Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.82 KB, 4 trang )
Điều trị thoái hóa cột
sống thế nào?
Đặc trưng cơ bản của thoái hoá khớp là tổn thương thoái hoá của sụn khớp,
hậu quả là mất sụn khớp và tế bào dưới sụn, mọc tổ chức xương cạnh khớp
tân tạo. Một trong những vị trí hay gặp của thoái hoá khớp là thoái hoá cột
sống, bao gồm cột sống thắt lưng (hay gặp nhất), cột sống lưng và cột sống
cổ. Với thoái hoá cột sống, quá trình lão hoá thường xảy ra ở hai vị trí: đĩa
đệm (nằm ở giữa hai đốt sống) và các khớp liên mấu đốt sống.
Thoái hóa đốt sống.
Thoái hoá nói chung và thoái hoá cột sống nói riêng có hai loại: thoái hoá
nguyên phát (do tuổi tác cao, không có nguyên nhân) và thứ phát (có thể gặp
cả ở người trẻ, thường tìm thấy nguyên nhân). Thoái hoá thứ phát ở cột sống
thường gặp sau chấn thương, rối loạn cấu trúc đĩa đệm đốt sống bẩm sinh (ví
dụ bệnh Scheuermann, loạn sản đốt sống- mấu đốt sống), mắc phải (viêm đĩa
đệm đốt sống) hay các nguyên nhân khác gây sai lệch tư thế cột sống: gù,
vẹo, quá ưỡn…
Về điều trị, tùy theo tình trạng bệnh mà có các biện pháp nghỉ ngơi, nằm ở tư
thế thích hợp giảm đau. Các biện pháp không dùng thuốc có thể làm giảm đau
và giảm co cứng cơ như các bài tập thể dục thích hợp; điều trị vật lý trị liệu
như tia hồng ngoại, sóng ngắn, tắm bùn nóng, tắm suối khoáng nóng; mát-xa,
bấm huyệt tại vùng đau. Thuốc chống viêm giảm đau không steroid như
diclofenac, meloxicam, piroxicam… kết hợp với thuốc giãn cơ như
mydocalm, myonal, thuốc giảm đau đơn thuần paracetamol… dùng ngắn
ngày, trong đợt cấp khi bệnh nhân đau nhiều. Các thuốc điều trị thoái hoá tác
dụng chậm, ít ảnh hưởng đến dạ dày như glucosamin, chondroitin, diacerin…