Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Lưu ý khi dùng thuốc cầm máu trong xuất huyết tiêu hóa cao doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.88 KB, 4 trang )



Lưu ý khi dùng thuốc
cầm máu trong xuất
huyết tiêu hóa cao


Xuất huyết tiêu hóa (XHTH) cao là xuất huyết tiêu hóa tại các vị trí đường
mật, dạ dày - tá tràng và thực quản. Đây là loại chảy máu tiêu hóa rất thường
gặp mà một trong những biện pháp cấp cứu ban đầu là sử dụng các thuốc cầm
máu.
Sau khi thành mạch bị tổn thương, một quá trình cầm máu sẽ được phát động
để bịt vết thương lại. Quá trình này gồm các giai đoạn chủ yếu: giai đoạn
thành mạch (mạch máu co nhỏ lại để lượng máu đỡ bị mất và tạo điều kiện
cho nút tiểu cầu hình thành trên chỗ tổn thương); giai đoạn tiểu cầu là tiểu cầu
bắt đầu kết tập bên trên chỗ tổn thương; giai đoạn huyết tương là giai đoạn
các yếu tố đông máu được hoạt hóa để hình thành các sợi fibrin, tạo cục máu
đông bịt kín chỗ tổn thương thành mạch và cuối cùng là giai đoạn tan cục
máu đông, làm thông thoáng lòng mạch với vai trò của men plasminogen.
Cơ chế cầm máu này đặc biệt hữu ích khi cơ thể bị các thương tổn ở các mạch
máu nhỏ. Vết thương sẽ tự cầm máu trong vài phút mà không cần sử dụng
một loại thuốc đặc biệt nào. Tuy vậy, với một số tình huống tổn thương lớn
hơn, mạch máu to hơn cần có một số loại thuốc được sử dụng để hỗ trợ cho
các quá trình cầm máu, giúp quá trình hình thành cục máu đông nhanh hơn,
bền hơn để cầm máu.

Một số thuốc cầm máu và lưu ý khi sử dụng
Có nhiều loại thuốc cầm máu với cơ chế tác động vào các khâu khác
nhau của quá trình đông máu trong cơ thể. Thứ nhất là tác động vào quá
trình co mạch có tác dụng làm co các tiểu động mạch. Điển hình là
adrenalin và carbazochrome dihydrate (adrenoxyl, adona). Vì thuốc có


tác dụng co các tiểu động mạch nên được dùng chủ yếu trong XHTH do
loét dạ dày - tá tràng là tốt nhất. Adrenalin thường được sử dụng tại chỗ
để tiêm cầm máu ổ loét qua nội soi trong khi carbazochrome dihydrat có
thể dùng đường tiêm bắp, tiêm dưới da hoặc đường uống.
Nhóm thuốc thứ hai cũng hay được sử dụng làm tăng quá trình cầm
máu, đó là vitamin K. Có hai loại vitamin K thường được sử dụng để
cầm máu là vitamin K
1
(có nguồn gốc thực vật) và vitamin K
2
có nguồn
gốc động vật. Vitamin K có vai trò rất quan trọng trong việc tổng hợp
các yếu tố đông máu II, VII, IX, X (phức bộ prothrombin) tại gan.
Vitamin K có tác dụng chỉ sau 24 giờ trở lên với điều kiện chức năng gan
còn tốt, cơ thể bị thiếu vitamin K (ví dụ do tắc mật). Vì vậy, xét về mặt cơ
chế, vitamin K nên ưu tiên sử dụng ở bệnh nhân chảy máu đường mật do
sỏi, bệnh nhân xuất huyết tiêu hoá cao có tắc mật hoặc có bằng chứng
thiếu vitamin K mà chức năng gan còn tốt.
Nhóm thuốc thứ ba giúp cơ thể cầm máu nhờ việc ức chế men
plasminogen trở thành plasmin (có hoạt tính tiêu huyết khối). Plasmin là
chất có khả năng tiêu fibrin rất mạnh nên làm tan cục máu đông sau 4 - 6
giờ được hình thành. Khi plaminogen bị ức chế, lượng plasmin giảm
xuống và kết quả là cục máu đông trên chỗ tổn thương được bảo vệ, nút
cầm máu vẫn được tồn tại. Điển hình trong số thuốc nhóm này là hoạt
chất tranexamic acide (transamin 250mg) tiêm hoặc uống. Vì vậy, nhóm
thuốc này được chỉ định cho tất cả các trường hợp XHTH cao, ở bất cứ
vị trí nào.
Một nhóm thuốc khác, tuy không tác động vào khâu nào của quá trình
cầm máu nhưng cũng có tác dụng chống chảy máu thông qua việc làm
giảm tưới máu các tạng, làm giảm áp lực tĩnh mạch cửa, đó là

sandostatin và một số octreotide khác như terlipressin. Khi áp lực dòng
máu qua gan, dạ dày, tĩnh mạch cửa giảm xuống sẽ làm giảm chảy máu
và giúp hình thành nút cầm máu tốt hơn. Vì thế, sandostatin có hiệu quả
tốt nhất trong XHTH cao do giãn vỡ tĩnh mạch thực quản ở bệnh nhân
có hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa.
Về nguyên tắc, có thể phối hợp được các loại thuốc cầm máu nói trên
trong việc điều trị XHTH cao. Ví dụ như cho thuốc co mạch hoặc
transamin với vitamin K vì giai đoạn đầu vitamin K chưa có tác dụng.
Thứ hai là việc sử dụng thuốc nào tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể
như vị trí, nguyên nhân, mức độ chảy máu cũng như cân nhắc tác dụng
phụ của loại thuốc sẽ được dùng cho bệnh nhân. Cuối cùng, cần hết sức
lưu ý rằng các thuốc cầm máu chỉ có tác dụng hỗ trợ trong việc điều trị
XHTH cao, hiệu quả trên bệnh nhân của các loại thuốc này là rất khó
theo dõi. Nên trước một trường hợp bị XHTH cao, các biện pháp tích
cực, chủ động như nội soi can thiệp, phẫu thuật cấp cứu và theo dõi chặt
chẽ tình trạng bệnh nhân vẫn được ưu tiên hàng đầu.

×