Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Đề tài:So sánh chế độ pháp lý các chuyến bay quốc tế định kỳ với các chuyến bay quốc tế không định kỳ theo pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.72 KB, 7 trang )

DANH SÁCH NHÓM 5
STT Họ và tên MSSV Ghi chú
1 Đoàn Diệp Tú Anh 1155010004
2 Đào Xuân Kha 1155010141
3 Mang Đức Kham 1155010142
4 Phan Quang Khánh 1155010146
5 Quách Thái Lâm 1155010155
6 Đoàn Cao Minh 1155010207
7 Lê Thị Vân Anh 1155010469
8 Hoàng Văn Chung 1155010472
9 Nguyễn Hoài Hoàn Hảo 1155010489
10 Phạm Thanh Hòa 1155010496
11 Đỗ Thị Thu Hương 1155010501
12 Lê Nhật Minh 1055020159 DS35-2
1.
Đề tài: So sánh chế độ pháp lý các chuyến bay quốc tế định kỳ với các chuyến bay quốc
tế không định kỳ theo pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam.
Bài làm
1. Khái quát
Theo khoản 2 Điều 1 Công ước Vasava 1929 thì vận chuyển hàng không quốc tế là
loại vận chuyển có điểm đi và điểm đến nằm trên lãnh thổ của hai quốc gia trở lên, dĩ
nhiên khi tiến hành vận chuyển phải phù hợp với các điều khoản.
Căn cứ vào đặc điểm, tần suất cũng như điều kiện để được cấp phép bay thì các
chuyến bay trong hoạt động vận chuyển hàng không quốc tế được chia làm 2 loại: chuyến
bay quốc tế định kỳ và chuyến nay quốc tế không định kỳ.
Chuyến bay quốc tế định kỳ là những chuyến bay có tính chất thường xuyên, liên
tục trên một đường bay quốc tế, theo một kiểu bay và giờ bay xác định nhằm mục đích
kinh doanh.
Chuyến bay quốc tế không định kỳ là những chuyến bay được tiến hành không
thường xuyên trên đường bay quốc tế nhằm đáp ứng nhu cầu chuyên chở cần thiết, đột
xuất để kiếm lãi.


2. So sánh chế độ pháp lý của chuyến bay quốc tế định kỳ và chuyến bay quốc tế
không định kỳ theo pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam.
Theo pháp luật quốc tế
So sánh Chuyến bay quốc tế định kỳ
Chuyến bay quốc tế không định
kỳ
Giống nhau Đều là hoạt động vận chuyển hàng không quốc tế.
Doanh nghiệp muốn kinh doanh hình thức vận chuyển trên đều phải được
cấp phép.
Trước hết, phương tiện bay phải được các cơ quan nhà nước có thẩm
quyền cấp quốc tịch. Sau khi được cấp quốc tịch, phương tiện bay phải
đáp ứng các điều kiện bay của phương tiện bay theo quy định tại Chương
5 Công ước Chicago 1944.
Doanh nghiệp muốn kinh doanh hình thức này phải được cấp phép. Ví
dụ: Khoản 2 Điều 3 Hiệp định vận tải hàng không Việt Nam-Hoa Kỳ có
quy định hãng hàng không phải được “cấp phép khai thác và cấp pháp kĩ
thuật”.
Đều nhằm mục đích kinh doanh, thu lợi.
Giữa hàng hàng không và khách hàng (hành khách, người thuê vận
chuyển) phải có hợp đồng vận chuyển bao gồm: chứng từ vận chuyển (vé
hành khách, vận đơn hành khách, vận đơn hàng không), điều lệ vận
chuyển và bảng giá cước.
Dù là chuyến bay định kỳ hay chuyến bay không định kỳ thì người vận
chuyển đều phải chịu trách nhiệm đối với toàn bộ chuyến bay, ví dụ như:
trách nhiệm đối với hành khách, hàng hóa, trách nhiệm khi có thiệt hại xảy
ra, trách nhiệm bảo vệ môi trường…Vấn đề này cũng được quy định tại
chương 3 Hiệp định Vacsava 1929.
Khi tàu bay đã được đã được bay trên hoặc trong lãnh thổ của quốc gia kí
kết thì tàu bau đó phải bay theo các đường bay mà quốc gia kí kết quy
định thể hiện tại Điều 68 Công ước Chicago 1944.

