Tải bản đầy đủ (.pdf) (43 trang)

Đề Tài:Thực trạng đầu tư của Intel vào Việt Nam pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (541.03 KB, 43 trang )

1





BÀI LUẬN
Đề Tài:
Thực trạng đầu tư của Intel
vào Việt Nam

GVHD: Phùng Nam Phương
SVTH: Nguyễn Thanh Thôi











2

MỤC LỤC
Lời mở đầu
Chương 1 :
Lý luận chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài
1.1.Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài


1.2.Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài
1.3.Phân loại đầu tư trực tiếp nước ngoài
1.4.Ưu & nhược điểm của đầu tư trự
c tiếp nước ngoài
Chương 2 :
Tổng Quan Về Tập Đoàn Intel
2.1.Tập đoàn Intel
2.2.Intel Việt Nam
2.3.Ngành nghề kinh doanh
2.4.Quá trình phát triển
2.5.Vị thế của tập đoàn Intel trên thế giới
Chương 3:
Thực trạng đầu tư của Intel tại Việt Nam
3.1.Khái quát về môi trường đầu tư Việt Nam
3.1.1.Vị trí địa lý
3.1.2.Hệ thống chính trị
3.1.3.Tổng quan thị trường Việt Nam
3.2.Tình hình đầu tư của tập đoàn Intel vào Việt Nam
3.2.1.Tình hình đầu tư
3.2.2.Những chính sách kinh doanh tại Việt Nam
3.2.3.Thuận lợi và khó khăn khi đầu tư vào Việt Nam
3.2.3.1.Thuận lợi
3.2.3.2.Khó khăn
3.3.Đánh giá hoạt động đầu tư của Intel vào Việt Nam
3.3.1.Ưu điểm
3.3.2.Nhược điểm
3

Kết luận
Trích dẫn

Lời Mở Đầu :
Hiện nay,thế giới đang bước sang giai đoạn toàn cầu hóa mạnh mẽ, hội nhập sâu
và rộng. Những ảnh hưởng ngày càng lan rộng của các Công ty đa quốc gia cùng với
phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ đã thúc đẩy cả xã hội cùng chạy đua
trên con đường phát triển. Quá trình chuyên môn hóa, hợp tác hóa ngày càng được
chuyên sâu góp phần tăng tổng sản phẩm toàn xã hội. Để hội nhập với nền kinh tế thế
giới, chúng ta cũng phải có những sự chuyển mình để không bị gạt ra khỏi vòng quay
của sự phát triển. Trong bối cảnh đó, xu hướng mở cửa, hợp tác kinh tế với các nước
là một quan điểm nổi bật của chính phủ ta. Thể hiện điều này ngày 19/12/1987 Quốc
Hội ta đã thông qua luật đàu tư trực tiếp nước ngoài, cho phép các tổ chức, cá nhân là
người nước ngoài đầu tư vào Việt Nam.
Xét về tiêu chí phát triển năng động, Việt Nam là một trong 10 quốc gia dẫn đầu
thế giới. Vài năm trước, tăng trưởng GDP trung bình hàng năm của Việt Nam là 8%
(hiện là 6,8%). Tốc độ tăng trưởng cao là nhờ tiến trình công nghiệp hóa của đất nước
với điểm nhấn là các ngành sản xuất tiên tiến như điện tử, công nghệ sinh học…Ngoài
ra, một yếu tố không kém phần quan trọng để các nhà đầu tư chọn Việt Nam là sự ổn
định về chính trị và xã hội. Nếu thời kỳ đầu những năm 1990, tỷ lệ nghèo đói ở Việt
Nam chiếm 58% dân số, thì đến năm 2010, con số này chỉ còn 9,5%. Trong bảng xếp
hạng tín nhiệm của Viện Nghiên cứu độc lập Legatum có trụ sở ở Dubai, về mức
sống, năm 2011 Việt Nam xếp thứ 61 (tăng 16 bậc so với năm 2010).Việt Nam còn
hấp dẫn giới đầu tư bởi chính sách thuế ưu đãi và thị trường lao động dồi dào. Chuyên
viên Vladislav Belov thuộc Viện Nghiên cứu châu Âu (Viện Hàn lâm Khoa học Nga)
cho rằng Việt Nam không chỉ có lợi thế giá nhân công thấp mà còn có lao động chất
lượng cao.“Các nhà đầu tư châu Âu đều cho rằng Việt Nam có lực lượng lao động
mang tính sáng tạo cao hơn so với nhiều quốc gia trong khu vực. Theo nhiều chuyên
viên Đức, khi cộng tác với người Việt Nam, họ thường nảy sinh nhiều ý tưởng kinh
doanh mới mẻ. Trong khi đó, các cấp quản lý tại Việt Nam dành cho nhà đầu tư nước
4

ngoài ngày càng nhiều cơ hội, không chỉ với những cơ sở 100% vốn nước ngoài, mà

cả với những đơn vị liên doanh khác”, ông Belov nói.
Chính vì lý do trên,Tập đoàn Intel,một tập đoàn sản xuất chip hàng đầu của thế
giới,đã đầu tư vào Việt Nam với tổng vốn đầu tư lên đến 1 tỷ USD.Đây là tập đoàn
đầu tư với số vốn lớn nhất trong các doanh nghiệp Mỹ đầu tư vào Việt Nam từ trước
đến nay.
Cũng vì những lý do trên,tôi đã quyết định chọn đề tài “Thực trạng đầu tư của
Tập đoàn Intel vào Việt Nam” để tìm hiểu về tập đoàn Intel cũng như những khó
khăn,thuận lợi khi Intel đầu tư vào Việt Nam.
Kết cấu đề tài:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và mục lục, đề án
gồm 3 chương:
Chương 1: Lý luận chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài
Chương 2: Tổng quan về Tập đoàn Intel
Chương 3: Thực trạng đầu tư của Intel tại Việt Nam
Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do kiến thức còn hạn hẹp nên trong quá trình
tìm hiểu và nghiên cứu đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được
sự góp ý của các thầy cô để đề tài ngày một hoàn thiện hơn. Qua đây, tôi xin gửi lời
cảm ơn tới các thầy cô giáo trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng đã giảng dạy,
cung cấp cho tôi những kiến thức quý báu về kinh tế quốc tế, xã hội, đầu tư quốc tế,
tạo điều kiện thuận lợi để tôi có thể thực hiện đề tài. Đặc biệt tôi xin chân thành cảm
ơn cô Phùng Nam Phương, giảng viên Khoa Thương mại – Du lịch, thời gian qua đã
tận tình hướng dẫn, truyền đạt kinh nghiệm giúp cho tôi có thể hoàn thành tốt đề tài
này.
Xin chân thành cảm ơn !
Đà Nẵng, ngày 25 tháng 4 năm 2012.




5


Chương 1: Lý luận chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài
1.1.Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Theo quỹ tiền tệ quốc tế IMF, FDI được định nghĩa là “một khoản đầu tư với
những quan hệ lâu dài, theo đó một tổ chức trong một nền kinh thế (nhà đầu tư trực
tiếp) thu được lợi ích lâu dài từ một doanh nghiệp đặt tại một nền kinh tế khác. Mục
đích của nhà đầu tư trực tiếp là muốn có nhiều ảnh hưởng trong việc quản lý doanh
nghiệp đặt tại nền kinh tế khác đó.”
Hội nghị Liên Hợp Quốc về TM và Phát triển UNCTAD cũng đưa ra một khái
niệm về FDI. Theo đó, luồng vốn FDI bao gồm vốn được cung cấp (trực tiếp hoặc
thông qua các công ty liên quan khác) bởi nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài cho các
doanh nghiệp FDI, hoặc vốn mà nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài nhận được từ doanh
nghiệp FDI. FDI gồm có ba bộ phận: vốn cổ phần, thu nhập tái đầu tư và các khoản
vay trong nội bộ công ty.
Các nhà kinh tế quốc tế định nghĩa : đầu tư trực tiếp nước ngoài là người sở hữu tại
nước này mua hoặc kiểm soát một thực thể kinh tế của nước khác. Đó là một khoản
tiền mà nhà đầu tư trả cho một thực thể kinh tế của nước ngoài để có ảnh hưởng quyết
định đổi với thực thể kinh tế ấy hoặc tăng thêm quyền kiểm soát trong thực thể kinh tế
ấy.Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987 đưa ra khái niệm: “Đầu tư trực tiếp
nước ngoài là việc tổ chức, cá nhân nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền nước
ngoài hoặc bất kì tài sản nào được chính phủ Việt Nam chấp thuận để hợp tác kinh
doanh trên cơ sở hợp đồng hoặc thành lập xí nghiệp liên doanh hoặc doanh nghiệp
100% vốn nước ngoài theo quy định của luật này”.
Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đưa ra khái niệm: “ một doanh
nghiệp đầu tư trực tiếp là một DN có tư cách pháp nhân hoặc không có tư cách pháp
nhân trong đó nhà đầu tư trực tiếp sở hữu ít nhất 10% cổ phiếu thường hoặc có quyền
biểu quyết. Điểm mấu chốt của đầu tư trực tiếp là chủ định thực hiện quyền kiểm soát
công ty”. Tuy nhiên không phải tất cả các quốc gia, đều sử dụng mức 10% làm mốc
xác định FDI. Trong thực tế có những trường hợp tỷ lệ sở hữu tài sản trong doanh
nghiệp của chủ đầu tư nhỏ hơn 10% nhưng họ vẫn được quyền điều hành quản lý

doanh nghiệp, trong khi nhiều lúc lớn hơn nhưng vẫn chỉ là người đầu tư gián tiếp.
6

