Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Lưu ý khi dùng thuốc cho người đái tháo đường ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.7 KB, 5 trang )

Lưu ý khi dùng thuốc cho
người đái tháo đường

Bệnh tiểu đường thực chất là một nhóm bệnh do rất nhiều nguyên
nhân khác nhau gây nên. Dù cho nguyên nhân có khác nhau, nhưng đều gây
ra thiếu hụt insulin nhiều hoặc ít đi kèm với các mức độ kháng insulin ít hoặc
nhiều, dẫn đến hệ quả là cơ thể không sử dụng được đường glucose tốt, nên
mức đường này tăng lên trong máu một cách mạn tính gây ra các biến chứng
trên mắt, răng, lợi, tim mạch, thần kinh... Khi mức đường trong máu tăng lên
cấp tính có thể gây ra các loại hôn mê tăng đường máu.

Để đạt được mục tiêu trong điều trị, ngoài các chế độ ăn hợp lý, tập thể dục,
đây là 2 yếu tố có tính chất nền tảng, xuyên suốt đời sống cho bất kỳ người tiểu
đường nào, đặc biệt là tìm ra chế độ ăn thích hợp cho từng người riêng biệt. Tuy
nhiên, chỉ có < 5% số người tiểu đường có thể đạt được mục tiêu đường máu bằng
chế độ ăn và tập thể dục, phần lớn người tiểu đường cần đến các loại thuốc khác
nhau để điều trị bệnh.
Ví dụ: Các sulfamid hạ đường huyết (làm tăng tiết insulin); nhóm biguanid,
nhóm glytazon làm giảm tính kháng insulin, nhóm thuốc ức chế men alpha
glucosidase (làm chậm hấp thu đường glucose từ ruột vào máu); các thuốc điều trị
tăng huyết áp, tăng mỡ máu...
Sự phong phú về chủng loại, số lượng thuốc dùng cho người tiểu đường
trên thực tế đã gây không ít khó khăn cho công tác chăm sóc người tiểu đường.
Sau đây xin điểm qua một vài lưu ý đến việc lựa chọn sử dụng thuốc ở người tiểu
đường với phương châm “ an toàn, hợp lý” .
Thứ nhất: vì bệnh tiểu đường do rất nhiều nguyên nhân khác nhau nên mỗi
người bệnh cụ thể chỉ thích hợp với một số nhóm thuốc nhất định. Người thừa cân
nhiều thường thích hợp với nhóm metformin, nhóm glytazon, người gầy thường
đáp ứng điều trị với nhóm sulfamid hoặc insulin nếu sự kết hợp cả hai nhóm thuốc
trên không làm đường máu xuống mức yêu cầu (lúc đói 6 - 7 mmol/l, sau ăn 1 - 2
giờ: 8 - 10 mmol/l; HbA1C < 6,5%). Chúng tôi nhận thấy một số bệnh nhân đã


