn Quốc
lại có ưu thế về hàng thực phẩm và thức uống. Cũng như khách hàng khó có
thể tìm thấy bó rau xanh hoặc con tôm tươi trong cửa hàng Wal-Mart nhưng
có thể mua chúng dễ dàng tại bất cứ cửa hàng nào trong hệ thống phân phối
nội địa.
Bên cạnh đó, ông Hà cho rằng sự liên kết giữa nhà phân phối với nhà sản xuất
ở Hàn Quốc có ý nghĩa góp phần gia tăng tiềm lực cho nhau trong cuộc chạy
đua với các doanh nghiệp nước ngoài. Ông cho biết: “Hàng hóa của nhà sản
xuất cung cấp luôn đảm bảo quy định. Ngược lại, các nhà phân phối cũng cố
gắng giữ giá ổn định, kể cả những lúc thị trường biến động bất thường”.
Thực ra, các doanh nghiệp trong nước luôn có ưu thế về việc thấu hiểu tập
quán mua hàng và tâm lý của người tiêu dùng trong nước. Nếu biết tận dụng,
ưu thế này có thể phát huy tốt trong việc thúc đẩy tiêu dùng hàng nội địa.
Tại một hội thảo gần đây bàn về những cách ứng biến của doanh nghiệp nhằm
đối phó với lạm phát, nhiều ý kiến cũng đồng tình việc nhà sản xuất và nhà
phân phối cần ngồi lại bàn bạc và dành cho nhau những ưu đãi thiết thực, chia
sẻ chi phí, mức giảm lợi nhuận, giúp nhau ổn định giá cả hàng hóa để gia tăng
sản lượng tiêu thụ.
Ông Trần Quí Thanh, Chủ tịch HĐQT Công ty Tân Hiệp Phát (doanh nghiệp
đang sở hữu các thương hiệu thức uống Number 1, Trà xanh 0 độ ), cho rằng
cả hai bên cần cùng nhau xem xét lại toàn bộ chuỗi giá trị sản phẩm, từ khâu
sản xuất đến bán sỉ, bán lẻ để hợp lý hóa mọi khoản chi phí mới mong có
được mức giá bán mang tính kích cầu trong giai đoạn hiện nay.


×