Từ những khái niệm trên có thể hiểu một cách khái quát về đầu tư trực tiếp nước
ngoài như sau: “đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI tại một quốc gia là việc nhà đầu tư ở
một nươc khác đưa vốn bằng tiền hoặc bất kì tài sản nào vào quốc gia đó để có được
quyền sở hữu và quản lý hoặc quyền kiểm soát một thực thể kinh tế tại quốc gia đó,
với mục tiêu tối đa hoá lợi ích của mình”.
Tài sản trong khái niệm này, theo thông lệ quốc tế, có thể là tài sản hữu hình (máy
móc, thiết bị, quy trình công nghệ, bất động sản, các loại hợp đồng và giấy phép có
giá trị …), tài sản vô hình (quyền sở hữu tí tuệ, bí quyết và kinh nghiệm quản lý…)
hoặc tài sản tài chính (cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, giấy ghi nợ…). Như vậy FDI bao
giờ cũng là một dạng quan hệ kinh tế có nhân tố nước ngoài. Hai đặc điểm cơ bản của
FDI là: có sự dịch chuyển tư bản trong phạm vi quốc tế và chủ đầu tư (pháp nhân, thể
nhân) trực tiếp tham gia vào hoạt động sử dụng vốn và quản lí đối tượng đầu tư.
1.2.Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài.
1.2.1.Đối với nước chủ đầu tư
9 Giúp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư thông qua việc sử dụng những
lợi thế sản xuất của nơi tiếp nhận đầu tư, giúp hạ giá thành sản phẩm và nâng cao tỷ
suất lợi nhuận của vốn đầu tư.
9 Xây dựng thị trường cung cấp nguyên vật liệu ổn định với giá phải chăng,
ví dụ nhờ có đầu tư nước ngoài mà Mỹ nhập khẩu ổn định toàn bộ phốt phát, đồng,
thiết, ¾ quặng sắt , mangan v.v…
9 Bành trướng sức mạnh về kinh tế và nâng cao uy tín chính trị trên trường
quốc tế: thông qua việc xây dựng nhà máy sản xuất và thị trường tiêu thụ ở nước
ngoài, mà các nước xuất khẩu vốn mở rộng được thị trường tiêu thụ, tránh được hàng
rào bảo hộ mậu dịch của các nước.
9 Các công ty đa quốc gia và xuyên quốc gia lợi dụng cơ chế quản lý thuế ở
các nước khác nhau, mà tổ chức đầu tư ở nhiều nước khác nhau, qua đó thực hiện
“chuyển giá” nhằm trốn thuế, tăng lợi nhuận cho công ty.

9 Đầu tư vốn ra nước ngoài giúp các chủ vốn đầu tư phân tán rủi ro do tình
hình kinh tế-chính trị trong nước bất ổn định.Làn sóng đầu tư mạnh mẽ của nhà doanh
nghiệp Hongkong, Macao, Đài Loan sang các nước công nghiệp phát triển nhằm đề
7

phòng những thay đổi lớn về quản lý kinh doanh sau khi có sự cố sáp nhập của các
nước này vào Trung Quốc vào cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21.
9 Đầu tư ra nước ngoài sẽ giúp thay đổi cơ cấu nền kinh tế trong nước heo
hướng hiệu quả hơn, thích nghi hơn với sự phân công lao động khu vực và quốc tế
mới.Trong 20 năm 1975-1995 khi đồng Yên tăng giá và việc di chuyển sản xuất của
các công ty Nhật Bản ra nước ngoài đã tạo điều kiện tốt hơn cho việc liên kết theo
chiều ngang trong khu vực.Trong đó, các công ty mẹ ở Nhật Bản chỉ tập trung sản
xuất vào các mặt hàng cao cấp, những thiết bị cần thiết để cung cấp cho các chi nhánh
của họ ở khắp châu Á, và những khâu kĩ thuật cao đòi hỏi phải có sự nghiên cứu, còn
các chi nhánh và hợp doanh đang ngày càng được phát triển tại các nước trong khu
vực sẽ được hướng vào sản xuất các mặt hàng cần nhiều lao động, kỹ thuật ở trình độ
vừa và thấp, để thay thế cho hàng xuất khẩu từ Nhật Bản, phục vụ cho thị trường địa
phương, cung cấp lẫn nhau,xuất khẩu sang nước thứ ba và ngược trở lại Nhật Bản.
1.2.2.Đối với nước nhận đầu tư.
1.2.2.1.Đối với các nước phát triển
9 Giúp giải quyết những vấn đề khó khăn về kinh tế, xã hội trong nước như:
thất nghiệp, lạm phát v.v…
9 Việc mua lại những công ty, xí nghiệp có nguy cơ bị phá sản giúp cải thiện
tình hình thanh toán, tạo công ăn việc làm mới cho người lao động.
9 Tăng thu ngân sách dưới hình thức các loại thuế để cải thiện tình hình bội
chi ngân sách của nước sở tại.
9 Tạo ra môi trường cạnh tranh để thúc đẩy sự phát triển kinh tế và thương
mại của nước sở tại.
9 Giúp các nhà doanh nghiệp học hỏi kinh nghiệm quản lý tiên tiến của nước
đầu tư.

1.2.2.2.Đối với các nước chậm và đang phát triển
9 Đẩy mạnh tốc độ phát triển nền kinh tế thông qua việc tạo ra những xí
nghiệp mới hoặc tăng quy mô của các đơn vị kinh tế.
9 Thu hút thêm lao động giải quyết một phần thất nghiệp của các nước
này.Theo thống kê của Liên hiệp quốc, số người thất nghiệp và bán thất nghiệp của
các nước chậm và đang phát triển khoảng 35-38% tổng số lao động, cho nên hàng vạn
8

xí nghiệp có vốn FDI hoạt động tại các nước đang phát triển giúp các nước này giải
quyết một phần nạn thất nghiệp.Ví dụ như Trung Quốc tính đến tháng 9/2002 chỉ
riêng lĩnh vực đầu tư FDI nhà nước đã phê chuẩn hơn 414.000 dự án với tổng số vốn
đăng ký là 813,66 tỷ USD, trong đó vốn đầu tư đã thực hiện là 434,78 tỷ USD, giải
quyết việc làm cho hàng triệu lao động Trung Quốc.Hay ở Việt Nam kể từ khi có luật
đầu tư nước ngoài 12/1987 đến hết năm 2002 đã cấp giấy phép cho 4582 dự án với
tổng sô vốn đăng ký 50,3 tỷ USD, giải quyết công ăn việc làm cho gần 400.000 lao
động.
9 Các dự án FDI góp phần tạo ra môi trường cạnh tranh, là động lực kích
thích nền kinh tế tăng trưởng về lượng cũng như về chất.
9 Giúp các nước chậm phát triển giảm một phần nợ nước ngoài.Số nợ hiện
nay khoảng 1500 tỷ USD.
9 Ngoài ra thông qua tiếp nhận đầu tư trực tiếp nước ngoài, các nước đang
phát triển có điều kiện tiếp nhận kỹ thuật, công nghệ và kinh nghiệm quản lý tiên tiến
của nước ngoài.
1.3.Phân loại đầu tư trực tiếp nước ngoài.
1.3.1.Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh
1.3.1.1.Khái niệm:
Hợp đồng hợp tác kinh doanh là văn bản ký kết giữa 2 bên hoặc nhiều hoặc nhiều
bên để tiến hành đầu tư, kinh doanh ở Việt Nam, trong đó có quy định trách nhiệm và
phân chia kết quả kinh doanh ở Việt Nam, trong đó quy định trách nhiệm và phân chia
kết quả kinh doanh cho mỗi bên mà không thành lập pháp nhân mới.Các doanh nghiệp