Các quốc gia phải bay theo các đường bay đã cam kết để đảm bảo an
toàn hàng không cũng như sự lưu thông của hệ thống các chuyến bay hàng
không quốc tế.
Điều 5 Công ước Chicago 1944 quy định tàu bay buộc phải “bay theo
các đường quy định” xuất phát từ lí do an toàn của chuyến bay.
Điều 6 Công ước Chicago 1944 quy định chuyến bay quốc tế thường lệ
“phải tuân theo các điều kiện” của những giấy phép bay.
Khái niệm Chuyến bay định kỳ là những
chuyến bay chỉ được thực hiện khi
phương tiện bay được cấp giấy phép
bởi các quốc gia kí kết.
CSPL: Điều 6 Công ước Chicago
1944
Chuyến bay không định kỳ là
những chuyến bay không phải là
chuyến bay định kỳ.
CSPL: Điều 5 Công ước Chicago
1944
Chế độ
pháp lý
Được quy định ở các hiệp định vận
chuyển hàng không giữa các quốc
gia hữu quan . Các quốc gia có chủ
quyền hoàn toàn và riêng biệt đối với
khoảng không gian bao trùm lên lãnh
thổ quốc gia đó. Khi thực hiện các
hoạt động vận chuyển hàng không
dân dụng quốc tế, các tàu bay sẽ phải
đi qua vùng trời của hơn một quốc
gia. Chúng ta không thể áp đặt bất cứ

một hệ thống pháp luật của một quốc
gia nào để điều chỉnh hoạt động bay
trên. Vì vậy, các quốc gia hữu quan
đã tiến hành kí kết các hiệp định về
vận tải hàng không nhằm tạo một
hành lang pháp lý để điều chỉnh các
hoạt động vận chuyển đó.
Ví dụ: Hiệp định vận tải hàng
không giữa Việt Nam và Hoa Kỳ;
Hiệp định vận chuyển hàng không
dân dụng giữa Việt Nam và Trung
Hoa; Hiệp định vận chuyển hàng
không dân dụng giữa Việt Nam và
Indonesia…
Do luật quốc gia quy định: Xuất
phát từ căn cứ phát sinh các
chuyến bay không định kỳ là do
nhu cầu đi lại tăng cao của người
dân, mỗi quốc gia sẽ có những
điều kiện riêng để cho phép các
hãng hàng không của các quốc gia
khác thực hiện các chuyến bay
không định kỳ tránh trường hợp
gia tăng số lượng các tàu bay vào
lãnh thổ một quốc gia trong khi
các phương tiện kĩ thuật tại đó
không đủ để đáp ứng gây ảnh
hưởng tới an ninh hàng không
hoặc gia tăng số lượng người tới
quốc gia đe dọa an ninh trật tự.

Thủ tục Các chuyến bay quốc tế định kỳ
muốn thực hiện trên hoặc trong lãnh
thổ của một quốc gia kí kết thì phải
được cấp phép đặc biệt hoặc phép
nào khác của quốc gia đó.
- Các chuyến bay quốc tế không
định kỳ thì không cần xin phép
trước mà chỉ cần thông báo trước
cho quốc gia liên quan biết.
Đối với những vùng, những khu
CSPL: Điều 6 Công ước Chicago
1944.
Do tính chất của các chuyến bay
quốc tế định kỳ là thường xuyên và
liên tục vào lãnh thổ một quốc gia
nên để đảm các hoạt động bay được
diễn ra một cách ổn định thì các
hãng hàng không phải tiến hành xin
phép.
Sau khi đã được cấp phép thì phương
tiện bay phải tuân thủ theo các quy
định ghi trong giấy phép khai thác
hàng không. Quốc gia chủ nhà dựa
vào giấy phép khai thác này để điều
chỉnh các hoạt động hàng không trên
các đường bay quốc tế cụ thể.
vực không được phép hoặc không
đủ phương tiện cho việc thực hiện
các chuyến bay (không có hệ
thống không lưu, dẫn đường…)

