TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.HỒ CHÍ MINH
MÔN LUẬT HÀNG KHÔNG QUỐC TẾ
BÀI THẢO LUẬN
THẨM QUYỀN VÀ TRÌNH TỰ THỦ TỤC CẤP
PHÉP BAY THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP
LUẬT VIỆT NAM
LP: 19TM36A1 - NHM S: 10
Danh sách nhóm 10:
ST
T
MSSV HỌ ĐỆM TÊN GHI CHÚ
1
1155010009 Trần Thị Lan Anh
2
1155010014 Nguyễn Hồ Như Anh
3
1155010039 Ngô Đào Hải Đăng
4 1155010054 Nguyễn Phương Dung
Nhóm trưởng
0938042997
5
1155010065 Võ Hướng Dương
6
1155010082 Lê Thị Thu Hà
7
1155010096 Phan Thị Hồng Hạnh
8
1155010131 Nguyễn Thị Thúy Hương
9
1155010143 Trần Lê Khanh
10
1155010167 Bùi Thị Ngọc Linh
11
1155010171 Mai Khánh Linh
12
1155010174 Nguyễn Thị Ánh Linh
13
1155010214 Đinh Thị Mơ
14
1155010526 Nguyễn Thị Bích Ngọc
CÂU HỎI THẢO LUẬN S 10:
2
TRÌNH BÀY THẨM QUYỀN VÀ TRÌNH TỰ THỦ TỤC CẤP PHÉP BAY THEO
QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM
Theo quy định tại Điều 1 Công ước Chicago năm 1944, các quốc gia ký kết đều
công nhận rằng, mỗi quốc gia đều có chủ quyền hoàn toàn và riêng biệt đối với khoảng
không gian bao trùm lãnh thổ quốc gia. Do vậy, quy chế pháp lý của vùng trời quốc gia
sẽ do pháp luật của mỗi quốc gia quy định để bảo vệ hiệu quả nhất chủ quyền hoàn toàn
và riêng biệt của quốc gia đối với không phận của mình. Đây là tổng hợp các nguyên tắc,
quy phạm pháp luật quốc gia điều chỉnh các hoạt động liên quan đến việc quản lý, khai
thác, sử dụng và bảo vệ vùng trời quốc gia trong lĩnh vực hàng không. Mọi hoạt động bay
đi, bay đến, bay qua vùng trời của quốc gia và hạ cánh xuống các sân bay của quốc gia
đều phải tuân thủ và chịu sự điều chỉnh của pháp luật của quốc gia sở tại. Trong đó, việc
cấp phép cho phương tiện bay (trong nước và nước ngoài) hoạt động trong phạm vi vùng
trời quốc gia là một trong những vấn đề pháp lý cơ bản và quan trọng hàng đầu. Tại Việt
Nam, vấn đề cấp phép bay được quy định tại Luật hàng không dân dụng năm 2006 (sau
đây gọi tắt là Luật Hàng không dân dụng Việt Nam) và Nghị định 94/2007/NĐ-CP, ban
hành ngày 04/6/2007, quy định về quản lý hoạt động bay (sau đây gọi tắt là NĐ
94/2007/NĐ-CP). Dưới đây là phần trình bày của nhóm về thẩm quyền và thủ tục cấp
phép bay được quy định trong Luật Hàng không dân dụng Việt Nam và NĐ 94/2007/NĐ-
CP.
1. Khái quát về phép bay
Khái niệm
Khoản 1 Điều 81 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam quy định:
“Phép bay là văn bản hoặc hiệu lệnh do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp,
xác định điều kiện và giới hạn được phép hoạt động của tàu bay”.
Theo quy chế pháp lý của vùng trời thuộc chủ quyền của Việt Nam, các phương tiện
bay hàng không quốc tế khi hoạt động trong không phận Việt Nam đều phải xin cấp phép
bay từ các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đồng thời phải tuân thủ tuyệt đối các điều
kiện, giới hạn được phép hoạt động ghi nhận trong phép bay. Mọi hành vi vi phạm nội
dung được quy định trong phép bay đều bị trừng phạt và xử lý theo pháp luật Việt Nam
và các điều ước quốc tế về hàng không mà Việt Nam đã ký kết và gia nhập. Vì vậy, có
thể nói phép bay đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động hàng không dân
dụng của Việt Nam nói riêng và của quốc tế nói chung.
