Tải bản đầy đủ (.pdf) (48 trang)

Đề Tài: Phong cách lãnh đạo độc đoán của Tào Tháo doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (644.38 KB, 48 trang )

1








BÀI LUẬN

Đề Tài:


Phong cách lãnh đạo độc đoán
của Tào Tháo


















2

MỤC LỤC
[\
PHẦN MỞ ĐẦU
1. LỜI MỞ ĐẦU 2
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 4
1.TÍNH KHÍ 4
2.TÍNH CÁCH 6
3.NĂNG LỰC 8
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG 9
1. GIỚI THIỆU VỀ TÀO THÁO VÀ BỐI CẢNH TÁC ĐỘNG 9
1.1 Tiểu sử Tào Tháo 9
1.2 Bối cảnh tác động 22
2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÁC THUỘC TÍNH TÂM LÝ CỦA TÀO
THÁO 12
2.1. Những điểm nổi bật trong tính khí của Tào Tháo 13
2.2. Tào Tháo- Chân dung một nhân vật đa tính cách 15
2.3. Năng lực cá nhân của Tào Tháo 21
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP 34
1. MỤC TIÊU 34
2.BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ GIẢI PHÁP
2.1 Bài học kinh nghiệm
2.2 Giải pháp 34
3. ỨNG DỤNG TRONG THỰC TẾ 38
PHẦN KẾT LUẬN
1. KẾT LUẬN 40

2. ỨNG DỤNG ĐỀ TÀI 41
3. PHỤ LỤC 42
4. TÀI LIỆU THAM KHẢO 47

3

LỜI MỞ ĐẦU
rong một tổ chức, người lãnh đạo bao giờ cũng đóng một vai trò hết sức
quan trọng, một tổ chức không thể tồn tại nếu không có người lãnh đạo.Vậy
như thế nào để trở thành một nhà quản trị thành công? Có rất nhiếu yếu tố
tác động nhưng “tâm lý lãnh đạo” chính là nên tảng cho việc đạt được mục tiêu ấy.
Đây là một mảng nội dung rất thú vị củ
a “tâm lý nghệ thuật lãnh đạo” mà nhóm
chúng tôi muốn đi sâu tìm hiểu để có cái nhìn tổng quát hơn, sâu sắc hơn vế chân
dung của một nhà lãnh đạo.
Có rất nhiều nhà lãnh đạo nổi tiếng được cả thế giới ghi nhận, và có lẽ trong đó
nhiều nhất là Trung Hoa, một quốc gia nổi tiếng với bề dày lịch sử hào hùng. Nhắc
đến Trung Hoa, chúng ta không thể không nhắc đến Tào Tháo, một vị mãnh tướng
trong lịch sử, ngườ
i đã thống nhất bảy phần mười lãnh thổ Trung Quốc và đặt nền
móng cho nhà Hán thống nhất đất nước sau tnày. Thế nhưng, Tào Tháo lại là nhân
vật đã gây bao tranh cãi cho người đời xưa và nay khi một trường phái cho rằng ông
là một người mưu mô và xảo quyệt, không đáng tôn trọng, một trường phái khác phản
bác điều đó. Vậy đâu mới là Tào Tháo – một nhà lãnh đạo nổi tiếng của lịch sử? và
chúng ta học được gì từ vị tướng này?
Và đó chính là lý do mà nhóm quyết định chọn nhân vật này để làm sáng tỏ phần
nào đề tài về tâm lý của nhà lãnh đạo mà nhóm đang tiến hành nghiên cứu nhằm
mang đến một giá trị nào đó cho tất cả những ai đang trong quá trình phát triển mục
tiêu lãnh đạo của mình nói chung và các bạn đang nghiên cứu môn “tâm lý nghệ
thuật lãnh đạo” nói riêng.

Với sự nỗ lực hết sức, nhóm mong muốn đề tài này
được thực hiện một cách
hoàn thiện nhất và đạt được kết quả đánh giá tốt nhất. Tuy nhiên, những sai sót là
điều không thể tránh khỏi. Nhóm chúng tôi rất hân hạnh nhận được những góp ý của
thầy và các bạn để hoàn chỉnh đề tài hơn.
Xin chân thành cảm ơn và chúc sức khỏe
.


