Điều trị và dự phòng thoái hóa cột sống cổ
Cột sống cổ có cấu trúc giải phẫu và chức năng cơ - sinh học đặc biệt
nên rất nhạy cảm đau, trong đó phong cách sinh hoạt bất hợp lý, thiếu khoa
học thường là yếu tố thuận lợi phát sinh bệnh. Bởi vậy, cần tạo cho mỗi người
một phong cách sinh hoạt đúng theo từng lứa tuổi kể từ thời ấu thơ đến cuối
cuộc đời.
Các phương pháp điều trị
Trên cơ sở của những hội chứng
đau đã được chẩn đoán xác định bằng lâm
sàng và các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh
như chụp Xquang thường theo 4 tư thế
cột sống cổ (thẳng, nghiêng, chếch 3/4
trái và phải) và chụp cộng hưởng từ trong
trường hợp thật cần thiết, thầy thuốc sẽ
xây dựng phác đồ điều trị chuyên biệt cho
từng loại hội chứng đau. Tùy theo căn nguyên, cơ chế tổn thương và giai đoạn cấp
hay mạn, phương hướng điều trị gồm có điều trị bảo tồn, điều trị bằng phẫu thuật
và điều trị phục hồi chức năng. Giai đoạn cấp cần nằm nghỉ ở tư thế thích hợp để
giảm đau hoặc các biện pháp không dùng thuốc như các bài tập thể dục thích hợp
Hình ảnh cắt ngang của thoái
hóa cột sống cổ.
có thể làm giảm đau và giảm co cứng cơ; điều trị lý trị liệu như tia hồng ngoại,
sóng ngắn, tắm bùn nóng, tắm suối khoáng nóng, mát-xa, bấm huyệt vùng đau.
Cần dùng các thuốc chống viêm giảm đau không steroid kết hợp với các thuốc
giãn cơ, thuốc giảm đau đơn thuần trong đợt cấp khi bệnh nhân đau nhiều.
Điều trị bảo tồn bằng các biện pháp
Nhiệt: Biện pháp điều trị bằng nhiệt có tác dụng rất tốt đối với trạng thái
cấp. Nhiệt làm tăng tuần hoàn và mềm cơ vùng vai - gáy, đồng thời bằng cơ chế
phản xạ tới các đoạn vận động cột sống cổ. Cũng qua tác dụng của nhiệt vào các tổ
chức ở sâu mà các quá trình viêm cục bộ ở gân cơ - màng xương đang ở tình trạng
bị kích thích bởi thoái hóa đĩa đệm sẽ giảm. Đồng thời nhiệt cũng làm tăng tốc độ
dẫn truyền xung động thần kinh của các dây thần kinh vận động và kích hoạt chức
năng vận động của tủy sống, từ đó dẫn đến làm giảm đau đớn và co cứng của các
cơ. Các biện pháp dùng nhiệt có nhiều cách, trực tiếp hoặc gián tiếp: bó nến, đắp
bùn trực tiếp vào cột sống cổ; dùng nhiệt khô, chiếu tia hồng ngoại, phóng không
khí nóng; bệnh nhân tự điều trị tại nhà bằng gối, ấm điện, chai hay túi nước nóng
hoặc bồn tắm nước nóng, rồi quấn khăn len ấm quanh cổ; cần chú trọng đề phòng
bỏng da khi sử dụng các biện pháp nhiệt, nhất là các biện pháp trực tiếp.
Đai cổ: Đai cổ được làm bằng vải sợi bông có cốt ở giữa các lớp vải bằng
các chất liệu tương đối cứng để giữ được khuôn của đai cổ, thường được chế tạo
tại xí nghiệp sản xuất dụng cụ chỉnh hình. Đai cổ phải được đo trên cổ của từng
bệnh nhân. Nếu đai cổ quá nhỏ sẽ không có tác dụng, trái lại nếu quá to, có thể
làm cho cột sống cổ luôn ở tư thế quá ưỡn, không có lợi cho điều trị. Đeo đai cổ
nhằm 3 mục đích: cố định cột sống cổ, nhiệt ấm vùng cổ, giảm tải cho cột sống cổ.