3
Điều kiện cấp phép bay
Việc cấp phép bay cho các chuyến bay phải đáp ứng các yêu cầu quy định tại Điều
82 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam, cụ thể là về:
• Quốc phòng, an ninh, an toàn hàng không;
• Trật tự và lợi ích công cộng;
• Hoạt động của phương tiện bay phù hợp với khả năng đáp ứng của hệ thống
bảo đảm hoạt động bay, các cảng hàng không, sân bay.
Riêng đối với các chuyến bay vận chuyển hàng không thương mại thường lệ do các
hãng hàng không kinh doanh vận chuyển hàng không thực hiện, việc cấp phép bay ngoài
đáp ứng các điều kiện như đã nêu ở trên, còn phải căn cứ vào quyền vận chuyển hàng
không được cấp. Đây là quyền khai thác thương mại vận chuyển hàng không với các điều
kiện về hãng hàng không, đường bay, tàu bay khai thác, chuyến bay và đối tượng vận
chuyển
1
.
Nội dung phép bay
Nội dung của phép bay được quy định tại Điều 18 NĐ 94/2007/NĐ-CP. Theo đó,
phép bay phải gồm các nội dung chính như sau: tên, địa chỉ của người được cấp phép
bay; tên, địa chỉ của người khai thác tàu bay; số phép bay được cấp; kiểu loại tàu bay, số
hiệu chuyến bay, số hiệu đăng ký và quốc tịch của tàu bay; hành trình bay hoặc khu vực
bay phục vụ hoạt động hàng không chung; đường hàng không; điểm bay vào, bay ra vùng
trời Việt Nam; thời gian dự kiến cất, hạ cánh hoặc thời gian dự kiến bay qua các điểm
bay ra, bay vào vùng trời Việt Nam (thời gian được tính là hai mươi bốn (24) giờ trong
ngày và là giờ quốc tế UTC); mục đích của chuyến bay; giá trị thời gian thực hiện của
phép bay; việc chỉ định cơ quan điều hành bay (nếu cần thiết) và các quy định khác của
phép bay trong từng trường hợp cụ thể…
Hiệu lực của phép bay
Hiệu lực của phép bay chính là giới hạn về thời gian thực hiện của từng chuyến bay
được xác định theo nội dung phép bay đã cấp
2
. Căn cứ vào tính chất của các phép bay,
hiệu lực phép bay được xác định như sau:
1 Điều 112 Luật hàng không dân dụng Việt Nam
2 Điều 19 NĐ 94/2007/NĐ-CP
4
• Phép bay cho chuyến bay hạ cánh tại cảng hàng không, sân bay Việt Nam có
giá trị hiệu lực từ một (01) giờ trước giờ dự kiến ghi trong phép bay đến hai mươi
bốn (24) giờ sau giờ dự kiến hạ cánh ghi trong phép bay.
• Phép bay cho chuyến bay cất cánh tại các cảng hàng không, sân bay Việt Nam
có giá trị thực hiện trong phạm vi thời gian hai mươi bốn (24) giờ, kể từ giờ dự
kiến cất cánh ghi trong phép bay. Trong trường hợp có yêu cầu cất cánh sớm
không quá một (01) giờ so với giờ dự kiến cất cánh ghi trong phép bay, chuyến
bay chỉ được thực hiện sau khi có sự chấp thuận của cơ sở cung cấp dịch vụ không
lưu và Trung tâm quản lý điều hành bay của Quân chủng Phòng không - không
quân.
• Phép bay cho chuyến bay qua vùng trời Việt Nam có giá trị thực hiện trong
phạm vi thời gian từ một (01) giờ trước giờ dự kiến ghi trong phép bay đến bảy
mươi hai (72) giờ sau giờ dự kiến ghi trong phép bay.
Sửa đổi, hủy bỏ phép bay
Theo Điều 20 NĐ 94/2007/NĐ-CP, cơ quan cấp phép bay có thể huỷ bỏ phép bay vì
lý do sau đây:
• An ninh, quốc phòng;
• An toàn của chuyến bay;
• Trật tự và lợi ích công cộng;
• Bảo vệ lợi ích của Nhà nước;
• Theo quy định của các Điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam là thành viên;
• Người đề nghị cấp phép bay cung cấp thông tin không trung thực hoặc có
những hành vi lừa dối khác.
