Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Thiết kế kinh doanh nhà hang docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (267.29 KB, 3 trang )




Thiết kế kinh doanh nhà
hang


Cách bài trí và thiết kế không gian là một trong những nhân tố chủ yếu làm
nên thành công của kinh doanh nhà hàng.

Thiết kế kinh doanh nhà hàng
Bạn sẽ cần quan tâm tới kích thước và khả năng sắp xếp của phòng ăn, không
gian bếp, kho lưu trữ và văn phòng.
Thông thường, các nhà hàng dành khoảng 40-60% diện tích cho không gian
ẩm thực, 30% cho bếp và khu vực phụ cận. Diện tích còn lại thuộc về kho và
văn phòng.
Khu vực ăn uống
Đây là nơi sẽ mang tới cho bạn nguồn thu chính cho công việc kinh doanh
nhà hàng. Vì vậy, điểm đầu tiên bạn cần lưu ý là không cắt giảm diện tích khi
thiết kế phòng ăn.
Ghé thăm các nhà hàng khác và tham khảo mẫu thiết kế của họ.
Quan sát các thực khách: Họ có phản ứng tích cực với phong cách thiết kế
của nhà hàng đó không? Không gian có thực sự thoải mái và khách hàng có
phải di chuyển chỗ ngồi khi đã bắt đầu bữa ăn? Ghi lại những điểm tốt và
những thiếu sót của nhà hàng đó.
Đối với một nhà hàng ăn tối nhỏ và khá bình dân, bạn cần khoảng 1,4m2 -
1,8m2 cho mỗi chỗ ngồi để đảm bảo tốt nhất sự thư giãn và thoải mái cho
thực khách cũng như chỗ đi lại cho nhân viên phục vụ.
Khu vực chế biến
Thông thường, khu vực chế biến của một nhà hàng không được thiết kế một
cách hiệu quả và ảnh hưởng tới không gian bếp cũng như chất lượng dịch vụ.


Nghĩ tới từng món ăn có trong menu nhà hàng khi bạn quyết định không gian
cho mỗi thành phần chế biến.
Bạn sẽ phải tính toán cả diện tích dành cho việc nhận hàng, lưu kho, chuẩn bị
thức ăn, nấu nướng, rửa bát, trang thiết bị của nhân viên và không thể không
kể đến một văn phòng nhỏ tiện cho việc quản lý hàng ngày của bạn.
Sắp xếp khu vực cung cấp thực phẩm sao cho rất gần vị trí của các đầu bếp.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần chú ý tới không gian dành cho 2 hay nhiều hơn 2
đầu bếp làm việc vào những giờ bận rộn nhất của nhà hàng.

×