Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Sỏi mật – Nguyên nhân và cách phòng tránh docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.35 KB, 5 trang )




Sỏi mật – Nguyên nhân
và cách phòng tránh


Sỏi mật là trong lòng ống mật có những viên sỏi nhỏ, to, hay bùn mật ở vị trí
trong gan hoặc ngoài gan, ở túi mật. Bệnh có thể gây viêm phúc mạc mật, sốc
nhiễm khuẩn, chảy máu tiêu hóa… rất nguy hiểm.
Sỏi mật hình thành như thế nào?
Người ta thấy có hai loại sỏi mật thường được hình thành là sỏi cholesterol và
sỏi sắc tố mật.
Loại sỏi cholesterol: vì một lý do nào đó làm cho các thành phần dịch mật
thay đổi tỷ lệ: nồng độ cholesterol tăng lên, nồng độ chất làm tan (muối mật –
lecithin) giảm xuống, khi đó cholesterol kết tủa tạo ra những tinh thể là tiền
đề cho sự hình thành sỏi mật. Những yếu tố làm giảm bài tiết muối mật gồm:
bệnh ở đoạn ruột cuối làm giảm hấp thu muối mật; người béo: dự trữ muối
mật giảm, sản xuất muối mật tăng nhanh nhưng không nhanh bài tiết; người
cao tuổi. Những trường hợp làm tăng tổng hợp cholesterol: chế độ ăn giàu
calo, dùng thuốc oestrogen, cloflbrat. Vai trò của túi mật: túi mật tái hấp thu
nước nên làm cho cholesterol được cô đặc hơn; đồng thời túi mật tiết ra chất
mueus có tác dụng làm cho cholesterol và sắc tố mật dễ bị kết tủa.

Ngư
ời bị sỏi mật cần có chế độ ăn hạn chế mỡ động vật.
Sự hình thành sỏi sắc tố mật: ở Việt Nam và các nước Đông Nam Á hay gặp
loại sỏi này. Nguyên nhân là do trứng giun đũa hoặc xác giun làm “nhân” cho
sắc tố mật và canxi bám vào gây sỏi. Nếu giun đũa lên đường mật nó gây
nhiễm khuẩn và tăng áp lực trong đường mật, gây ra những vết loét xước và
sau đó là những chít hẹp xơ vòng ở những nhánh mật phân thùy gan, phía trên


vòng xơ ống mật giãn to, mật bị ứ đọng dần dần từ đó hình thành sỏi mật.
Biểu hiện của bệnh sỏi mật
Một người bị sỏi mật sẽ có các dấu hiệu sau: đau bụng với tính chất đau ở
vùng hạ sườn phải (HSP), kiểu đau quặn gan, thường xảy ra sau bữa ăn nhiều
mỡ, đau nhiều về đêm khoảng 23 – 24 giờ; khi đau kèm theo nôn, bệnh nhân
không dám thở mạnh; cơn đau kéo dài vài giờ đến vài ngày. Rối loạn tiêu
hoá: chậm tiêu, bụng trướng hơi, bệnh nhân sợ mỡ, táo bón hoặc tiêu chảy sau
bữa ăn. Cơn đau nửa đầu (Migraine), đau nửa đầu dữ dội, khi đau có nôn
nhiều. Sốt do bị viêm đường mật, túi mật, sốt cao đột ngột kéo dài vài 3 giờ;
sốt và đau HSP đi đôi với nhau, nếu đau nhiều thì sốt cao; có khi sốt kéo dài
vài tuần, hằng tháng; có khi sốt nhẹ 37,5 – 380C; nếu không viêm thì không
sốt.
Vàng da và niêm mạc xảy ra sau đau và sốt 1 – 2 ngày; vàng da kiểu tắc mật
gồm da, niêm mạc vàng, nước tiểu vàng, phân bạc màu; vàng da có ngứa,
thuốc chống ngứa không kết quả, mạch chậm; vàng da mất đi chậm hơn đau
và sốt. Ba chứng: đau, sốt, vàng da còn gọi là Tam chứng Charcot tái phát
nhiều lần, khoảng cách giữa các đợt vài tuần, vài tháng, vài năm. Khám thấy:
gan to đều, mức độ to từ mấp mé dưới bờ sườn đến 5 – 6cm dưới bờ sườn tùy
mức độ tắc mật; mặt gan nhẵn, mật độ chắc, bờ tù, ấn đau tức. Túi mật to
cùng với gan to, túi mật to, đau khi sờ nắn, có thể co cứng HSP. Xét nghiệm
máu: bilirubin toàn phần tăng. Siêu âm thấy sỏi túi mật, sỏi ống mật. Chụp
phim Xquang thấy sỏi.
Trên thực tế thường gặp ba thể bệnh chính như sau: một là trường hợp điển
hình có Tam chứng Charcot, hội chứng tắc mật, bệnh tái phát nhiều lần, với
các triệu chứng như trên chẩn đoán đúng sỏi mật 60- 75%. Hai là triệu chứng
lâm sàng không điển hình: có cơn đau quặn gan, không vàng da, không tắc
mật; hoặc tắc mật nhưng không đau quặn gan. Ba là bệnh nhân bị sỏi nhưng
đến bệnh viên cấp cứu vì biến chứng như: viêm phúc mạc mật với các dấu
hiệu nhiễm khuẩn nặng, bụng cứng, vàng da; sốc nhiễm khuẩn; sốt, túi mật to,
đau; chảy máu tiêu hoá: nôn ra máu có hình thỏi kiểu như ruột bút chì; đau