có vốn đầu tư nước ngoài được hợp tác với tổ chức, cá nhân nước ngoài để thực hiện
hợp đồng hợp tác kinh doanh.
1.3.1.2.Ưu điểm
9 Hình thức đầu tư theo hợp đồng BCC có thể giúp các nhà đầu tư tiết kiệm
rất nhiều thời gian, công sức cũng như tài chính trong việc thành lập pháp nhân mới
cũng như chi phí vận hành doanh nghiệp sau khi nó được thành lập, khi dự án đầu tư
kết thúc, các nhà đầu tư cũng không phải tiến hành thủ tục giải thể doanh nghiệp. Vì
vậy, hình thức này luôn là ưu tiên số một cho các dự án đầu tư các khu chung cư tại
các thành phố lớn vì khi dự án kết thúc, các bên phân chia xong lợi nhuận thì không
9

cần phải tính đến chuyện làm thủ tục giải thể doanh nghiệp nếu như các nhà đầu tư lựa
chọn hình thức đầu tư khác. Ngoài ra, trong các dự án đầu tư trên, khi các nhà đầu tư
đã lựa chọn hình thức đầu tư theo hợp đồng BCC thì ngay khi các khu chung cư hoàn
thành, các bên có thể ngay lập tức bán phần của mình như thỏa thuận phân chia mà
không phụ thuộc vào các đối tác còn lại.
9 Với hình thức đầu tư này, các bên có thể hỗ trợ lẫn nhau những thiếu sót,
yếu điểm của nhau trong quá trình sản xuất kinh doanh. Ví dụ như đối với những thị
trường đầu tư còn mới mẻ, nhà đầu tư nước ngoài sẽ dễ dàng tiếp cận thông qua
những đối tác trong nước am hiểu thị trường. Còn các nhà đầu tư trong nước thì có thể
được các đối tác nước ngoài hỗ trợ về vốn, nhân lực, công nghệ hiện đại. Như vậy, đối
với các nhà đầu tư có thể nói là “đôi bên cùng có lợi”
9 Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nhà đầu tư nhân danh tư cách pháp lý
độc lập của mình để chủ động thực hiện đúng các quyền và nghĩa vụ. Do đó, nhà đầu
tư sẽ rất linh hoạt, độc lập, ít lệ thuộc vào đối tác khi quyết định các vấn đề của dự án
đầu tư. Nếu như đối với các hình thức đầu tư phải thành lập một pháp nhân mới, các
nhà đầu tư căn cứ trên phần vốn mà mỗi bên bỏ ra để lựa chọn một hoặc một nhóm
người đứng đầu, lãnh đạo công ty. Như vậy, những nhà đầu tư có nguồn vốn ít sẽ có ít
cơ hội được nắm quản lý, không chủ động trong việc cũng như với số vốn mà họ đã
bỏ ra, họ giống như một “chủ nợ” hơn là một nhà đầu tư. Nhưng đối với hình thức đầu

tư này, với cơ chế đàm phán để chia sẻ lợi ích cũng như nghĩa vụ trong hoạt động đầu
tư, các nhà đầu tư có thể linh hoạt trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của
mình như trong hợp đồng do không có sự ràng buộc về tổ chức bằng một pháp nhân
chung của các tổ chức, cá nhân có quan hệ đầu tư với nhau. Do đó, hình thức đầu tư
này đã góp phần đáp ứng tốt hơn yêu cầu và sự lựa chọn của nhiều nhà đầu tư khác
nhau.
1.3.1.3.Nhược điểm
9 Việc không thành lập pháp nhân mới như phân tích ở trên là một trong
những ưu điểm nổi bật nhưng nó cũng chính là mặt hạn chế của hình thức đầu tư này.
Chính vì không thành lập một doanh nghiệp mới, do đó dự án đầu tư sẽ gặp khó khăn
khi thực hiện các hợp đồng phục vụ cho hợp đồng hợp tác kinh doanh. Cũng chính vì
không có một doanh nghiệp liên doanh mới ra đời giữa các nhà đầu tư, do đó, sẽ
10

không có con dấu riêng, và đương nhiên, các nhà đầu tư sẽ phải thỏa thuận lựa chọn
một trong con dấu của các nhà đầu tư để phục vụ cho các hoạt động của dự án đầu tư.
Việc không phải thành lập pháp nhân mới trong nhiều trường hợp nếu các nhà đầu tư
không nghiên cứu kỹ, lựa chọn sai hình thức đầu tư thì nó lại trở thành một hạn chế rất
lớn, gây ra nhiều rủi ro mà các nhà đầu tư không lường trước được. Có thể xem trong
một ví dụ điển hình trong một dự án đầu tư kinh doanh trường đua ngựa giữa công ty
Thiên Mã và Câu lạc bộ Phú Thọ. Việc “mượn” pháp nhân trong dự án đầu tư này đã
gây ra không ít rắc rối cho các nhà đầu tư, nhất là trong việc đối ngoại, phân chia lợi
nhuận cũng như quyền quản lý công ty. Công ty Thiên Mã, người trực tiếp bỏ tiền ra,
thì cảm thấy bị trói buộc, không chủ động vì mọi việc đều phải thông qua con dấu của
đối tác. Ngược lại, Câu lạc bộ Phú Thọ thì mang nỗi lo về trách nhiệm của người trực
tiếp đóng con dấu. Đó là chưa kể đến trường hợp nếu do bất đồng mà một bên không
cho sử dụng con dấu như đã thỏa thuận thì điều gì sẽ xảy ra? Đương nhiên, dự án sẽ
phải dừng lại. Ngoài ra, nếu thành lập một pháp nhân mới thì quyền quản lý pháp
nhân mới đó sẽ được phân chia theo tỷ lệ số vốn góp do các nhà đầu tư bỏ ra. Nhưng
vì không có doanh nghiệp mới ra đời, do đó, quyền quản lý dự án đầu tư sẽ được chia

đều cho tất cả các nhà đầu tư, như vậy sẽ có lợi cho các nhà đầu tư bỏ ra ít vốn hơn
nhưng lại không công bằng với các nhà đầu tư bỏ nhiều vốn hơn.
9 Pháp luật chưa có các quy định cụ thể về trách nhiệm của các bên và bên
thứ ba khi một bên giao kết hợp đồng với bên thứ ba trong quá trình thực hiện hợp
đồng BCC. Đây cũng là một hạn chế cần phải chú ý tới nếu các bên lựa chọn hình
thức đầu tư này.
1.3.2.Doanh nghiệp liên doanh
1.3.2.1.Khái niệm:
Là hình thức đầu tư mà một doanh nghiệp mới được thành lập trên cơ sở góp vốn
của 2 hoặc nhiều hơn 2 bên Việt Nam và nước ngoài.
1.3.2.2.Ưu điểm
Doanh nghiệp liên doanh là hình thức doanh nghiệp thực sự đem lại nhiều lợi thế
cho cả nhà đầu tư Việt Nam và nhà đầu tư nước ngoài. Đối với các nhà đầu tư Việt
Nam, khi tham gia doanh nghiệp liên doanh, ngoài việc tượng phân chia lợi nhuận
theo tỷ lệ vốn góp, nhà đầu tư việt nam còn có điều kiện tiếp cận với công nghệ hiện
11

đại, phong cách và trình độ quản lý kinh tế tiên tiến. đối với bên nước ngoài, lợi thế
được hưởng là được đảm bảo khả năng thành công cao hơn do môi trường kinh doanh,
pháp lý hoàn toàn xa lạ nêu không có bên việt nam thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
1.3.2.3.Nhược điểm
Hình thức doanh nghiệp liên doanh cũng có sự bất lợi là có sự ràng buộc chặt chẽ
trong một pháp nhân chung giữa các bên hoàn toàn khác nhau không chỉ về ngôn ngữ
mà còn về truyền thống, phong tục, tập quán, phong cách kinh doanh, do vậy có thể
phát sinh những mâu thuẫn không dễ gì giải quyết.
1.3.3.Hợp đồng xây dựng-kinh doanh-chuyển giao( BOT,BTO,BT)
1.3.3.1. Hợp đồng BOT
Là hình thức đâu tư liên kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư
để xây dựng, kinh doanh công trình kết cấu hạ tầng trong một thời gian nhất định; hết
thời hạn, nhà đầu tư chuyển giao không bồi hoàn công trình đó cho Nhà nước Việt