T
4

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Dựa trên những lý thuyết môn học “ Tâm lý và nghệ thuật lãnh đạo”, từ đề tài đã
chọn, nhóm tiến hành xác định mục tiêu nghiên cứu. Nhóm cũng đã thực hiện một
cuộc khảo sát nhỏ đối với các bạn cùng lớp để xác định tâm lý quản lý của các bạn,
nhằm tạo sự thuận tiện trong việc ứng dụng đề tài nghiên cứu.
Bên cạnh đó từ, khi nghiên cứ
u về Tào Tháo, nhóm sử dụng tài liệu từ nhiều
nguồn khác nhau sách, báo và internet. Trong đó, Tam Quốc Diễn Nghĩa của tác giả
La Quán Trung là tài liệu được nhóm sử dung nhiều, nhưng nhóm không nhìn Tào
Tháo theo cái nhìn của La Quán Trung mà chỉ dựa vào những sự kiện và đứng trên góc
độ khách quan của lịch sử để nhìn nhận sự việc.





















5

CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍNH KHÍ, TÍNH CÁCH VÀ
NĂNG LỰC
Các thuộc tính tâm lý là những hiện tượng tương đối ổn định, khó hình thành và
mất đi, tạo thành những nét riêng biệt của nhân cách cho phối các quá trình và trạng
thái tâm lý của người ấy.Thuộc tính tâm lý bao gồm ba phần chính, đó chính là khí
chất, tính cách và năng lực.
1.1 Tính khí
Tính khí là sự biểu hiện về mặt cường độ, tốc độ và nhịp độ cảu các hoạt động
tâm lý trong những hành vi cử chỉ cách nói năng của con người
Tính khí là thuộc tính tâm lý cá nhân,gắn liền với kiểu hoạt động thần kinh
tương đối bền vững của con người,là động lực của toàn bộ hoạt động tâm lý của con
người và được biểu hiện thông qua các hành vi, cử chỉ, hành động c
ủa họ hằng ngày.
Hoạt động tâm lý cá nhân biểu hiện ra bên ngoài rất khác nhau: có người hăng

hái, hoạt bát, có người ưu tư, lo lắng, có người trầm tính bình thản, có người lại vội
vàng nóng nảy…
Những biểu hiện như vậy chỉ rõ hoạt động tâm lý của con người mạnh hay yếu,
nhanh hay chậm, đồng đều hay bất thường. Đó chính là tính khí của con người (hay
còn gọi là khí chất của cá nhân).
Với cách hiểu này có th
ể nói tính khí của con người chủ yếu bị ảnh hưởng bởi
hệ thần kinh của con người và mang tính chất bẩm sinh. Căn cứ vào các hoạt động hệ
thần kinh của con người như: Cường độ hoạt động, trạng thái hệ thần kinh… Có thể
phân làm 4 loại tính khí cơ bản của con người như sau:
1.1.1 Tính khí linh hoạt.
Đây là loại tính khí tương ứng với kiêu thần kinh mạnh cân bằng linh hoạt củ
a
hưng phấn, ức chế, nên loại người này hoạt động mạnh mẽ, rất dễ thành lập phản xạ
có điều kiện. Họ nhận thức nhanh, nhớ nhanh, phản ứng nhanh. Xúc cảm dễ dàng xuất
hiện và bộc lộ, vui tính, lạc quan, tính tình cởi mở, vui vẻ dễ gần và dễ bắt chuyện,
liên hệ nhanh chóng với mọi người xung quanh.
Họ giao tiếp rông rãi, thân mật.Họ tham gia hă
ng hái mọi công việc, nhiệt tình
và tích cực trong công việc, dễ thích ứng với hoàn cảnh mới. Nhưng họ cũng có một
số nhược điểm như nhận thức nhanh mà chưa sâu, tình cảm dễ thay đổi, chan hòa với
6

