Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Những kiến thức cần có khi kiếm tiền doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (172.27 KB, 5 trang )



Những kiến thức cần có
khi kiếm tiền


Có hai loại kiến thức: kiến thức cơ bản và kiến thức chuyên môn (còn gọi là
kiến thức nghề nghiệp). Kiến thức cơ bản hay còn gọi là kiến thức chung,
được dạy ở các trường phổ thông và đại học, cho dù sâu và phong phú đến
đâu cũng không cần thiết để bạn sử dụng trong việc làm giàu hoặc hầu như
không cần thiết.

Những kiến thức cần có khi kiếm tiền
Kiến thức muốn được sử dụng để kiếm ra tiền cần phải được tổ chức lại và
biến thành kế hoạch hành động, với mục tiêu là "làm ra tiền". Quan niệm phổ
biến "Kiến thức là sức mạnh" thực ra là quan niệm không đúng. Kiến thức chỉ
biến thành sức mạnh khi nó được dịch chuyển thành một kế hoạch hành động
cụ thể nhằm đạt tới mục tiêu nào đó.

Bồi dưỡng tài năng của mình, tích luỹ vốn

Tri thức và học vấn đã tạo nên kỳ tích trong lịch sử. Nhật Bản ở thế kỷ 19 đã
dũng cảm thực hiện kế hoạch biện pháp Minh Trị Duy Tân. Từ đó về sau,
Nhật Bản thoát khỏi cảnh nghèo khó, từ một anh thấp cổ bé họng trở thành
một người khổng lồ. Qua đó có thể thấy rằng tri thức thật sự là một sức mạnh.

Tri thức đã là sức mạnh, nhưng những người chữ nghĩa đầy bụng thì cả đời lại
nghèo, những vị giáo sư tiến sĩ có đồng lương khiêm tốn, còn những người
thuở nhỏ không được học hành lại trở thành triệu phú, tỷ phú. Tại sao vậy?

Từ điểm này mà nói, có học vấn không có nghĩa là biết cách kiếm tiền. Kiếm


tiền không thể chỉ dựa vào lý luận. Cho nên những người có trí tuệ hoặc học
vấn, thường không làm việc ở những ngành nghề kiếm ra nhiều tiền để cho cơ
hội kiếm tiền tuột mất.

Đó là bởi vì sao? Đó là bởi vì đầu óc quá nhiều chữ nghĩa đã có lúc trở thành
một gánh nặng, làm hạn chế tài năng của người ta. Những người đó trước khi
làm chuyện gì đều tính toán kỹ càng, nếu thấy không được liền bỏ ngay.
Ngoài ra khi họ thấy kiếm được nhiều tiền thì lại hoảng sợ. Do đó họ không
thể kiếm được nhiều tiền.

Người có chữ nghĩa quá nhiều thường có tư tưởng quá chính thống, họ
thường hổ thẹn với những cách kiếm tiền. Khi một giáo sư đổi nghề chuyển
sang buôn bán, họ phải chịu một áp lực rất lớn, bởi vì họ câu lệ 2 chữ "sĩ
diện", vì tập quán "trọng trí khinh thương" đã ăn sâu trong đầu họ làm họ
khốn khổ.

Học vấn chủ yếu dẫn đường cho chúng ta đi tìm chân lý. Nhưng chỉ dựa vào
tri thức mà kiếm tiền thì thật không dễ dàng chút nào.

Học vấn chân chính là phương pháp và cách thức kiếm sống. Những tri thức
sách vở là thứ yếu. Ông vua xe hơi của Mỹ Henry Ford đã từng kiện một tờ
báo nọ vì phê bình ông là kẻ "không có học thức" bởi ông ngồi trên ghế nhà
trường rất ít và không trải qua một nền giáo dục chính thống nào. Nhưng ông
đã không phục, cho nên khi hai bên ra trước toà, bên kia đã đưa ra một số câu
hỏi để kiểm tra ông.

Ông bực mình nói: "Nếu tôi là một kẻ chỉ biết trả lời những câu hỏi, tôi làm gì
có thành tựu như hôm nay. Lĩnh vực mà tôi quan tâm là kinh doanh và tôi
hiến dâng phần lớn trí óc của tôi vào đó. Cho nên ông vui lòng trả lời tôi, cần
gì tôi phải nhồi nhét vào đầu tôi những kiến thức vớ vẩn đó, chỉ cốt để chứng

tỏ tôi có thế trả lời mọi câu hỏi. Nếu các ông muốn có câu trả lời,tôi có thể sai
cấp dưới của tôi trả lời một cách hoàn chỉnh".

Những người quan niệm như thế vì họ không hiểu đúng hai chữ "học thức".
Học có nghĩa là phát triển khả năng, năng lực của con người.

Người có học chưa hẳn là người nhồi nhét kiến thức vào đầu cho dù đấy là
kiến thức cơ bản hay kiến thức chuyên môn. Người có học là người phát triển
năng lực trí óc, là người cần biết gì, hiểu gì là có thế hiểu được, biết được.

Trong xã hội ngày nay, khi các công ty lớn tuyển dụng nhân viên, điều mà họ
xem trọng không phải là văn bằng, mà là cách giao tế, xây dựng được mạng
lưới giao tế. Đó cũng chính là học vấn. Điều kỳ lạ là rất ít người có được kỹ
năng này.

×