Nhiệt của cơ thể tại vùng đeo đai cổ có tác dụng giữ mềm và giãn cơ vai - gáy. Đai
cổ đúng cỡ sẽ làm cho các cơ đau được nghỉ và đỡ thêm chức năng của cơ đó.
Ngoài ra, đai cổ còn có tác dụng kéo giãn với mức nhất định cột sống cổ.
Điều trị phẫu thuật trong các trường hợp chèn ép cột sống cổ gây liệt tứ
chi
Chú ý (trong điều trị): Hội chứng cổ do đĩa đệm - cột sống rất phức tạp, đa
dạng, tác động đến nhiều bộ phận và cơ quan nội tạng khác nhau. Vì vậy, sử dụng
thuốc phải nhằm mục đích điều trị cơ bản theo cơ chế bệnh sinh chủ yếu và điều
trị các triệu chứng chủ đạo của từng người bệnh. Khi sử dụng thuốc cần chú ý điều
trị theo giai đoạn của bệnh (cấp hay mạn tính); khi sử dụng phối hợp các thuốc cần
quan tâm tới tương tác của các thuốc sử dụng; chú trọng các chống chỉ định và tác
dụng phụ của thuốc vì phần lớn các thuốc thường có ảnh hưởng tới dạ dày và công
thức máu. Thuốc sử dụng thường thuộc các nhóm thuốc tác dụng và chuyên biệt:
nhóm thuốc giảm đau, nhóm thuốc chống viêm - chống phù nề.
Phòng bệnh
Giữ phong cách sinh hoạt đúng
Khi ngồi: tránh ngồi cúi gấp cổ quá
lâu (xem tivi, đọc sách, báo quá thấp so với
bàn...); khi ngồi lâu, ngồi tàu xe đường dài
cần có bản tựa đầu và tựa lưng với độ
nghiêng thích hợp với từng độ tuổi và từng
cỡ chiều dài cột sống cổ và cột sống lưng;
đối với nghề nghiệp buộc phải thường xuyên
cúi gấp cổ (đánh máy chữ, soi kính hiển vi,
máy tính, thợ may, lái xe cơ giới, nghề bàn giấy, nghệ sĩ vĩ cầm, dương cầm, hội
họa...) hoặc nghề buộc phải quá ưỡn cột sống cổ (thợ nề, thợ quét vôi, thợ hàn,
sơn, diễn viên xiếc...), không nên để cột sống cổ ở tư thế không đổi quá lâu, cần có
thời gian nghỉ sau khoảng 1 giờ làm việc, nhưng phải là "nghỉ tích cực", có nghĩa
là phải tập vận động cột sống cổ và cột sống lưng với các động tác tập nhẹ nhàng
thích hợp.
Khi nằm: cần có gối đầu với độ dày vừa phải, tránh để tư thế quá ưỡn cổ
hoặc cúi gấp cổ. Vì hình thái cột sống cổ có độ cong vồng ra phía trước nên khi
nằm ngửa cần có gối đệm đỡ vào khoảng cong lõm của cột sống cổ. Khi nằm
nghiêng, độ dày của gối phải bảo đảm cho trục của đoạn cột sống cổ ở trên cùng
một trục thẳng của cột sống lưng.
Cần quan tâm tới các bài tập thể dục vận động cột sống cổ: Theo các chiều
vận động với các trường vận động sinh lý của cột sống cổ.
Sử dụng đai cổ điều trị bảo
tồn thoái hóa cột sống cổ.
Tránh các chấn thương vào đầu và cột sống cổ: Các chấn thương này tuy
không quá nặng nhưng nó sẽ thúc đẩy nhanh quá trình thoái hóa đĩa đệm - cột
sống cổ. Nghề nghiệp nào buộc phải dùng đầu để đội vật nặng quá tải cũng có thể
coi như loại vi chấn thương trường diễn.
Khi tuyển lựa nghề nghiệp: phải sử dụng tới độ bền chắc của cổ (vận động
viên nhảy cầu đầu lao xuống nước, nghệ sĩ xiếc nhào lộn, uốn dẻo...) cần có tiêu
chuẩn khám cột sống cổ.
PGS. Vũ Quang Bích