mọi người xung quanh nhưng dễ hời hợt bề ngoài, hành động thường thiếu kiên trì
nhẫn nại. Hành động của họ dễ “phồng” cũng dễ “xẹp”.
1.1.2 Tính khí bình thản
Loại tính khí này tương ứng với kiểu thần kinh cân bằng không linh hoạt. Do
những thuộc tính thần kinh không linh hoạt nên loại người này khó thành lập phản xạ
có điều kiện, nhưng khi đã thành lập thì khó phá vỡ. Loại này có tâm lý bền vữ
ng sâu

sắc. Họ nhận thức hơi chậm.Tình cảm thường đáo.kìm hãm sự xúc cảm, bề ngoài
tưởng chừng như thiếu nhiệt tình, ít chan hòa với mọi người, thiếu cởi mở, dễ bị đánh
giá là khinh người. Họ thường bình tỉnh và chính chắn trong hoạt động, ít nói cười, ba
hoa, kiên trung thận trọng trong hành động. Năng lực kiềm chế và tự chủ cao, làm
việc đều đặn, có mức độ
và có phương pháp không tiêu phí sức vô ích.
Loại này có nhược điểm là chậm chạp, ít biểu lộ sự hăng hái, xung phong hay
do dự nên bỏ lỡ thời cơ,có độ ỳ cao thích nghi với môi trường chậm.
1.1.3 Tính khí nóng nảy
Loại tính khí này thường tương ứng với loại thần kinh mạnh và không cân
bằng. Tâm lý họ thường biểu hiện một cách mạnh mẽ. Ở họ nhận thức tương đối mạnh
nhưng không sâu s
ắc. Họ vội vàng hấp tấp, nóng vội khi đánh giá sự việc.
Đặc biệt họ dễ bị kích thích và khi bị kích thích thì thường phản ứng nhanh và
mạnh. Tình cảm của họ bộc lộ mãnh liệt, nhưng dễ thiếu tế nhị. Họ rất thẳng thắng,
trung thực quả quyết.
Trong công tác họ dũng cảm. Can đảm, hăng hái, sôi nổi.Họ thường là những
người thật lòng nói thẳ
ng.
Nhược điểm của họ là tính kiềm chế kém, dễ bị xúc động thất thường.Họ nóng
nảy, bộp chộp nên phung phí nhiều sức lực mà rất dễ bị kiệt sức.trong việc làm thì họ
tỏ ra quả quyết nhưng dễ đi đến chỗ liều mạng.Với loại người này nên cư xử tế nhị,
nhẹ nhàng tránh phê bình trực diện.
1.1.4 Tính khí ưu tư
.
Loại người này tương ứng kiểu thần kinh yếu nên loại người này ít hành động.
Họ thường có biểu hiện lo lắng, thiếu tự tin. Nhận thức của họ khá sâu sắc, tế nhị có
sự suy nghĩ sâu sắc, chin chắn, năng lực tưởng tượng dồi dào, lường trước được hậu
quả của hành động.
Tình cảm của họ bền vững và thắm thiết.cở