bụng cấp, nôn, trướng bụng.
Lưu ý trong điều trị và phòng bệnh
Việc dùng kháng sinh chống nhiễm khuẩn là rất quan trọng trong điều trị
viêm nhiễm đường mật do sỏi. Tốt nhất là dựa vào kháng sinh đồ để dùng
thuốc vừa hiệu quả, vừa rút ngắn thời gian mắc bệnh cho bệnh nhân. Trường
hợp chưa làm được kháng sinh đồ thì phải dùng các loại kháng sinh có hoạt
phổ rộng, liều cao như: colistin, cephalosporin, ampixillin, gentamyxin… Các
thuốc giãn cơ, giảm co thắt như atropin, spasmaverin…; thuốc lợi mật như:
sunfat magie, siro actiso, sorbitol…; các thuốc làm tan sỏi dùng trong các
trường hợp viên sỏi nhỏ dưới 2cm, túi mật còn tốt, bệnh nhân không thể mổ
được, hoặc đề phòng sỏi tái phát sau mổ. Phẫu thuật trong các trường hợp: sỏi
gây viêm túi mật hoại tử, viêm phúc mạc mật, viêm tụy cấp, đau dữ dội mà
dùng thuốc giảm đau không kết quả, chảy máu đường mật, áp-xe đường mật
dọa vỡ, viêm đường mật kéo dài, tắc mật kéo dài, tái phát nhiều lần, sỏi túi
mật… Lấy sỏi qua máy soi tá tràng…
Bệnh nhân bị sỏi mật cần thực hiện một chế độ ăn kiêng hợp lý đó là: kiêng
ăn mỡ, nhất là các loại thịt mỡ động vật như bò, gà, lợn… Ăn giảm calo: chỉ
ăn 2.000 calo/24 giờ. Uống các loại nước thuốc nam có tác dụng hỗ trợ điều
trị bệnh như nước khoáng, nước nhân trần, actiso.
Phòng bệnh sỏi mật cần thực hiện nhiều biện pháp sau đây: khám bệnh định
kỳ để kịp thời phát hiện và điều trị các bệnh là nguyên nhân gây sỏi mật như
bệnh ở đoạn ruột cuối làm giảm hấp thu muối mật, rối loạn lipid máu; kiểm
soát ăn uống chống thừa cân béo phì; tránh ăn chế độ ăn giàu calo; tránh dùng
các thuốc oestrogen chữa bệnh cho người có bệnh sỏi mật từ trước; định kỳ 6
tháng một lần tẩy giun, thực hiện ăn chín uống sôi để tránh nhiễm giun.


×