Trong trường hợp người đề nghị cấp phép bay muốn hủy chuyến bay đã được cấp
phép thì người đó phải thông báo cho cơ quan cấp phép bay trước thời hạn dự kiến thực
hiện chuyến bay.
Khi muốn thay đổi nội dung phép bay đã được cấp, người đề nghị cấp phép bay nộp
đơn đề nghị sửa đổi phép bay đến cơ quan cấp phép bay.
2. Thẩm quyền cấp phép bay
Thẩm quyền cấp, sửa đổi, huỷ bỏ phép bay được quy định tại Điều 81 Luật Hàng
không dân dụng Việt Nam và Điều 15 NĐ 94/2007/NĐ-CP, theo đó các cơ quan có thẩm
quyền bao gồm:
5
Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao có thẩm quyền cấp, sửa đổi, huỷ bỏ phép bay cho các
chuyến bay chuyên cơ nước ngoài chở khách mời của Đảng, Nhà nước và chuyến bay
làm nhiệm vụ hộ tống hoặc tiền trạm cho chuyến bay chuyên cơ đó thực hiện hoạt động
bay dân dụng tại Việt Nam.
Chuyến bay chuyên cơ là chuyến bay được sử dụng hoàn toàn riêng biệt hoặc kết
hợp vận chuyển thương mại và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận hoặc
thông báo theo quy định phục vụ chuyến bay chuyên cơ.
Cục Tác chiến Bộ quốc phòng có thẩm quyền cấp, sửa đổi, hủy bỏ phép bay cho
các chuyến bay của tàu bay quân sự của Việt Nam, nước ngoài thực hiện hoạt động bay
dân dụng tại Việt Nam và chuyến bay của tàu bay không người lái.
Cục Hàng không Việt Nam có thẩm quyền cấp phép bay cho chuyến bay thực hiện
hoạt động bay dân dụng tại Việt Nam, bao gồm chuyến bay của tàu bay Việt Nam và
nước ngoài nhằm mục đích dân dụng; chuyến bay chuyên cơ của Việt Nam, chuyến bay
hộ tống hoặc tiền trạm cho chuyến bay chuyên cơ đó; chuyến bay chuyên cơ của nước
ngoài không thuộc phạm vi do Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao cấp phép bay và chuyến bay
hộ tống hoặc tiền trạm cho chuyến bay chuyên cơ đó; chuyến bay của tàu bay công vụ
Việt Nam và nước ngoài không thuộc phạm vi do Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao và Cục
Tác chiến Bộ Quốc phòng cấp phép bay.
Cục Hàng không Việt Nam chỉ có thẩm quyền cấp, sửa đổi, hủy bỏ phép bay dưới
đây sau khi có ý kiến thống nhất của Cục Tác chiến Bộ Quốc phòng đối với chuyến bay
hạ cánh, cất cánh tại sân bay quân sự; chuyến bay vận chuyển quân nhân, vũ khí, dụng cụ
chiến tranh; chuyến bay thực hiện trong khu vực cấm bay, khu vực hạn chế bay và khu
vực nguy hiểm; chuyến bay bằng tàu bay trực thăng; chuyến bay thực hiện trong vùng
trời Việt Nam nhưng ngoài đường hàng không, ngoài khu vực bay phục vụ hoạt động
hàng không chung, ngoài vùng trời sân bay; chuyến bay của tàu bay công vụ nước ngoài;
chuyến bay quốc tế sử dụng đường hàng không nội địa; chuyến bay bằng khí cầu có
người lái; chuyến bay thực hiện hoạt động bay đặc biệt.
So với Luật Hàng không dân dụng Việt Nam, NĐ 94/2007/NĐ-CP có quy định một
số đối tượng khác có thẩm quyền cấp phép bay như:
Thủ tướng Chính phủ cho phép thực hiên cấp phép bay đối với chuyến bay chở
chất thải hạt nhân.
Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không lưu được Cục Hàng không Việt Nam ủy
quyền cấp phép bay vào ngày nghỉ, ngày lễ, ngoài giờ hành chính hoặc trong một số
trường hợp nhất định: chuyến bay chuyên chở thợ máy, động cơ, trang bị, thiết bị phục
6
vụ, sửa chữa tàu bay hỏng hóc hoặc vận chuyển hành khách, hành lý, hàng hoá, bưu
phẩm, bưu kiện của tàu bay bị hỏng hóc; chuyến bay tìm kiếm, cứu nạn, cấp cứu, y tế,
cứu hộ; chuyến bay nội địa chuyển sân; chuyến bay kiểm tra kỹ thuật; chuyến bay của tàu
bay công vụ Việt Nam.