i mở với người xung quanh với thái
7

độ dịu hiền và rất dễ dàng thông cảm với mọi người. Hay tư lự nhưng trong những
hoàn cảnh bình thường, quen thuộc họ làm việc tốt và có trách nhiệm với những công
việc đã được phân công.
Nhược điểm chủ yếu của loại người này là thiếu tinh thần vươn lên, dám nghĩ,
dám làm. Những tác động bên ngoài đặc biệt là những tác đông mạnh dễ làm cho họ e
ngại. sợ s
ệt, họ kém khả năng làm quen với người xung quanh. Nhìn bề ngoài họ có vẻ
ủy mị, yếu đuối.
1.2 Tính cách
Là sự kết các thuộc tính tâm lý cơ bản và bền vững của con người mà những
thuộc tính ấy biểu thị thái độ của con người đối với hiện thực và biểu hiện trong hành
vi của con người. Mỗi một thuộc tính được gọi là một nét tính cách. Ở mỗi con người
có nhiều nét tính cách, có những tính cách tốt như chăm chỉ, khiêm tốn, dũng cảm,
trung thực và những đặc tính xấu như kiêu ng
ạo, hẹn nhát, dối trá…Một con người có
cả những nét tốt và những nét xấu. Tính cách còn là thái độ của con người đối với
người khác, là cư sử của con ngươi đối với xã hội, nó chính là bộ mặt đạo đức của con
người.
Tính cách được hình thành do ảnh hưởng của môi trường sống và giáo dục của
mỗi người. Nhưng tính cách cũng có một phần do bẩm sinh mà ra.
1.2.1 Biểu hiện
Cấu trúc c
ủa tính cách co hai mặt: mặt nội dung và mặt hình thức
Mặt nội dung là hệ thống thái độ của con người, bao gồm thái độ đối với xã hội
như ( lòng yêu nước, lòng nhân ái, sự tôn trọng con người, sự lịch sử, văn hóa…) thái
độ với lao động( chăm chỉ, lười biếng, tích cực, tinh thần trách nhiệm) và thái độ với
bản thân( sự khiêm tốn, sự kiêu ngạo, tính tự trọng…). Hệ thống thái độ c

ủa con
người là mặt bên trong, mặt quan trọng ta thường gọi là tư tưởng của con người.
Mặt hình thức của tính cách là sự biểu hiện ra bên ngoài của thái độ. Đây là hệ
thống hành vi, cử chỉ, cách nói năng…của con người, là sự cư sử của con người đối
với người khác.
Nội dung và hình thức của tính cách có quan hệ phức tạp, vai trò của con người
thể hiện ở hành vi ứng xử
của họ ví dụ như một người tôn trọng người khác ta có thể
dễ dàng nhận ra qua cách họ chào hỏi.Trong trường hợp này từ hành vi ta có thể suy
ra được thay độ, nói chung một thái độ tốt thường thể hiện ra được hành vi tốt.
8

Ta cần chú ý đến 4 kiểu người sau đây:
Kiểu Tên gọi Biểu hiện
Kiểu 1 Nội dung tốt hình
thức tốt
Là kiểu người toàn diện, có thái độ tốt, hành vi cử chỉ
cũng tốt, đối xử vơi mọi người tốt. Người có thể tin
tưởng được.
Kiểu 2 Nội dung xấu hình
thức xấu
Là kiểu người xấu toàn diện, con người có bản chất
xấu và hành vi cử chỉ cũng xấu. Trong hoạt động
quản ta cần có biện pháp cương quyết đối với loại
người này.
Kiểu 3 Nội dung xấu hình
thức tốt
Là kiểu người giả dối, thiếu trung thực, là con người
thủ đoạn nham hiểm “ Bề ngoài thơn thớt nói cười mà
trong nham hiểm giết người không dao”. Hiểu đời

nhưng độc ác, thường biết cách che đậy. Nhà quản trị
cần cảnh giác với loại người này.
Kiểu 4 Nội dung tốt hình
thức chưa tốt
Là loại người có bản chất tốt nhưng chưa từng trải
chưa được giáo dục, hướng dẫn. Có ý thức tốt với
mọi người và xã hội nhưng chưa biết cách biểu hiện
cái tốt của mình. Loại người này cần phải: “học ăn,
học nói, học gói, học mở”. Họ thường vụng về làm
ăn
kém hiệu quả nhưng nhiệt tình, tích cực…