Nam.
1.3.3.2.Hợp đồng BTO
Là hình thức đâu tư liên kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư
xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau khi xây dựng xong nhà đầu tư chuyển giao
công trình đó cho Nhà nước Việt Nam, Chính phủ dành cho nhà đầu tư quyền kinh
doanh công trình đó trong một thời gian nhất định để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận.
1.3.3.3.Hợp đồng BT
Là hình thức đầu tư liên kết giữa cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và Nhà đầu tư
để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau khi xây dựng xong nhà đầu tư chuyển
giao công trình đó cho Nhà nước Việt Nam, Chính phủ tạo điều kiện cho nhà đầu tư
thực hiện một dự án khác để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hoặc thanh toán cho nhà
đầu tư theo thỏa thuận trong hợp đồng BT.
1.3.3.4.Ưu nhược điểm của BOT,BTO,BT
a) Đối với nước nhận đầu tư.
9 Ưu điểm : Thu hút vốn đầu tư vào những dự án cơ sở hạ tầng đòi hỏi vốn
đầu tư lớn, do đó giảm được sức ép cho ngân hàng Nhà nước, đồng thời nhanh chóng
có được công trình kết cấu hạ tầng hoàn chỉnh giúp khơi dậy các nguồn lực trong
nước và thu hút thêm FDI để phát triển kinh tế.
12

9 Nhược điểm : khó tiếp nhận kinh nghiệm quản lý và khó kiểm soát công
trình.Mặt khác, nhà nước phải chịu mọi rủi ro ngoài khả năng kiểm soát của nhà đầu
tư.
b) Đối với nước chủ đầu tư.
9 Ưu điểm:Hiệu quả sử dụng vốn được bảo đảm; chủ động quản lý, điều hành
và tự chủ kinh doanh lợi nhuận, hông bị chia sẻ và được nhà nước sở tại đảm bảo,
tránh nhưng rủi ro bất thường ngoài khả năng kiểm soát.
9 Nhược điểm:việc đàm phán và thực thi hợp đồng BOT thường gặp nhiều
khó khăn tốn kém nhiều thời gian và công sức.
1.3.4.Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.

1.3.4.1.Khái niệm
Là doanh nghiệp thuộc sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài,do nhà đầu tư nước
ngoài thành lập tại Việt Nam, tự quản lý và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh
doanh.Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài đã thành lập tại Việt Nam được
hợp tác với nhau hoặc với nhà đầu tư nước ngoài để thành lập doanh nghiệp 100% vốn
đầu tư nước ngoài mới tại Việt Nam.
1.3.4.2.Ưu điểm
a) Đối với nước chủ đầu tư : Chủ động trong quản lý điều hành doanh nghiệp thực
hiện được chiến lược toàn cầu của tập đoàn; triển khai nhanh dự án đầu tư; được
quyền chủ động tuyển chọn và đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển
chung của tập đoàn
b) Đối với nước tiếp nhận vốn đầu tư : Nhà nước thu được ngay tiền thuê đất, tiền
thuế mặc dù DN bị lỗ; giải quyết được công ăn việc làm mà không cần bỏ vốn đầu tư;
tập trung thu hút vốn và công nghệ của nước ngoài vào những lĩnh vực khuyến khích
xuất khẩu; tiếp cận được thị trường nước ngoài.
1.3.4.3.Nhược điểm:
c) Đối với nước chủ đầu tư: Chủ đầu tư phải chịu toàn bộ rủi ro trong đầu tư; phải
chi phí nhiều hơn cho nghiên cứu tiếp cận thị trường mới; không xâm nhập được vào
những lĩnh vực có nhiều lợi nhuận thị trường trong nước lớn, khó quan hệ với các cơ
quan quản lý Nhà nước nước sở tại.
13

d) Đối với nước tiếp nhận vốn đầu tư: Khó tiếp thu kinh nghiệm quản lý và công
nghệ nước ngoài đê nâng cao trình độ cán bộ quản lý, cán bộ kĩ thuật ở các doanh
nghiệp trong nước.
1.3.5.Mua cổ phần hoặc góp vốn để tham gia quản lý hoạt động đầu tư.
Đây là một hình thức đầu tư thường gặp trong thực tiễn hiện nay, nhất là khi các
nhà đầu tư nước ngoài không muốn vướn nhiều vào các quy trình, thủ tục thành lập
phứt tạp, và bên cạnh đó cũng hạn chế được những bỡ ngỡ khi tiếp cận một thị
trường.Đối với các doanh nghiệp Việt Nam, với đa phần thuộc thành phần doanh

nghiệp nhỏ lẻ, đây cũng là cơ hội cho việc mở rộng đầu tư kinh doanh và thiết lập một
vị trí vững chắc hơn với một nguồn vốn dồi dào từ các nhà đầu tư ngoài nước.Sự ra
đời của Luật đầu tư và Luật doanh nghiệp thống nhất với định hướng thiết lập sự bình
đẵng giữa các nhà đầu tư trong và ngoài nước đã là một động lực rất lớn cho các nhà
đầu tư nước ngoài gia nhập vào thị trường Việt Nam.Các doanh nghiệp Việt Nam ra
sức kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài tham gia góp vốn mở rộng sản xuất, tuy nhiên
thực tiễn áp dụng pháp Luật đầu tư và Luật doanh nghiệp làm phát sinh nhiều vấn đề
gây khó khăn và chậm trễ tiến trình trên.Cho đến nay vẫn chưa có một lý giải hợp lý
của nhà lập pháp, các cơ quan áp dụng pháp luật lung túng, không tự tìm được hướng
giải quyết.
1.3.6.Sáp nhập hay mua lại doanh nghiệp.
Sáp nhập được hiểu là việc kết hợp giữa hai hay nhiều công ty để ra đời một
pháp nhân mới. Ngược lại, mua bán là một công ty mua lại hoặc thôn tính một công ty
khác nhưng không ra đời pháp nhân mới. Mặc dù mua bán và sáp nhập thường được
đề cập cùng nhau với một thuật ngữ là M&A (Mergers and Acquisitions) nhưng vẫn
có sự khác biệt về bản chất. Khi một công ty mua lại hoặc thôn tính một công ty khác
và đặt mình vào vị trí chủ sở hữu mới thì thương vụ đó gọi là mua bán.
Dưới khía cạnh pháp lý, công ty bị mua lại không còn tồn tại, bên mua đã “nuốt
chửng”, bên bán và cổ phiếu của bên mua không bị ảnh hưởng. Quá trình sáp nhập
diễn ra khi hai doanh nghiệp (thường có cùng quy mô) hợp nhất lại thành một công ty
mới thay vì hoạt động và sở hữu riêng lẻ. Cổ phiếu của hai công ty sẽ ngừng giao dịch
và cổ phiếu của công ty mới sẽ phát hành. Một thương vụ mua bán cũng có thể được
gọi là sáp nhập khi cả hai bên quyết định liên kết vì lợi ích chung. Một thương vụ
14

được coi là mua bán hay sáp nhập phụ thuộc vào việc nó có được diễn ra một cách
“vui vẻ” giữa hai bên hay bị ép buộc, thâu tóm nhau.
Dựa vào cấu trúc của từng doanh nghiệp, có nhiều hình thức sáp nhập khác nhau:
sáp nhập ngang hay còn gọi là sáp nhập cùng ngành thường diễn ra với hai công ty
cùng cạnh tranh trực tiếp về sản phẩm và thị trường; sáp nhập dọc diễn ra với các

doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng, chẳng hạn giữa một công ty với khách hàng hoặc
nhà cung cấp của họ; sáp nhập mở rộng thị trường diễn ra với hai công ty có cùng loại
sản phẩm, nhưng phân phối ở những thị trường khác nhau; sáp nhập mở rộng sản
phẩm diễn ra với hai công ty bán những sản phẩm khác nhau nhưng liên quan trong
cùng một thị trường; sáp nhập kiểu tập đoàn là hai công ty không có cùng lĩnh vực
kinh doanh, nhưng muốn đa dạng hóa hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh đa ngành
nghề
1.4.Ưu nhược điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài:
1.4.1.Ưu điểm
1.4.1.1.Đối với nước chủ đầu tư:
9 Người chủ đầu tư có thể chủ động điều hành quản lý vốn đầu tư, vì thế đảm
bảo hiệu quả của vốn đầu tư cao.
9 Giữ vững và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, công nghệ và thị trường
cung cấp nguyên vật liệu.
9 Khai thác được lợi thế của nước tiếp nhận vốn đầu tư, tận dụng được công
nghệ cũ, kéo dài được vòng đời sản phẩm, học hỏi được công nghệ nước ngoài.
9 Tránh được các bất lợi khi hoạt động ở trong nước: như chi phí cao và gây ô
nhiễm môi trường.
9 Chủ động điều hành quản lý vốn, điều này giúp đảm bảo hiệu quả của vốn
đầu tư.
9 Tránh được hàng rào bảo hộ mậu dịch ngày càng tinh vi và xây dựng được
cơ sở kinh doanh tại các nước thực thi chính sách bảo hộ.
9 Thông qua các hoạt động đầu tư trực tiếp và nước sở tại sẽ giúp chủ đầu tư
tạo ảnh hưởng về mặt kinh tế, chính trị và các mặt khác ở nước sở tại.
1.4.1.2.Đối với nước tiếp nhận đầu tư.
15