Ngoài ra trong khi đang trực tiếp điều hành chuyến bay Kiểm soát viên không lưu
được quyền cấp hiệu lệnh phù hợp cho tàu bay để thực hiện hoạt động bay bảo đảm an
toàn bay.
3. Thủ tục cấp phép bay
Thủ tục cấp phép bay theo pháp luật Việt Nam được thực hiện qua các bước như
sau:
Đầu tiên, phải có đơn đề nghị cấp phép bay do người khai thác tàu bay, người vận
chuyển hoặc người được ủy quyền (gọi chung là người đề nghị cấp phép bay) gửi đến cơ
quan có thẩm quyền cấp phép bay trong thời hạn luật định. Mẫu đơn được quy định tại
Phụ lục Thông tư 62/2011/TT-BGTVT quy định về việc cấp phép bay cho các chuyến
bay thực hiện hoạt động bay dân dụng tại Việt Nam.
Đơn đề nghị cấp phép bay bao gồm các nội dung: tên, địa chỉ bưu điện, địa chỉ điện
tín của người khai thác tàu bay, người vận chuyển; kiểu loại tàu bay, số hiệu chuyến bay,
số hiệu đăng ký, quốc tịch tàu bay và trọng lượng cất cánh tối đa; hành trình bay hoặc
khu vực bay phục vụ hoạt động hàng không chung; đường hàng không; điểm bay vào,
bay ra vùng trời Việt Nam; ngày thực hiện chuyến bay; thời gian dự kiến cất cánh, hạ
cánh hoặc thời gian dự kiến bay qua điểm bay vào, bay ra vùng trời Việt Nam (thời gian
được tính là hai mươi bốn (24) giờ trong ngày và là giờ quốc tế UTC); mục đích của
chuyến bay; số lượng ghế và trọng tải cung ứng
3
. Riêng đối với chuyến bay hoạt động
hàng không chung, người đề nghị cấp phép bay phải nộp sơ đồ bay kèm theo đơn đề nghị
cấp phép bay.
Thời hạn nộp đơn đề nghị cấp phép bay được được chia thành hai trường hợp,
trường hợp có thời hạn và trường hợp không áp dụng thời hạn.
Đối với trường hợp có thời hạn, hạn nộp đơn được quy định tại Khoản 1, 2, 3, 4, 5
Điều 17 NĐ 94/2007/NĐ-CP như sau:
• Chậm nhất 30 ngày trước ngày dự kiến thực hiện chuyến bay đối với các chuyến bay
quốc tế thường lệ đến và đi từ lãnh thổ Việt Nam; chuyến bay quốc tế thường lệ qua vùng
trời Việt Nam; chuyến bay nội địa thường lệ.
3 Khoản 2 Điều 16 NĐ 94/2007/NĐ-CP
7
• Chậm nhất 10 ngày trước ngày dự kiến thực hiện chuyến bay đối với chuyến bay thử
nghiệm, biểu diễn, thao diễn; chuyến bay phục vụ nghiên cứu khoa học, kinh tế quốc dân,
hoạt động văn hóa, thể thao; chuyến bay của tàu bay quân sự nước ngoài thực hiện hoạt
động bay dân dụng tại Việt Nam.
• Chậm nhất 7 ngày trước ngày dự kiến thực hiện chuyến bay đối với chuyến bay chuyên
cơ nước ngoài chở khách mời của Đảng, Nhà nước và chuyến bay làm nhiệm vụ hộ tống
hoặc tiền trạm cho các chuyến bay chuyên cơ đó; chuyến bay chuyên cơ khác của nước
ngoài và các chuyến bay hộ tống hoặc tiền trạm cho chuyến bay chuyên cơ đó; chuyến
bay quốc tế thuê chuyến, tăng chuyến đến và đi từ Việt Nam;
• Chậm nhất 03 ngày làm việc trước ngày dự kiến thực hiện chuyến bay đối với chuyến
bay không thường lệ qua vùng trời Việt Nam hoặc hạ cánh kỹ thuật tại Việt Nam; chuyến
bay được thực hiện theo quyết định của Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền
của Việt Nam; chuyến bay được thực hiện theo hợp đồng thuê, mua, bán tàu bay; chuyến
bay chuyển sân bay quốc tế; chuyến bay phục vụ nhu cầu riêng của cơ quan, tổ chức, cá
nhân; chuyến bay vì mục đích nhân đạo;
• Chậm nhất 24 giờ trước giờ dự kiến thực hiện chuyến bay đối với chuyến bay nội địa
chuyển sân; chuyến bay kiểm tra kỹ thuật.