1.2.2 Môi trường
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành tính cách: Nền văn hóa trong
đó con người lớn lên, những điều kiện sống ban đầu, các chuẩn mực trong gia đình
bạn bè, tầng lớp xã hội và các kinh nghiệm sống của con người. Rõ ràng môi trường
sống đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành tính cách.
Nền văn hóa trong đó con người lớn lên sẽ quy định cách suy nghĩ và hành
động của con ngườ
i. Ví dụ, người phương Tây rất quen với xã hội công nghiêp, cạnh
tranh độc lập trong khi đó người phương Đông lại là tính cộng đồng tinh thần hợp tác
và các giá trị gia đình
Môi trường sống của con người, điều kiện sống của họ, cách thức giáo dục của
cha mẹ và ảnh hưởng của những người xung quanh giải thích có lý do cho sự khác
9

biệt của các anh chị em ruột trong khi quan niệm di truyền không giải thích được.
Rõ ràng cả hai yếu tố di truyền và môi trường đều quan trọng trong việc hình
thành nên tính cách của con người: Di truyền tạo ra các yếu tố, nhưng toàn bộ các
tiềm năng của một người sẽ được xác định bởi khả năng mà con người điều chỉnh đối

với các nhu cầu và đòi hỏi của môi trường.
1.3 Năng lự
c
Là những thuộc tính tâm lý của cá nhân giúp cho việc con người lĩnh hội một
lĩnh vực kiến thức nào đó được dễ dàng và nếu họ tiến hành hoạt động trong lĩnh vực
đó thì sẽ có kết quả cao.
Năng lực là một tổng hợp nhiều phẩm chất như: vốn tri thức, khả năng tư duy
và hoạt đông trí tuệ, những kĩ xảo, nhưng đặc
điểm thuận lợi của cơ thể…và những
đặc điểm khác. Kinh nghiệm chỉ là những cái con người đã trải qua hoặc đã tích lũy
qua hoạt động.Nó là một trong những yếu tố tạo thành năng lực. Có trường hợp kinh
nghiệm không phải năng lực.
Năng lực được hình thành chủ yếu qua quá trình sống và rèn luyện của cá nhân,
trong hoạt động của cá nhân.
Có nhiều loại n
ăng lực như năng lực tái tạo, năng lực sáng tạo, năng lực chung
và năng lực riêng, năng lực nghiên cứu học tập. năng lực quản lý, tổ chức là năng lực
cần thiết, quan trọng đối với nhà lãnh đạo.
Khi đánh giá năng lực của con người cần chú ý đến những đặc điểm sau đây:
- Sự nhạy bén tinh tế khi nhận thức( phát hiệ
n vấn đề có nhanh chóng hay
không).
- Khả năng quan sát nhanh chóng và chính xác.
Khả năng tư duy và giải quyết vấn đề(có sâu sắc, linh hoạt, sáng tạo, độc đáo
không…)
- Trình độ nhận thức của con người( trình độ kiến thức, trình độ văn hóa xã hội,
trình độ kinh nghiệm sống, trình độ tư duy…)






10

CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG VỀ TÂM LÝ LÃNH ĐẠO CỦA TÀO THÁO
1. Tiểu sử Tào Tháo và bối cảnh tác động
1.1 Tóm tắt tiểu sử
Tào Tháo tự là Đức Mạnh (155-220) là một nhân vật
quan trọng trong Tam Quốc, là người đặt nên cơ sở cho thế
lực quân sự cát cứ ở miền Bắc Trung Quốc, lập nên chính
quyền nhà Ngụy.
Tào Tháo nguyên gốc là họ Hạ Hầu. Cha ông là Hạ
Hầu Tung, do làm con nuôi của một vị hoạn quan là Tào
Đằng, nên đổi họ lại thành Tào Tung.
Năm 20 tuổi, ông thi đỗ Hiếu Liêm, làm quan cai trị kinh thành Lạc Dương, đ
ã
nổi tiếng là người nghiêm túc. Chú của đại thần Kiển Thạc phạm tội vác dao đi đêm,
ông sai bắt vào phủ đánh roi thẳng thừng không vì nể.
Năm 184, cuộc khởi nghĩa Hoàng Cân do Trương Giác lãnh đạo bùng nổ. Tào
Tháo cùng các quân phiệt địa phương cùng các tướng trong triều đình đàn áp thành
công, nên được phong làm quan trong triều.
Khi Thứ sử Tây Lương là Đổng Trác khống chế triều đình, tự xưng là Thái sư,
Tào Tháo chủ trươ
ng hành thích Đổng Trác. Do việc không thành nên Tào Tháo đã bỏ
trốn và tham gia vào nhóm quân chư hầu do Viên Thiệu cầm đầu đánh Đổng Trác vào
năm 191.
Sau đó, Tào Tháo được Viện Thiệu cử làm Thứ sử Thanh Châu và thu nhận 2 vạn
quân Khăn vàng Thanh Châu đầu hàng. Từ đó, ông bắt đầu thực hiện ý định ly khai và
phát triển thành một quân phiệt cát cứ độc lập. Với tài năng quân sự và chính trị, biết

