Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tụt lợi – Nguyên nhân và cách phòng tránh pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.23 KB, 5 trang )




Tụt lợi – Nguyên nhân và
cách phòng tránh


Tụt lợi không chỉ là vấn đề gây khó chịu cho nhiều người lớn tuổi mà còn làm
đau đầu nhiều bạn trẻ ngày nay. Ðó là hiện tượng lộ bề mặt chân răng do lợi
di chuyển về phía cuống răng. Tụt lợi là dấu hiệu báo trước cho sự mất xi-
măng chân răng, mòn cổ răng, lộ ngà răng gây ê buốt răng và ảnh hưởng đến
thẩm mỹ.
Vì sao bị tụt lợi?
Tụt lợi có thể là do viêm và không do viêm. Viêm lợi, viêm quanh răng không
được điều trị lâu ngày sẽ gây tụt lợi. Bệnh nhân bị tụt lợi do viêm quanh răng
thường có kèm theo chảy máu lợi, sưng lợi và có thể bị tụt lợi ở toàn bộ hai
hàm nếu không được điều trị kịp thời.
Tụt lợi không do quá trình viêm: do lớp xương phủ bề mặt ngoài của chân
răng quá mỏng, dễ bị sang chấn. Sang chấn khớp cắn cũng là yếu tố làm trầm
trọng thêm tình trạng tụt lợi do kích thích tăng sinh biểu mô và viêm tại chỗ.
Những răng bị lệch ra ngoài cung hàm cũng dễ bị tụt lợi. Đặc biệt sự co kéo
quá mức của các phanh môi, má thường gây tụt lợi của răng bên dưới. Tụt lợi
còn là hậu quả của một số biện pháp điều trị vùng quanh răng hoặc điều trị
nắn chỉnh răng.
Một nguyên nhân gây tụt lợi và mòn cổ răng rất phổ biến ở người lớn tuổi là
chải răng bằng bàn chải quá cứng và không đúng cách. Tình trạng tụt lợi do
các nguyên nhân không do viêm thường chỉ liên quan đến một răng hoặc một
vài răng và thường gặp ở vùng răng nanh, răng cửa, ít khi gặp ở răng hàm.
Tụt lợi do các nguyên nhân này thường không liên quan đến quá trình viêm
của tổ chức quanh răng. Tuy nhiên, nếu lợi bị tụt quá đường ranh giới lợi –
niêm thì có thể có kèm theo viêm lợi thứ phát.



Tụt lợi toàn bộ hai hàm.
Và hậu quả…
Hậu quả của tụt lợi là làm mất xi-măng chân răng, lộ ngà răng, làm tăng nhạy
cảm răng, hở kẽ răng, dễ dắt thức ăn và làm giảm thẩm mỹ.
Tình trạng mất xi-măng chân răng và lộ ngà răng có thể xảy ra đột ngột ngay
sau khi tụt lợi gây ê buốt răng khi chải răng, khi ăn nóng, lạnh nhưng cũng có
thể xảy ra từ từ và người bệnh thường không bị ê buốt do phản ứng làm dày
lớp ngà sát tủy răng của cơ thể.
Đặc biệt ở những răng có phần lợi bám dính ít và mỏng, nếu kèm theo tụt lợi
sẽ không còn lợi che phủ cổ răng và chân răng. Những vùng này sẽ dễ bị mòn
do cọ sát từ thức ăn hoặc bàn chải khi chải răng.
Một vấn đề người bệnh thường phàn nàn khi bị tụt lợi là vấn đề thẩm mỹ:
răng dài ra, hở kẽ răng và dễ dắt thức ăn, đặc biệt ở vùng răng cửa.
Tuy nhiên, tụt lợi không bao giờ gây lung lay răng hay mất răng nếu không
kèm theo quá trình viêm của vùng quanh răng.
Ứng phó với tụt lợi?
Đối với những trường hợp tụt lợi mới và nhẹ, không gây ê buốt răng, người
bệnh chỉ cần thay đổi cách chải răng đúng với bàn chải lông mềm.
Nếu ê buốt răng xảy ra thường xuyên thì người bệnh nên chải răng bằng các
loại kem chải răng có chất chống ê buốt hoặc ngậm gel fluor dưới sự hướng
dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Các cổ răng bị mòn có thể được hàn bằng vật liệu
hàn răng thẩm mỹ.
Tuy nhiên khi tụt lợi nặng, ảnh hưởng đến thẩm mỹ, có hoặc không kèm theo
ê buốt răng thì biện pháp triệt để nhất để giải quyết tình trạng tụt lợi là phẫu
thuật ghép để phục hồi lại phần lợi che phủ chân răng.
Nguyên tắc của các phẫu thuật này là sử dụng các vạt niêm mạc ở vùng răng
kế cận, có hoặc không kèm theo vật liệu ghép, để che phủ vùng chân răng bị
tụt lợi. Các phương pháp thường được sử dụng để che phủ chân răng bao
gồm: vạt có chân nuôi (pedicle flap), ghép lợi tự do tự thân (Autogenous free

gingival flap), ghép tổ chức liên kết dưới biểu mô (Sub-epithelial connective
tisue graft) và phương pháp mới nhất là tái tạo mô có hướng dẫn với màng
sinh học (Guided tissue regeneration).
Việc lựa chọn phương pháp ghép và vật liệu ghép tùy thuộc vào mức độ tụt
lợi (nặng hay nhẹ), số răng bị tụt lợi (một răng hay nhiều răng liên tiếp), vùng
răng bị tụt lợi (răng cửa hay răng hàm) và cấu trúc giải phẫu của vùng kế cận
(tổ chức bám dính dày hay mỏng). Phẫu thuật che phủ chân răng nên được
thực hiện ở các bệnh viện chuyên khoa lớn bởi các bác sĩ giàu kinh nghiệm.
Phòng ngừa
Để phòng ngừa tụt lợi chúng ta nên lựa chọn bàn chải có lông mềm để chải
răng và phải chải răng đúng cách (chải dọc và xoay tròn theo phương pháp
Stillman cải tiến). Có thể sử dụng thêm nước súc miệng kháng khuẩn, có bổ
sung fluor để làm tăng tác dụng làm sạch và củng cố men răng.
Nên đi khám răng miệng định kỳ 6 tháng/1 lần để lấy sạch cao răng và kịp
thời phát hiện các bệnh viêm lợi, viêm quanh răng. Đặc biệt những người có
yếu tố nguy cơ tụt lợi như cấu trúc lợi mỏng, răng mọc lệch lạc hay phanh
môi, má bám thấp… nên được các bác sĩ chuyên khoa tư vấn phòng ngừa.

×