9 Không hạn chế khả năng thu hút vốn từ các chủ đầu tư nước ngoài.Nhiều
nước thiếu vốn trầm trọng, nên đối với hình thức đầu tư trực tiếp không quy định mức
đóng góp tối đa của mỗi chủ đầu tư, thậm chí đóng góp vốn càng nhiều thì càng được

hưởng những ưu đãi về thuế của nước chủ nhà.
9 Thu hút và học hỏi được công nghệ tiên tiến, kỹ năng quản lý hiện đại cũng
như khả năng marketing hữu hiệu của nước ngoài.
9 Tạo điều kiện khai thác tốt nhất các lợi thế của mình là những nguồn lực phi
vốn ,nâng cao được thu nhập và chất lượng của người lao động.
9 Đầu tư trực tiếp nước ngoài với sự tham gia quản lý của chủ đầu tư nước
ngoài giúp sử dụng có hiệu quả vốn góp của chủ đầu tư trong nước tham gia liên
doanh hay hợp tác hợp doanh.
9 Không ảnh hưởng đến uy tín tín dụng của nước nhận đầu tư và ít ảnh hưởng
xáo trộn cho nền kinh tế tài chính của đất nước khi có biên động lớn.
1.4.2.Nhược điểm
1.4.2.1.Đối với nước chủ đầu tư.
9 Hình thức đầu tư này kém linh hoạt do đó dễ dẫn đến rủi ro mất vốn đầu tư,
do môi trường đầu tư của nước tiếp nhận vốn không ổn định.
9 Di chuyển các cơ sở sản xuất ra bên ngoài để đầu tư, gây nên tình trạng bất
ổn cho nền kinh tế xã hội nhất là nạn thất nghiệp…
9 Đầu tư trực tiếp có thể gây nên tình trạng lộ bí mật công nghệ.
1.4.2.2.Đối với nước tiếp nhận đầu tư.
9 Nếu quy hoạch đầu tư không hợp lý, dễ dẫn đến tình trạng tài nguyên thiên
nhiên bị bóc lột quá mức và gây ô nhiễm môi trường.
9 Nền kinh tế có sự tham gia của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài dẽ phát triển
theo chiều hướng phiến diện, mất cân đối.
9 Nền chính trị, xã hội, văn hóa…cũng bị những tác động tiêu cực như: sự
phân hóa giàu nghèo, sự di dân ồ ạt ra thành thị.
9 Có khả năng các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trở thành một lực
lượng thống trị nền kinh tế, gây mất tự chủ quốc gia.


16


Chương 2 : Tổng Quan Về Tập đoàn Intel
2.1.Tập đoàn Intel.
Tập đoàn Intel (Integrated Electronics) thành lập vào ngày 18/7/1968, lúc đó là tập
đoàn hợp nhất về thiết bị điện tử, sản xuất ờ Santa Clara, (California, USA) bởi nhà
hoá học kiêm vật lí học Gordon E.Moore và Robert Noyce, sau khi họ đã rời khỏi
công ty Fairchild Semiconductor.Khi đó Moore đã tuyên bố ‘Chúng ta là những nhà
cách mạng thực thụ’ nhưng phải mất đến 30 năm sau những lời nói của ông mới trở
thành sự thật. Intel Corporation là công ty sản xuất thiết bị chất bán dẫn lớn nhất thế
giới, và là nhà phát minh ra chuỗi vi mạch xử lý thế hệ x86 mà bộ xử lý tìm thấy ở các
máy tính cá nhân. Intel làm ra các sản phẩm motherboard chipsets (con chip mạch
chủ), network cards (Card mạng lưới) and ICs (mạch tổ hợp), flash memory (bộ nhớ
Flash), graphic chips (con chip đồ họa), embedded processors (bộ ghi xử lý), và các
thiết bị khác có liên quan đến tin học và sự truyền thông.
Lúc đầu Gordon Moore and Robert Noyce muốn đặt tên cho công ty là "Moore
Noyce". Tuy nhiên việc phát âm lại giống “more noise” và điều này không thích hợp
cho một công ty điện tử. Họ cho rằng tiếng ồn là đặc trưng cho sự giao thoa xấu. Và
họ đã sử dụng cái tên NM Electronics cho công ty đúng một năm trước khi quyết định
gọi tên công ty là INTegrated ELectronics or "Intel" là từ gọi tắt. Tuy nhiên tên “Intel”
đã là một tên thương mại của một chuỗi hệ thống khách sạn và họ đã mua lại trước khi
hoạt động.
Moore và Noyce bắt đầu tạo nên những bộ nhớ máy tính hiệu quả hơn dựa trên
công nghệ bán dẫn. Thiết bị bán dẫn 1103 được tung ra thị trường năm 1970 trở thành
thiết bị bán dẫn bán chạy nhất trên thế giới.
Tuy nhiên, cơ hội cho bước đột phá quan trọng nhất của họ là khi một công ty
Nhật có tên là Busicom đặt hàng thiết kế 12 con chíp dùng trong máy tính. Vào thời
đó, mỗi sản phẩm điện tử đòi hỏi phải có một con chíp riêng cho nó, nhưng vị kỹ sư
của Intel Ted Hoff nhận thấy rằng ông có thể tạo được một con chíp có khả năng thực
hiện những chức năng rất khác nhau – đó là bộ nhớ của những chiếc máy tính sau này.
Và phát minh của ông đã thành công. Intel nhận ra họ đã tạo ra một sản phẩm với
những ứng dụng có thể gọi là vô hạn. Tuy nhiên vấn đề là ở chỗ, theo như nguyên gốc

bản hợp đồng thì Busicom nắm trọn quyền sử dụng sản phẩm.
17

May thay, vào thời điểm đó, Busicom gặp phải khó khăn về tài chính. Vì vậy,
Moore và Noyce thương lượng mua lại quyền sử dụng con chip với giá chỉ 60 ngàn
USD. Thoạt đầu nó được coi như là một ‘microcomputer’. Intel cho ra đời bộ vi sử lý
đầu tiên của mình là 4004 vào năm 1971. Cũng trong thời điểm đó, công ty đưa ra bộ
vi xử lý 8008 và vài năm sau những lời tiên đoán của Moore đã trở thành hiện thực –
con chíp đã làm một cuộc cách mạnh hoá đối với những sản phẩm như máy đếm tiền,
đèn giao thông, máy bơm xăng, hệ thống đặt vé máy bay…- những sản phẩm có rất ít
ứng dụng thời đó . Ngay khi con chip được lắp đặt, Intel đã tạo ra những phiên bản
nhỏ hơn và mạnh hơn.
Đầu những năm 80, IBM bắt đầu thương lượng với Intel về việc sử dụng bộ xử lý
8088 cho một sản phẩm bí mật mới. Trước đó IBM chưa bao giờ sử dụng sản phẩm
của một công ty nào khác và những chi tiết vẫn được giữ bí mật. Chỉ đến khi hợp
đồng có hiệu lực Intel mới thực sự nhận ra rằng nó đã cung cấp bộ nhớ cho dòng máy
PC đầu tiên. Mặc dù vậy, lúc đó, không công ty nào hình dung được thị truờng máy
tính gia đình sẽ phát triển như thế nào.
Intel lại tiếp tục phát triển những bộ vi xử lý có chức năng cao hơn như bộ xử lý
Pentium® năm 1933 và bộ xử lý này trở nên nổi tiếng. Hiện nay, công ty đã đưa ra bộ
xử lý Pentium Extreme Edition 840 - bộ xử lý màn hình lõi kép đầu tiên trên thế giới.
Những bộ xử lý dual-core và multi-core được thiết bế bao gồm 2 hoặc nhiều lõi (có
thể thi hành lệnh một cách hoàn chỉnh) được gắn vào một bộ xử lý duy nhất có khả
năng thực hiện nhiều mệnh lệnh cùng một lúc. Khi nó được kết hợp với công nghệ
Hyper-Threading của Intel, thiết bị này tạo cho người sử dụng máy tính nhiều cơ hội
để sở hữu những sản phẩm audio, video, digital design và những trò chơi điện tử có độ
phân giải cao, âm thanh trung thực, hình ảnh 3-D.
Theo thống kê vào ngày 25/12/2010, Intel có 82500 nhân viên tại 199 văn phòng
và cơ sở sản xuất kinh doanh trên toàn cầu,trong đó 55% nhân viên làm việc tại Hoa
Kỳ. Năm 2005 doanh thu của Intel đạt hơn 38 tỷ USD, và Intel xếp thứ 50 trong các

