Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Bệnh chàm sữa ở trẻ em pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.19 KB, 5 trang )



Bệnh chàm sữa ở trẻ em


Chàm sữa (lác sữa) là dạng chàm thể tạng ở trẻ từ 2 tháng đến 2 tuổi có đặc
tính là bệnh viêm da mạn tính, không lây, có tiền sử bản thân hay gia đình có
cơ địa dị ứng. Tổn thương da ở vị trí điển hình ở 2 má.
Chàm sữa được phân loại:
Câp tính: nổi hồng ban, mụn nước, bóng nước, rỉ dịch, đóng mày, ngứa dữ
dội.
Mạn tính: rát, mảng da dày, khô, ráp, và tróc vảy, với nhiều rãnh ngang - dọc,
kèm theo thay đổi sắc tố da sau viêm.
Bán cấp: sang thương trung gian giữa giai đoạn cấp và mạn tính.

Chẩn đoán
Những yếu tố làm bệnh nặng thêm:
- Các dị ứng nguyên (thức ăn, sữa công thức, không khí, thú nuôi ).
- Các chất kích ứng da như: xà bông, bột giặt, thuốc tẩy, vải len, khói thuốc
- Khí hậu nóng, lạnh hay khô.
- Nhiễm trùng, nhiễm siêu vi.
- Da khô do tắm rửa lâu, nhiều lần.
- Tiền sử bản thân hay gia đình bệnh dị ứng.
- Các triệu chứng: ngứa, sốt, bệnh tái đi tái lại, thuốc đã dùng.
Chàm sữa có đặc điểm sang thương: khởi đầu hồng ban, sẩn, mụn nước, rịn
nước, đóng mày, tróc vảy. Vị trí thường ở hai má, đối xứng, có thể lan cằm,
da đầu, trán, nhưng không có ở mắt, mũi, miệng. Nếu nặng, có thể lan đến
mặt dưới cánh tay, khuỷu, đầu, thân mình, tứ chi nhưng vùng tã lót và vùng
nách không bị ảnh hưởng.
- Dấu hiệu biến chứng: chàm bị chốc hóa, viêm da mụn mủ dạng thủy đậu.
Chẩn đoán chàm sữa cần phân biệt với chốc lây, mề đay vùng mặt, vảy phấn


trắng.
Chốc lây: thương tổn căn bản là mụn nước, bóng nước, nhanh chóng thành
mụn mủ, rồi vỡ và khô đi, đóng mài dày có màu vàng mật ong.
Mề đay vùng mặt : sang thương sẩn phù rải rác, không đối xứng.
Vảy phấn trắng: vùng da giảm sắc tố ở má, tay và thân trên, có màu trắng,
giới hạn rõ, và có thể có ít vảy mịn.
Xử trí
Giữ ẩm da: có thể dùng một trong các sản phẩm như: Cetaphil, Physiogel,
Physiogel AI, Ceradan giúp giảm độ nặng và tần suất tái phát, giảm nhu cầu
sử dụng corticoid, phục hồi hàng rào bảo vệ da. Thoa chất giữ ẩm trong vòng
3 phút ngay sau tắm, ngày 2 - 4 lần.
Chống viêm: dùng corticoid thoa tại chỗ trong giai đoạn cấp: hydrocortisone
1%, Clobetasol butyrate 0,05%, thoa ngày 1-2 lần/ ngày trong thời gian ngắn
không quá 2 tuần.
Sang thương bội nhiễm, rỉ dịch nhiều: thoa Milian ngày 2 lần.
Kiểm soát ngứa: thuốc kháng histamin H1.
Kháng sinh: khi nghi ngờ nhiễm trùng, ưu tiên chọn có hoạt tính lên tụ cầu
vàng như: cephalelexin, Oxaciline, erythromycin.
Trẻ bị chàm sữa cần tắm nước ấm, không quá hai lần mỗi ngày, thời gian tắm
không quá 15 phút.
Dùng sữa tắm dịu, nhẹ, có pH trung tính hay acid nhẹ (pH= 4,5-6,5), thích
hợp riêng cho da bị chàm như: Cetaphil, Physiogel, Oilatum.
Lau khô trẻ sau tắm bằng khăn tắm mềm, mịn, không chà mạnh lên da trẻ.
Thoa chất giữ ẩm thường xuyên, trong vòng 3 phút ngay sau tắm, ngày 3 – 4
lần.
Không nên để trẻ tiếp xúc xà bông, bột giặt, thuốc tẩy, nước hoa, phấn rôm.
Quần áo của trẻ bằng chất liệu 100% cotton để thấm tốt mồ hôi và cho da
thông thoáng. Không mặc đồ quá chật, hay vải bằng len, sợi tổng hợp vì dễ
gây kích ứng da.
Tránh cào gãi cho trẻ: cắt ngắn móng tay, móng chân để tránh bé ngứa gãi

làm tăng nhiễm trùng da.
Nếu trẻ cào gãi nhiều, nên mang vớ chân, găng tay cho bé để hạn chế cào gãi.
Phòng nhà ở thông thoáng, không khói thuốc, không nước hoa, không thú
nuôi.
Không để nhiệt độ phòng quá nóng, quá lạnh hay độ ẩm quá thấp.
Về chế độ ăn uống cho trẻ: chỉ kiêng cữ một số thực phẩm nào làm bệnh
chàm của bé nặng hơn; uống nhiều nước (nếu trẻ không bú mẹ hoàn toàn); vệ
sinh mặt, miệng sau mỗi lần ăn hay bú sữa.
Phòng ngừa
Để phòng ngừa bệnh chàm sữa, cần vệ sinh mặt, miệng cho trẻ sau mỗi lần ăn
hay bú sữa.
Cho trẻ ăn uống như bình thường, chỉ kiêng cữ một số thực phẩm nào làm
bệnh chàm của bé nặng hơn.

×