mách bảo nhau dùng một số thuốc nào đó mà không có ý kiến bác sĩ chuyên khoa,
lời khuyên của chúng tôi là không nên vì loại thuốc tốt với người này chưa chắc đã
thích hợp với người khác.
Thứ hai: Về liều lượng thuốc uống cần tuân thủ chặt chẽ theo đơn của bác
sĩ. Với những người mới được chẩn đoán bệnh cần thiết phải qua giai đoạn dò liều
thận trọng, dùng liều nhỏ 1/2 - 1 viên, tăng liền sau mỗi 2 - 4 tuần nếu liều đã cho
không hiệu quả. Dò liều thận trọng đòi hỏi thời gian và sự kiên nhẫn nhưng an
toàn và khoa học. Khi được chẩn đoán đường máu vốn tăng từ trước đó rất lâu (vài
năm) nay nếu có tăng thêm 1 - 2 tháng không nguy hại nhiều đến diễn tiến của
bệnh. Dùng liều cao ngay từ đầu hoặc tăng liều quá nhanh sẽ có nguy cơ hạ đường
huyết nặng và nguy hiểm đến tính mạng, đặc biệt là ở người có tuổi thường có
bệnh tăng huyết áp và thiếu máu cơ tim đi kèm. Sau khi đã dò được liều điều trị,
cần tiếp tục duy trì, chỉ thay đổi liều khi đường máu có khuynh hướng cao hơn
hoặc thấp hơn mục tiêu đặt ra. Sai lầm thường gặp là khi đường máu được cân
bằng tốt với một liều thuốc nào đó người bệnh tự ý ngừng thuốc, giảm thuốc hoặc
chuyển dùng thuốc đông y, hệ quả là đường máu tăng trở lại và thường phải điều
trị lại với liều cao hơn trước. Tiểu đường là bệnh mạn tính cho tới nay y học chưa
có khả năng điều trị khỏi hẳn.
Thứ ba: Trong suốt cuộc đời của người tiểu đường rất có thể mắc các
chứng bệnh thông thường khác nhau đòi hỏi cần phải điều trị. Có một số thuốc khi
dùng chung với thuốc chữa tiểu đường có thể gây tăng đường máu hoặc ngược lại
gây hạ đường máu, y học gọi chung 2 hiện tượng trái ngược nhau này là tương tác
thuốc. Để tránh hoặc giảm thiểu tác động bất lợi của tương tác thuốc cần phải:
không tuỳ tiện dùng thuốc không có sự chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ; khi đi khám
bệnh nơi khác cần báo cho bác sĩ đó rằng mình mắc bệnh tiểu đường; đọc kỹ
hướng dẫn sử dụng thuốc trong đơn và trong hộp thuốc; chỉ sử dụng thuốc khi
thực sự cần thiết, sau khi đã áp dụng biện pháp điều trị không dùng thuốc mà
không đạt kết quả mong đợi.
Thứ tư: Về mặt tài chính, bệnh tiểu đường thực sự là gánh nặng cho xã hội
và bản thân bệnh nhân và gia đình (do tính chất mạn tính cuả bệnh, tính chất đa

bệnh lý phối hợp: tăng huyết áp, tăng mỡ máu, nhiễm khuẩn...). Làm thế nào để
không tiêu tốn quá nhiều tiền mà vẫn đảm bảo nhu cầu chữa bệnh. Thông qua các
công trình nghiên cứu điều trị bệnh tiểu đường, ngày nay người ta biết chắc rằng
điều chỉnh đường máu, huyết áp ổn định tốt là cách bảo vệ sức khoẻ và ít tốn kém
nhất. Nếu giai đoạn đầu mắc bệnh, điều trị không tốt sẽ dẫn đến các biến chứng
khác nhau và đa số các biến chứng này không thể phục hồi được dù có tiêu tốn
nhiều tiền mua thuốc. Ví dụ, đường máu tăng cao gây tổn thương đáy mắt (giảm
thị lực, mù loà); tổn thương thần kinh (đau tê chân, mất cảm giác); tai biến mạch
máu não gây liệt nửa người, hầu như không bao giờ hồi phục hoàn toàn.
Điều trị tích cực ngay từ đầu là cách kinh tế nhất để điều trị bệnh tiểu
đường. Nhưng điều trị tích cực không có nghĩa là dùng nhiều thuốc, và dùng thuốc
đắt tiền. Các thuốc chữa tiểu đường có hiệu quả chữa bệnh tương đương nhau mặc
dù giá tiền chênh lệch nhau nhiều lần. Sở dĩ như vậy vì một số thuốc đắt tiền đã
tiêu phí cho quảng cáo quá mức cần thiết. Khi đi khám bệnh hãy mạnh dạn trao
đổi với bác sĩ về khả năng tài chính của mình, trên cơ sở đó lựa chọn đúng loại
thuốc hữu ích thực sự với giá tiền phù hợp với khả năng của mình. Điều trị bệnh
tiểu đường cần liên tục, bền bỉ, suốt cuộc đời.


×