hoặc những vùng có liên quan tới
an ninh quốc gia thì phải có giấy
phép đặc biệt của quốc gia nơi
phương tiện bay bay qua.
CSPL: Điều 5 Công ước Chicago
1944
Quyền vận
chuyển
- Các thương quyền mà các quốc gia
đã kí kết với nhau.
Nhằm mục đích duy trì các hoạt
động hàng không dân dụng quốc tế,
tạo điều kiện thuận lợi để các quốc
gia và các hãng hàng không khai thác
các lợi ích thương mại trong hoạt
động khai thác các đường bay quốc
tế thì các quốc gia sẽ dành cho nhau
và cho các hãng hàng không một số
quyền thương mại nhất định. Vì vậy,
khi khai thác các đường bay quốc tế,
các quốc gia và các hãng hàng không
sẽ được hưởng các thương quyền
trong vận chuyển hàng không dân
dụng quốc tế.
- Phụ thuộc vào việc thực hiện các
điều kiện của Công ước Chicago
mà phương tiện bay có quyền bay
vào hoặc bay qua không hạ cánh
trên lãnh thổ quốc gia liên quan và
có quyền hạ cánh không nhằm

mục đích thương mại.
- Phương tiện bay cũng có thể đỗ
lại trên lãnh thổ khác nhằm mục
đích thương mại nhưng phải tuân
theo quy định và điều kiện hoặc
bất cứ một sự hạn chế nào mà
quốc gia chủ nhà cho là cần thiết.
Theo pháp luật Việt Nam
Tiêu chí so
sánh
Chuyến bay định kỳ Chuyến bay không định kỳ
Giống - Đều là vận chuyển hàng không quốc tế, tức là vận chuyển hành khách,
hành lý, hàng hóa, bưu phẩm, bưu kiện, thư bằng đường hàng không qua
lãnh thổ của hơn một quốc gia (khoản 1 Điều 114 Luật HKDDVN). Như
vậy, dù là chuyến bay quốc tế định kỳ hay không định kỳ khi tham gia vào
hoạt động hàng không dân dụng quốc tế, các chủ thể đều phải tuân thủ các
nguyên tắc cơ bản của Luật HKDDQT, thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa
vụ của mình.
- Đều phải bay theo một đường bay quốc tế đã định sẵn. Dù bay định kỳ
hay không định kỳ thì các chuyến bay này đều phải tuân thủ nguyên tắc
này vì nó ảnh hưởng đến vấn đề an ninh quốc phòng của các quốc gia.
- Cơ quan cấp phép bay có trách nhiệm kiểm tra các yếu tố sau:
+ Tàu bay dự định khai thác phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện bay có
hiệu lực (điểm b khoản 2 Điều 5, điểm a khoản 3 Điều 5 Thông tư
62/2011/TT-BGTVT)
+ Loại tàu bay, đường hàng không, tần suất và giờ khai thác dự kiến phù
hợp với điều kiện khai thác an toàn, điều hòa, hiệu quả của cảng hàng
không, sân bay, đường hàng không (điểm đ khoản 2 Điều 5, điểm a khoản
3 Điều 5 Thông tư 62/2011/TT-BGTVT)
+ Việc thực hiện quy trình, thủ tục phê duyệt phương án khai thác đối với

