Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Giáo dục nhân cách trẻ sơ sinh doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.48 KB, 4 trang )



Giáo dục nhân cách trẻ
sơ sinh


Con cái không chỉ là của cải quý giá mà còn là cái phúc của mỗi người. Muốn
đứa con của mình được như vậy thì từ khi bé mới lọt lòng, các ông bố bà mẹ
đã phải chuẩn bị “hành trang” để nuôi bé nên người.
Định hướng giáo dục nhân cách cho trẻ sơ sinh
"Nhân chi sơ tính bản thiên" (trẻ mới sinh bản tính là thiện). Đây là câu nói
của người xưa về nhân cách trẻ thơ (sơ sinh). Sở dĩ như vậy là vì trẻ mới sinh
chưa có nhận thức nhiều về thế giới, chưa biết đến thế giới nội tâm phức tạp
của người lớn. Chưa biết đến cảm giác buồn, khổ… Vì vậy tâm chúng trong
sáng, lòng chúng thảnh thơi.
Lúc này bố mẹ chỉ cần quan tâm làm sao cho bé yêu được thoải mái. Nhất là
không để bé khóc lâu. Việc bé khóc mà không tìm ra nguyên nhân kịp thời sẽ
dẫn tới “phát sinh chướng ngại tâm lý” về sau. Khi thấy con khóc thì cha mẹ
phải tìm hiểu nguyên nhân để dỗ bé nín, đừng để bé khóc mãi rồi ngủ thiếp đi
sẽ rất không tốt cho bé. Một em bé bị bỏ mặc khi khóc sẽ không ngừng yêu
cầu được chăm sóc. Và có thể sẽ trở nên cô đơn, lãnh đạm về sau.

Với trẻ sơ sinh bạn làm gì để phát triển nhân cách cho bé
Giúp trẻ phát triển tình cảm: Đối với trẻ sơ sinh, hình thành tình cảm và niềm
tin là một trong những nhu cầu căn bản và quan trọng. Bạn có thể đơn giản
dạy cho bé biết yêu thương và tin tưởng bằng cách thực sự quan tâm, chú ý
đến lúc ở bên trẻ. Nựng trẻ lúc cho ăn, kể chuyện cho trẻ, đung đưa lúc hát ru,
hoặc chỉ đơn giản ôm trẻ trong lòng để trẻ có thể nghe được nhịp đập trái tim
bạn và biết rằng mình được yêu thương. Từ đó trẻ có thể phát triển niềm tin
mà chính bạn mang đến cho bé.


Cha mẹ nên mát xa cho trẻ ngay từ những ngày đầu, chú ý xem trẻ thích được
mát-xa như thế nào, trò chuyện trong lúc mát xa. Việc này rất có lợi cho sự
phát triển về thể chất cũng như về tâm lý (tăng cường tiếp xúc giác quan,
củng cố gắn bó sợi sây liên kết tình cảm giữa mẹ và con).

Ngay từ ngày đầu tiên, mối quan hệ của bạn với em bé sơ sinh là một tình
cảm mãnh liệt, một tình cảm hai chiều. Tình cảm đó sẽ lớn lên, trở thành một
tình thương yêu thật sự và lâu bền. Khi bạn bế bé lên sát mặt để nói chuyện và
thủ thỉ, bé sẽ ngó chăm chăm vào mặt bạn và sự tiếp xúc bằng mắt đóng một
vai trò rất lớn để thể hiện tình yêu. Bé đã biết đền đáp công lao dỗ dành của
bạn hát ru hay nói chuyện với bé. Và những lúc khó chịu, bé muốn được bạn
vỗ về. Những bé có được đầy đủ nơi ẩn náu đặc biệt yêu thương, phát triển
mau hơn nhiều so với những trẻ không may chịu nhiều thiếu thốn tình thương
yêu.
Có thể nói rằng giai đoạn sơ sinh, bé cần sự quan tâm chăm sóc của người
lớn, đồng thời lại có khả năng tiềm tàng to lớn về sự tự phát triển của bản
thân: Đứa trẻ có những đăc trưng phát triển về thể chất và tinh thần một cách
độc đáo. Cha mẹ hay người nuôi dưỡng trẻ phải xuất phát từ đặc trưng đó để
áp dụng phương pháp dạy dỗ một cách khoa học, giúp con cái có sẵn cơ sở
cho những nấc thang sau này của sự phát triển toàn diện.

×