Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Nhi khoa trẻ 2-6 tháng pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.51 KB, 4 trang )



Nhi khoa trẻ 2-6 tháng


Việc trang bị cho mình kiến thức về những bệnh nguy hiểm có thể phát sinh
trong giai đoạn 2-6 tháng này, cũng như cách thực hiện những bài kiểm tra thị
giác, thính giác sẽ giúp bạn bảo vệ tốt hơn sức khỏe của con em mình.
KIỂM TRA THỊ LỰC
Khi bé được 2 tháng tuổi
Bạn hãy thử phản ứng của bé bằng cách: Đột nhiên giơ tay trước mặt bé, nếu
bé không chớp mắt để phản ứng, tức là mắt bé có vấn đề.



3 tháng tuổi
 Bạn hãy dùng tay lần lượt che lấp hai mắt bé. Nếu thị lực của bé tốt, thì
khi không nhìn thấy gì nữa, bé sẽ khóc toáng lên hoặc chí ít cũng khua tay
khua chân rối rít. Bé khỏe mạnh còn có thể tự gạt tay bạn ra.
 Nếu bé không có phản ứng thì bạn hãy đưa bé tới chuyên khoa mắt để
thăm khám.
 Nếu bé thấy đồ chơi nhỏ mà không hứng thú, không chủ động muốn
lấy, hoặc cầm không đúng đồ chơi muốn lấy thì có thể thị giác của bé bị hạn
chế.
KIỂM TRA THÍNH GIÁC
4-5 tháng tuổi: nếu tai bé phát triển bình thường, khi được nghe gọi tên
mình, bé sẽ nhoẻn cười.
6 tháng: Bạn hãy kiểm tra xem khi nghe tiếng động, bé có biết quay đầu tìm
phương hướng hay không? Khi đang ngủ, nghe tiếng động lớn, bé có biểu lộ
nét mắt sợ hãi không?
CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP Ở TRẺ 2 - 6 THÁNG


Bệnh ở não: Trẻ trong giai đoạn 45 ngày tuổi đến 2 tháng, trẻ có nguy cơ bị
xuất huyết não – màng não do thiếu Vitamin K.

Cách phòng bệnh: Trong vòng 24h sau khi ra đời, bé phải được tiêm bổ sung
vitamin K.
Viêm đường hô hấp: Trẻ em trong lứa tuổi này rất dễ bị nhiễm trùng đường
hô hấp (viêm mũi, viêm họng, viêm phổi…), đặc biệt là vào mùa lạnh.
Cách phòng bệnh: Hàng ngày nhỏ nước muối sinh lí (dung dịch Natri clorid
0,9%) vào mũi, mắt, và miệng bé. Hạn chế để bé hò hét to. Nếu bé có chảy
dãi, bạn hãy đeo yếm dãi cho bé, như vậy bé sẽ không bị lạnh vì ướt ngực áo.
Bệnh đường ruột: Khi được 4-6 tháng, bé bắt đầu tập ăn dặm. Sự tiếp xúc
với các thức ăn khác ngoài Sữa dễ gây cho bé rối loạn tiêu hoá, ỉa chảy cấp…
Cách phòng bệnh: thực hiện đúng những nguyên tắc cho bé ăn dặm. Tức là
cho bé làm quen dần dần, từ ít đến nhiều, dành thời gian cho bé làm quen với
một loại thức ăn trước khi chuyển sang tập ăn món khác.

Bạn có thể tham khảo mục dinh dưỡng dành cho bé 2-6 tháng tuổi tại Bibi.vn
NHỮNG BIỂU HIỆN BẤT THƯỜNG VỀ SỨC KHỎE CẦN ĐƯỢC
QUAN TÂM

Bạn hãy đưa bé đi khám ngay khi quan sát thấy bé có một trong các triệu
chứng sau:
 Bị kích động hoặc ngủ li bì
 Bú kém hoặc bỏ bú
 Co giật
 Thở rên khi nằm yên
 Khó thở, tím tái toàn thân
 Ho kèm nôn, sốt
 Ỉa chảy, ỉa ra máu
 …


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×