chuyến bay thực hiện hoạt động hàng không chung, chuyến bay vận
chuyển thương mại trong vùng trời Việt Nam nhưng ngoài đường hàng
không, ngoài khu vực hoạt động hàng không chung, ngoài vùng trời sân
bay (điểm e khoản 2 Điều 5, điểm a khoản 3 Điều 5, Điều 7 Thông tư
62/2011/TT-BGTVT)
- Quyền vận chuyển hàng không quốc tế đến và đi từ Việt Nam đều được
cấp căn cứ vào nhu cầu của thị trường.
Khái niệm Vận chuyển hàng không thường lệ
là việc vận chuyển bằng đường hàng
không bao gồm các chuyến bay được
thực hiện đều đặn, theo lịch bay được
công bố và được mở công khai cho
công chúng sử dụng (khoản 1 Điều
109 Luật HKDDVN và khoản 3 Điều
3 Thông tư 62/2011/TT-BGTVT)
Vận chuyển hàng không không
thường lệ là việc vận chuyển bằng
đường hàng không không có đủ
các yếu tố của vận chuyển hàng
không thường lệ (khoản 1 Điều
109 Luật HKDDVN và khoản 4
Điều 3 Thông tư 62/2011/TT-
BGTVT)
Căn cứ
phát sinh
- Nhu cầu của thị trường: Xã hội
ngày càng phát triển, nhu cầu đi lại
giữa các nước của người dân ngày
càng cao, việc mở các chuyến bay
thẳng thường lệ là hết sức cần thiết,

- Nhu cầu của thị trường: Khác với
nhu cầu thị trường của các chuyến
bay quốc tế định kỳ, các chuyến
bay quốc tế không định kỳ căn cứ
vào nhu cầu đi lại tăng cao (lễ tết,
trước nhu cầu đó, các quốc gia đã ký
với nhau các hiệp định để mở các
đường bay quốc tế.
Ví dụ: Tháng 12 năm 2011, Vietnam
Airlines mở đường bay thẳng giữa
Việt Nam và London bắt đầu từ ngày
8/12/2011
- Khả năng của hãng hàng không: khi
mở các chuyến bay định kỳ, hãng
hàng không phải đáp ứng các điều
kiện nhất định về cơ sở vật chất kỹ
thuật để đảm bảo hoạt động hàng
không. Vì vậy, các hãng hàng không
phải đảm bảo được khả năng tài
chính cũng như chuyên môn nghiệp
vụ.
- Sự phát triển cân đối mạng đường
bay: cần xây dựng mạng đường bay
phù hợp, không chồng chéo lên nhau
để đảm bảo an ninh hàng không nói
chung.
Ngoài ra, quyền vận chuyển hàng
không quốc tế phải dựa trên cơ sở
các quy định của điều ước quốc tế về
vận chuyển hàng không mà Cộng

hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là
thành viên. Trong trường hợp Việt
Nam chưa là thành viên của điều ước
quốc tế về vận chuyển hàng không,
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải có
thể cho phép hãng hàng không khai
thác vận chuyển hàng không quốc tế
các sự kiện ).
Ví dụ: Sắp tới từ ngày 15/6 - 15/8
nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của
hành khách trong giai đoạn cao
điểm hè 2014, Vietnam Airlines sẽ
tăng thêm 2717 chuyến bay một
chiều trên 16 đường bay quốc tế
và nội địa. Trong đó tăng tải trên 3
đường bay Hà Nội - Kuala lumpur
và TPHCM - Kuala lumpur, Seoul.
- Không được gây ảnh hưởng xấu
đến vận chuyển thường lệ. Các
chuyến bay không thường lệ chỉ
phát sinh khi nhu cầu tăng cao, có
thể xem là những chuyến bay phụ,
vì thế, việc thiết lập các chuyến
bay phụ không được gây ảnh
hưởng xấu đến các chuyến bay
bay (chuyến bay thường lệ).
CSPL: khoản 3 Điều 114 Luật
HKDDVN.
thường lệ tạm thời đến và đi từ Việt
Nam

CSPL: khoản 2 Điều 114 Luật
HKDDVN.
Tính chất Đều đặn, theo lịch bay Đột xuất
Trách
nhiệm của
cơ quan
cấp phép
bay
Cơ quan cấp phép bay phải kiểm
tra: Chuyến bay được khai thác phù
hợp với quyền vận chuyển hàng
không được Cục Hàng không Việt
Nam cấp đối với chuyến bay vận
chuyển thương mại.
Cơ quan cấp phép bay không
phải kiểm tra điều kiện này. Ngoài
ra, cơ quan cấp phép bay phải
kiểm tra để đảm bảo việc thực
hiện chuyến bay vận chuyển
thương mại không ảnh hưởng xấu
khai thác thương mại của chuyến
bay thường lệ.

×