công ty lớn nhất thế giới.Đến đầu thế kỷ 21,bộ vi xử lý của Intel đã được tìm thấy
trong hơn 80% máy tính trên toàn thế giới. Intel vẫn còn cạnh tranh thông qua một sự
kết hợp của tiếp thị thông minh, hỗ trợ nghiên cứu và phát triển, trình độ sản xuất cao,
18

một nền văn hóa quan trọng của công ty, trình độ pháp lý, và liên minh đang diễn ra
với Tổng công ty phần mềm khổng lồ Microsoft thường được gọi là 'Wintel.
Intel có khả năng sẽ vẫn là một trong những công ty điện tử hàng đầu cho một thời
gian khi họ tiếp tục phát triển bộ vi xử lý hiệu quả hơn và tiến một cách nhanh chóng
vào các lĩnh vực công nghệ khác.
2.2.Intel Việt Nam
Intel thành lập Văn Phòng đại diện tại Thành Phố Hồ Chí Minh vào năm 1997 và
Hà Nội vào năm 2008. Trong hơn 10 năm qua, Intel đã phối hợp với Chính phủ Việt
Nam (VN) tại trung ương và địa phương, cũng như các đối tác trong và ngoài nước
triển khai thành công nhiều dự án nhằm tăng cường ứng dụng Công nghệ Thông tin
(CNTT) trong mọi tầng lớp xã hội, góp phần xây dựng ngành CNTT trong nước vững
mạnh với các kế hoạch đầu tư vào hạ tầng cơ sở CNTT, và cải cách giáo dục.
Về vấn đề chuẩn bị nguồn nhân lực, Intel đang làm việc với Bộ Giáo Dục và Đào
Tạo cũng như nhiều trường đại học lớn để cải tiến chất lượng chương trình giảng dạy
tại các trường đại học kỹ thuật. Các chương trình hợp tác của Intel bao gồm hỗ trợ
giảng viên, chương trình học bổng cho sinh viên, hỗ trợ trang thiết bị. Hiện đang có 54
sinh viên theo học tại ĐH Kỹ thuật Portland, Hoa Kỳ theo học bổng Intel và rất nhiều
học bổng cho SV trong nước hoàn tất bậc Cử nhân và Thạc sỹ.
29/10/2010, Intel chính thức khai trương nhà máy kiểm tra và đóng gói chip tại
Việt Nam. Địa điểm đặt nhà máy tại Lô I.2, đường D1, khu công nghệ cao Q.9,
TP.HCM. Đây là nhà máy lắp ráp và kiểm định chip mới nhất và lớn nhất trong mạng
lưới sản xuất của Intel trên toàn thế giới. Theo thông tin được biết, sự kiện sẽ chỉ diễn
ra trong khán phòng có sức chứa khoảng 600 người và không được phép tham quan
nhà máy…
Dự án được khởi công vào tháng 1 năm 2006 với mức đầu tư khởi điểm 300 triệu

USD. Tháng 11 năm 2006, Intel công bố tăng quy mô nhà máy lắp ráp và kiểm định
chip từ 14,000 mét vuông lên 46,000 mét vuông, đồng thời nâng tổng mức đầu tư lên
1 tỷ USD.
Nhà máy chính thức khởi công xây dựng từ tháng 3 năm 2007. Khuôn viên nhà
máy bao gồm một tòa nhà văn phòng, một tòa nhà dành cho các dịch vụ công cộng,
một nhà kho chứa nguyên vật liệu thô và các sản phẩm đã hoàn thiện, một trạm phân
19

phối điện, một kho chứa hóa chất và một nhà máy lắp ráp, kiểm định chip. Một số
thông tin thú vị khác:
Diện tích sản xuất rộng 46,000 mét vuông, nhà máy Intel có diện tích lớn gấp 5.5
lần sân bóng đá.
Vào thời điểm xây dựng cao độ, có tới hơn 2,300 công nhân xây dựng làm việc tại
công trình
Tòa nhà văn phòng rộng 24,000 mét vuông và nhà kho tích hợp rộng 7,000 mét
vuông cũng được hoàn thành vào tháng 6 năm 2009. Tiếp sau đó, nhà máy rộng
46,000 mét vuông cũng được hoàn thiện và bắt đầu tiến hành lắp đặt công cụ sản xuất
từ tháng 12 năm 2009.
Đại diện của Intel cho hay, cho tới thời điểm này, nhiều công đoạn để đưa nhà máy
sản xuất chip với số vốn đầu tư lên tới 1 tỷ USD của Intel tại Việt Nam đã được hoàn
thành đúng tiến độ.
Sẽ chính thức đi vào sản xuất vào tháng 7/2010, sản phẩm đầu tiên mà Intel cho
“ra lò” ở nhà máy Việt Nam là con chip. Tuy nhiên, nếu như ban đầu, nhà máy Intel ở
Việt Nam được dự kiến chỉ sản xuất con chip thì nay đã có sự thay đổi. Tương lai, nhà
máy này sẽ sản xuất cả bộ vi xử lý dành cho các thiết bị di động.
Hiện giờ nhà máy của Intel đã có khoảng
300 nhân viên trong đó 130 nhân viên đang
được đưa đi đào tạo tại Malaysia, 18 sinh
viên năm thứ 3 thuộc 5 trường Đại học kỹ
thuật lớn của Việt Nam đang được Intel đưa

đi đào tạo tại Mỹ.
Đến tháng 7/2010, khi nhà máy chính
thức đi vào hoạt động sẽ cần thêm 150 nhân
viên kỹ thuật và kỹ sư nữa. Đại diện của
Intel cho hay, con số nhân lực này hoàn toàn
nằm trong khả năng đạt được của Intel. Đặc
biệt, nhà máy của Intel tại Việt Nam sẽ nhận
vào 70% là các sinh viên vừa tốt nghiệp Đại
học, chỉ có 30% các vị trí cần người đã có
Rất có thể không lâu nữa nhà máy
của Intel ở Việt Nam cũng sẽ sản xuất
được bộ vi xử lý Intel Core i7 và Ibex
Peak chipset - một trong những thành
tựu được Phó Chủ tịch cấp cao của Intel
giới thiệu.
20

kinh nghiệm làm việc thực tế.
Công suất dự kiến của nhà máy Intel Việt Nam là 820 triệu sản phẩm/năm. Để
hoạt động hết công suất, nhà máy của Intel tại Việt Nam sẽ phải mất tới 3-5 năm. Khi
đó, doanh thu đem về cho Intel từ các sản phẩm của nhà máy sẽ lên tới 5 đến 15 tỷ
USD.
Một năm nhìn lại, có thể nói, 2009 là năm Intel toàn cầu đã đạt được những thành
tựu đáng kể. Với lĩnh vực di động, Intel đã ra mắt bộ vi xử lý di động Intel Core i7 và
Intel Core i7 Extreme Edition mang tính cách mạng của mình, đưa vi kiến trúc
Nehalem siêu nhanh và nổi tiếng của mình tới thị trường di động. Những bộ vi xử lý
này đã chứng minh hiệu quả tốt nhất khi chơi game, nội dung đa phương tiện kỹ thuật
số, hình ảnh, âm nhạc, các ứng dụng doanh nghiệp cùng các phần mềm đa luồng
khác…
Cũng trong lĩnh vực di động, Intel đã giới thiệu 4 bộ vi xử lý mới, trong đó có một