Đối với trường hợp sau, không áp dụng thời hạn nộp đơn đề nghị cấp phép bay
4
:
• Chuyến bay trong tình thế cấp thiết;
• Chuyến bay chuyên chở thợ máy, động cơ, trang bị, thiết bị phục vụ, sửa chữa tàu bay
hỏng hóc hoặc vận chuyển hành khách, hành lý, hàng hoá, bưu phẩm, bưu kiện của tàu
bay bị hỏng hóc;
• Chuyến bay tìm kiếm, cứu nạn, cấp cứu, y tế, cứu hộ;
• Chuyến bay của tàu bay công vụ Việt Nam.
Sau khi nhận đơn đề nghị cấp phép bay, cơ quan cấp phép bay có trách nhiệm xem
xét, thông báo phép bay cho người nộp đơn trong thời hạn luật định, cụ thể là: 15 ngày,
kể từ ngày nhận đơn đề nghị đối với các trường hợp thời hạn nộp đơn là chậm nhất 30
ngày trước ngày dự kiến thực hiện chuyến bay; 7 ngày, kể từ ngày nhận đơn đề nghị đối
với các trường hợp thời hạn nộp đơn là chậm nhất 10 ngày trước ngày dự kiến thực hiện
chuyến bay; 5 ngày, kể từ ngày nhận đơn đề nghị đối với các trường hợp thời hạn nộp
đơn là chậm nhất 7 ngày trước ngày dự kiến thực hiện chuyến bay; 2 ngày làm việc, kể từ
ngày nhận đơn đề nghị đối với các trường hợp thời hạn nộp đơn là chậm nhất 03 ngày
làm việc trước ngày dự kiến thực hiện chuyến bay; 12 giờ, kể từ thời điểm nhận đơn đề
nghị đối với trường hợp thời hạn nộp đơn là chậm nhất 24 giờ trước giờ dự kiến thực hiện
4 Khoản 6 Điều 17 NĐ 94/2007/NĐ-CP
8
chuyến bay. Đối với các trường hợp không áp dụng thời hạn nộp đơn, cơ quan cấp phép
bay có trách nhiệm trả lời ngay cho người nộp đơn
5
.
Trong trường hợp người đề nghị cấp phép bay nộp đơn không đúng thời hạn đã
phân tích ở trên, cơ quan cấp phép bay sẽ xem xét các yếu tố liên quan đến lý do gửi đơn
chậm, tính chất, sự cần thiết của chuyến bay và các vấn đề liên quan khác để quyết định
cấp hoặc từ chối cấp phép bay.
Sau khi xem xét đơn đề nghị, trong trường hợp đáp ứng các điều kiện luật định,
cơ quan có thẩm quyền sẽ ra quyết định cấp phép bay cho người đề nghị cấp phép bay
đồng thời gửi phép bay đến Trung tâm quản lý điều hành bay quốc gia
6
.
Cục Hàng không Việt Nam hướng dẫn, đánh giá việc tuân thủ các tiêu chuẩn về bảo
đảm an toàn hàng không, an ninh hàng không đối với hãng hàng không trước khi cấp
phép bay cho chuyến bay vận chuyển hàng không đến và đi từ Việt Nam, đồng thời thẩm
quyền, trình tự thủ tục cấp phép bay được thực hiện một cách chặt chẽ như vậy nhằm
đảm bảo an ninh hàng không luôn nằm trong sự kiểm soát của quốc gia và ngăn chặn đến
mức thấp nhất những rủi ro, những hành động can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng
không, đặc biệt là hoạt động của tội phạm khủng bố hàng không quốc tế.
5 Khoản 8 Điều 17 NĐ 94/2007/NĐ-CP
6 Điều 21 NĐ 94/2007/NĐ-CP
9