phiên bản tiêu thụ điện năng thấp cùng một chipset phổ thông, nhằm thúc đẩy các
laptop “siêu mỏng” phổ thông. Những bộ vi xử lý điện áp cực thấp của Intel sẽ cho
phép tạo ra những thiết kế laptop bóng bẩy mới dành cho người tiêu dùng phổ thông
có độ dày chưa đến 1 inch (2,54cm) và trọng lượng từ 2 pound (0,908kg) đến 5 pound
(2,27kg) với các mức giá phổ thông. Những bộ vi xử lý này còn tiêu thụ ít điện năng
hơn giúp kéo dài thời gian hoạt động của pin, mang lại những trải nghiệm mà người
tiêu dùng mong đợi từ những laptop sử dụng nền tảng Intel.
Trong lĩnh vực máy chủ, có thể kể tới thành tựu nổi bật của Intel là khi đã tạo ra
những đột phá với các bộ vi xử lý máy chủ. Intel đã giới thiệu tới 17 bộ vi xử lý cấp
độ doanh nghiệp mới, dẫn đầu là các bộ vi xử lý Intel Xeon dòng 5500. Đây là những
bộ vi xử lý mang tính cách mạng cao nhất của Intel kể từ khi Intel giới thiệu ra thị
trườngcác bộ vi xử lý Intel Pentium Pro gần 15 năm trước.
Với máy tính để bàn, năm 2009, Intel đã giới thiệu những bộ vi xử lý Intel Core i7
và Intel Core i5 - vi kiến trúc Nehalem mới nhất đã được mở rộng tới thị trường máy
tính để bàn phổ thông và mảng thị trường máy chủ sơ cấp…
Ngoài ra, Intel cũng đã đạt được những thành tựu đáng kể trong lĩnh vực Wimax,
cải tiến trong sản xuất, các sản phẩm nhúng và điện tử tiêu dùng cũng như trách nhiệm
của doanh nghiệp đối với xã hội và tiếp thị.
21

Bên cạnh những nỗ lực trong việc xây dựng hạ tầng công nghệ, Intel còn là một
nhà tư vấn tin cậy cho Việt Nam nhằm hứớng tới mục tiêu dài hạn về phát triển cơ sở
hạ tầng công nghệ thông tin và viễn thông, nâng cao trình độ về công nghệ số, và ứng
dụng công nghệ.
Intel Việt Nam cũng rất tích cực trong các chương trình cộng đồng; chương trình
trao tặng mũ bảo hiểm cho học sinh Quận 9 - TP.HCM, chương trình cố vấn học
đường (Mentoring programs - dạy tiếng Anh và vi tính cho học sinh), trao tặng phòng
lab tin học, học bổng cho sinh viên, học sinh nghèo hiếu học trên địa bàn quận đang
học tại các trường trung học, cao đẳng và đại học.
Nhà máy Intel Việt Nam đã và đang tuyển dụng các giám sát sản xuất, kỹ sư và kỹ

thuật viên sản xuất (thuộc các ngành Điện - Điện tử, Cơ khí, Cơ điện tử) với số lượng
lớn nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của nhà máy. Hai vị trí hiện nay đang được Intel
ưu tiên tuyển dụng là “Giám sát sản xuất” (dành cho các ứng viên có kinh nghiệm) và
“Kỹ thuật viên sản xuất” (dành cho sinh viên mới tốt nghiệp). Để tìm hiểu chi tiết về
hai vị trí này cũng như các vị trí tuyển dụng khác tại Intel, các ứng viên quan tâm có
thể truy cập vào website chính thức của công ty www.intel.com/jobs/vietnam, chọn
“View all jobs in Vietnam”. Ứng viên cũng có thể nộp hồ sơ trực tuyến ngay tại
website trên bằng cách chọn “Apply online” ngay tại vị trí công việc mình quan tâm.
2.3.Quá trình phát triển
2.3.1.Giai đoạn 1968-1979: Từ DRAM đến 8086
Intel có hai người đồng sáng lập, Robert Noyce và Gordon Moore, một trong tám
nhà sáng lập của tập đoàn Fairchild Semiconductor, được thành lập vào năm
1957. Trong khi tại Fairchild, Noyce và Moore đã phát minh ra mạch tích hợp, năm
1968, họ đã quyết định thành lập công ty riêng của họ. Để bắt đầu tăng vốn, Noyce và
Moore đã mời Arthur Rock cùng tham gia, một nhà đầu tư mạo hiểm, với một kế
hoạch kinh doanh cụ thể và nêu rõ ý định phát triển mạch tích hợp quy mô lớn. Rock
đã cung cấp 3 triệu USD vốn. Công ty được thành lập vào ngày 18 tháng 7 năm 1968,
NM Electronics (các chữ cái đứng cho Moore Noyce), nhưng nhanh chóng thay đổi
thành Intel, được hình thành từ các âm tiết đầu tiên của "điện tử tích hợp." Intel thu
thập thêm hai triệu USD vốn trước khi đi phát hành cổ phiếu vào năm 1971.
22

Vào thời điểm đó, bộ nhớ làm bằng chất bán dẫn đắt hơn mười lần so với những
bộ nhớ làm theo tiêu chuẩn cốt lõi. Các chi phí được giảm xuống, tuy nhiên, người
sáng lập của Intel cảm thấy rằng với tốc độ lớn hơn và hiệu quả của công nghệ LSI,
chất bán dẫn sẽ sớm thay thế các lõi từ.Trong vòng một vài tháng khởi động chương
trình, Intel đã sản xuất bộ nhớ 3101 Schottky lưỡng cực, một con chip tốc độ cao
với bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên (RAM). 3101 đã chứng minh phổ biến,một chip bán
dẫn oxit kim loại(MOS), đã được hoàn thiện và giới thiệu vào năm 1969. Năm sau,
Intel giới thiệu loại 1103, một Kilobyte (K) RAM, hoặc DRAM, là chip đầu tiên đủ

lớn để lưu trữ một số lượng đáng kể thông tin. Với 1103, Intel cuối cùng đã có một
con chip mà thực sự đã bắt đầu thay thế các lõi từ DRAM cuối cùng đã chứng
minh không thể thiếu cho máy tính cá nhân.
Mặc dù Intel ban đầu tập trung vào bộ vi xử lý như một phụ kiện máy tính sẽ cho
phép người dùng thêm nhiều bộ nhớ hơn cho các đơn vị của họ, các bộ vi xử lý có
tiềm năng lớn cho tất cả mọi thứ từ máy tính để tính tiền và đèn giao thông . Các ứng
dụng được tạo điều kiện bằng cách Intel đã cho ra đời chip 8008, một bộ vi xử lý 8-bit
phát triển cùng với là chip 4004 nhưng hướng tới dữ liệu.Chip 8080, được giới thiệu
vào năm 1974. Với 360 USD, Intel đã bán toàn bộ máy tính trên một chip, trong khi
máy tính thông thường được bán với giá hàng ngàn đô la. Câu trả lời là áp
đảo.Chip 8080 nhanh chóng trở thành tiêu chuẩn công nghiệp và Intel dẫn đầu ngành
công nghiệp trong thị trường 8-bit
Để cạnh tranh trong sản xuất bộ vi xử lý 8-bit, Intel đã giới thiệu chip 8085, một
con chip nhanh hơn với nhiều chức năng hơn. Công ty cũng đang phát triển hai dự án
nâng cao hơn, chip 4032 loại 32-bit và chip 8086 loại 16 bit.Chip 8086 đã được giới
thiệu vào năm 1978 nhưng đã mất hai năm để được sử dụng rộng rãi, và trong thời
gian này, Motorola sản xuất chip cạnh tranh (68000) dường như được bán nhanh
hơn. Intel phản ứng với một nỗ lực bán hàng lớn để thiết lập kiến trúc của nó như là
tiêu chuẩn.Khi Tổng công ty International Business Machines (IBM) đã chọn 8008,
người anh em họ 8-bit 8086, Intel dường như đã đánh bại các đối thủ cạnh tranh.
2.3.2. Giai đoạn những Năm 1980: Từ chip 286 đến chip 486
Công ty tiếp tục vượt trội trong thị trường bộ vi xử lý.Năm 1982, Intel đã giới
thiệu bộ chip xử lý 80.286.Và con chip này đã nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường máy
23

tính , khi IBM cho ra đời 286-powered PC / AT. Chip 80.286 đã rớt hạng vào năm
1985 ,bởi chip Intel 80.386, phổ biến rộng rãi vào năm 1987 bởi các Compaq Deskpro
386, trong đó, mặc dù có nhiều lỗi khi nó lần đầu tiên xuất hiện,nhưng nó vẫn trở
thành một trong những chip phổ biến nhất trên thị trường. Trong khi chip 286 mang
lại cho máy tính cá nhân tốc độ và sức mạnh cho máy tính lớn hơn sản phẩm đầu tiên,

chip 386 cung cấp tốc độ và sức mạnh lớn hơn cùng với khả năng chạy nhiều chương
trình tại một thời điểm.Chip 386 đặc trưng kiến trúc 32-bit và 275.000 bóng bán dẫn -
nhiều hơn gấp đôi số 286.
Năm 1989 Intel giới thiệu chip 80.486.Chip 80486 bao gồm 1,2 triệu bóng bán dẫn
và coprocessor, và nhanh hơn 50 lần so với chip 4004, bộ vi xử lý đầu tiên.Trong thiết
kế của i486, Intel phản đối một xu hướng ngành công nghiệp hướng tới RISC (giảm
hướng dẫn thiết lập máy tính), một thiết kế chip loại bỏ các hướng dẫn ít được sử
dụng để đạt được tốc độ. Intel lập luận rằng những gì có RISC chip tăng tốc độ, họ bị
mất trong tính linh hoạt và, hơn nữa, chip RISC là không tương thích với phần mềm
đã có trên thị trường, Intel cảm thấy sẽ đảm bảo vị trí của chip 486. Một chip mới,
i860 64-bit được công bố vào đầu năm 1989, tuy nhiên, đã làm cho việc sử dụng công
nghệ RISC để cung cấp những gì Intel tuyên bố sẽ là một "siêu máy tính trên một con
chip.
2.3.3.Giai đoạn Những năm 1990: Thập kỷ Pentium
Năm 1993, Intel phát hành bộ xử lý Pentium thế hệ thứ năm của nó, một con chip
có khả năng thực hiện hơn 100 triệu lệnh trong một giây (MIPS) và hỗ trợ đăng ký
nhãn hiệu.Ví dụ, video thời gian thực thông tin liên lạc. Bộ xử lý Pentium, với 3,1
triệu bóng bán dẫn của nó, là đến năm lần mạnh hơn so với bộ vi xử lý 33-MHz Intel
486 DX (1.500 lần tốc độ là 4004), nhưng công ty đề nghị rằng ' tất cả mọi người nên
sử dụng các máy tính được hỗ trợ bởi chip trước đó. Danh tiếng của Pentium bước đầu
đã bị giảm bởi một lỗ hổng toán học nhúng, nhưng Intel đã nhanh chóng khắc phục
vấn đề.
Các công ty được hưởng một sự gia tăng doanh thu ấn tượng 50% vào năm 1993,
đạt 8,78 tỷ USD từ 5,84 tỷ USD vào năm 1992. Hơn nữa, thu nhập ròng của Intel tăng
vọt 115% lên $ 2,3 tỷ USD, khước từ những lo lắng của Wall Street rằng sự cạnh
tranh đã vắt lợi nhuận. Trong khi Intel phải đối mặt với cạnh tranh mạnh mẽ từ các
24

nhà sản xuất chip khổng lồ Motorola, Inc. PowerPC và cựu đối tác IBM, vị trí của nó
ở hàng đầu của ngành công nghệ là không thể tranh cãi. Với sự ra đời của Pentium,

Intel bắt đầu thiết kế các chipset và bo mạch chủ - sau này là mạch máy tính bảng kết
hợp một bộ vi xử lý và chipset vào các hệ thống phụ cơ bản của một máy tính. Cùng
với các công ty kinh doanh máy tính thân thiết , hàng chục nhà sản xuất máy tính bắt
đầu làm và bán các máy tính sử dụng chip Pentium.
Năm 1995, Pentium Pro tung ra thị trường 5,5 triệu bóng bán dẫn và có khả năng
thực hiện lên đến 300 MIPS. Intel tiếp tục sử dụng công nghệ MMX cho dòng hiện có
của các bộ vi xử lý Pentium. MMX bao gồm một tập hợp mới các hướng dẫn được
thiết kế đặc biệt để cải thiện hiệu năng đa phương tiện của máy tính cá nhân.Thúc đẩy
bởi sự bùng nổ nhu cầu, doanh thu đạt 20,85 tỷ USD năm 1996, trong khi thu nhập
ròng đã tăng lên 5,16 tỷ USD.
Với sự ra đời của Pentium II tháng 5 năm 1997, tuy nhiên, công ty đã thông qua
một chiến lược mới phát triển một loạt các bộ vi xử lý cho mọi phân khúc của thị
trường máy tính. Pentium II, với 7,5 bóng bán dẫn, ra mắt với một mô hình đầu cuối
có tốc độ ở 300 MHZ. Ban đầu được thiết kế cho các máy tính để bàn cao cấp,
Pentium II được sớm điều chỉnh phù hợp để sử dụng trong máy tính xách tay và máy
tính xách tay. Với năm sau sự ra mắt của bộ vi xử lý Celeron, được thiết kế đặc biệt
cho lĩnh vực giá trị các máy tính để bàn máy tính, một phân khúc phát triển nhanh
chóng của thị trường kể từ khi ra mắt năm 1997 đầu của một máy tính phụ $ 1,000 từ
Compaq.
Cũng trong năm 1998 Intel cho lần đầu tiên được thiết kế một bộ vi xử lý Pentium
II Xeon - đặc biệt là cho tầm trung và cao cấp máy chủ và máy trạm. Đồng thời, Intel
đã được di chuyển vào một khu vực đang phát triển, các chip điều khiển nhúng cho
các mạng và các ứng dụng khác, chẳng hạn như kỹ thuật số set-top box.
Đầu năm 2000, một GHz chip Pentium III tung ra thị trường. Sau đó vào năm
2000 đến đầu tiên của bộ vi xử lý thế hệ kế tiếp cho những năm đầu thế kỷ 21,
Itanium, bộ vi xử lý 64-bit đầu tiên của công ty, bước đầu đã được thiết kế để đáp ứng
nhu cầu của các máy chủ Internet mạnh mẽ.
2.4.Vị thế của tập đoàn Intel
25


Intel là một trong những người dẫn đầu trong cuộc cách mạng làm thay đổi xã hội
của chúng ta. Nhưng ở đây lại có một nghịch lý thú vị: công ty là nhà sản xuất chíp
máy tính hàng đầu nhưng cũng là một trong những thương hiệu tiêu thụ chíp máy tính
nổi tiếng thế giới.
Ngày nay, chip có thể được tìm thấy ở mọi nơi, trong mọi sản phẩm như xe hơi, đồ
chơi, điện thoại di động và thậm chí trong những chiếc đồng hồ báo thức. Thật vậy,
công nghệ điện toán đang được chúng ta ứng dụng vào những hoạt động cơ bản hàng
ngày nhiều hơn là NASA sử dụng khi lần đầu tiên đưa con người lên mặt trăng.
Do kiến thức về khoa học kỹ thuật của con người ngày càng được nâng cao cộng
vói hiệu quả của chiến lược tiếp thị, khách hàng ngày nay luôn đòi hỏi họ phải được
biết bộ xử lý trong máy tính họ định mua mang thương hiệu nào. Chiến dịch ‘Intel
Inside®’ đã bắt đầu theo xu hướng này. Theo cuộc nghiên cứu có tên Mercury, Intel
chiếm thị phần 82,2% trong phân khúc bộ xử lý máy tính cá nhân.
Nhưng Intel không chỉ là một nhà chế tạo linh kiện, nó đang cung cấp những
phương tiện để tạo ra những công cụ giao tiếp mạnh hơn, đó là màn hình PC và những
thiết bị không dây. Mục tiêu của nó là trở thành nhà cung cấp hàng đầu cho công nghệ
mạng.
Để đạt được điều đó, Intel vẫn luôn giữ vị trí hàng đầu trên thị trường cung cấp
thiết bị công nghệ. Cuộc cách mạng mới nhất làm chấn động thế giới online là sự gia
tăng của mạng di động. ‘Wi-Fi’ mở ra, tạo sức mạnh cho việc kết nối mạng, truyền
thanh và công nghệ này đang trên đà phát triển. ‘Wi-Fi’ phát huy tác dụng trên laptop
và cả trên những công cụ hỗ trợ kỹ thuật số cá nhân. Intel là nhà tiên phong trong việc
phát triển này với công nghệ di động Intel® Centrino™, được thiết kế chuyên biệt cho
người sử dụng mạng internet không dây. Để phục vụ cho cơ hội mới nhiều hứa hẹn
này, những điểm truy cập Internet không dây được mở trên khắp cả nước. Công nghệ
không dây cũng không bỏ qua cơ hội mở rộng ra cả thế giới và hiện nay đã có tới trên
56,3triệu thuê bao mạng Wi-Fi





×