trọng dụng nhân tài, Tào Tháo lần lượt tiêu diệ
t các quân phiệt miền Bắc Trung Quốc
như Lữ Bố, Viên Thuật, Trương Tú
Đặc biệt, trong trận chiến Quan Độ, bằng sự khôn ngoan mưu lược, ông đã lật
ngược tình thế, chiến thắng được đội quân của Viên Thiệu vốn hùng mạnh hơn rất
nhiều, xoay chuyển cục diện, Tào Tháo chẳng những thừa hưởng được một số binh
lực hùng hậu của Viên Thiệu mà còn tạ
o thế lực thống nhất Hà Bắc.
Sau khi thống nhất Trung Nguyên, Tào Tháo kéo xuống phía nam. Tuy nhiên, do
11

chủ quan khinh địch và thiếu kinh nghiệm thủy chiến nên trong trận chiến Xích Bích,
đội quân Tào Tháo bị thất bại trước liên quân của 2 quân phiệt khác là Lưu Bị và Tôn
Quyền, đổ vỡ kế hoạch thống nhất Trung Quốc. Từ đó, Tào Tháo quyết định tập trung
xây dựng nền tảng chính trị ở phía Bắc và chờ đợi thời cơ.
Sau trận Xích Bích, về cơ bản thế đứng của ba họ Tào, Tôn và Lư
u khá vững, lực
lượng khá cân bằng nên Tào Tháo không còn thời cơ nam tiến thuận lợi để thống nhất
Trung Hoa nữa. Thế chân vạc hình thành.
Năm 211, Tào Tháo tiêu diệt thế lực họ Mã ở Tây Lương, thống nhất hoàn toàn
Trung Nguyên. Năm 215, quân Tào đánh chiếm Hán Trung của Trương Lỗ, nhưng
đến năm 219 lại bị quân Thục chiếm mất.
Với chiêu bài "Mượn tiếng thiên tử để ra lệnh cho chư hầu", Tào Tháo đưa Hán
Hi
ến đế để làm bình phong thực hiện các quyết định chính trị, quân sự. Táo Tháo đã
lập đô ở Hứa Xương, khống chế triều đình, tự xưng Thừa tướng (năm 208), thăng dần
đến tước Ngụy công rồi Nguỵ vương.
Năm 220, ông mất, thọ 66 tuổi. Người con cả kế vị là Tào Phi ép vua Hán Hiến
Đế nhường ngôi, lập ra nhà Nguỵ, đóng đô ở Lạc Dươ
ng. Đó là vua Nguỵ Văn đế.

Tào Tháo được truy tôn là Nguỵ Vũ Đế.

1.2 Bối cảnh tác động
Tâm lý con người phức tạp, được hình thành trên cơ sở sự tổng hòa các tác
động của hoàn cảnh khách quan vào các nhân tố chủ quan. Tâm lý Tào Tháo cũng
được hình thành dựa vào sự tổng hòa như trên. Ở đây có một số yếu tố, sự kiên tác
động tới tâm lý Tào Tháo rõ nét:
1.2.1 Yếu tố khách quan:
Tào Tháo xuất thân từ gia đình hoạn quan, là con của Tào Tung, Tào Tung là
con nuôi của Tào Đằng – một hoạn quan phục vụ nhiều đời vua, được phong tước h
ầu,
có thế lực rất lớn trong cung. Nhà vô cùng giàu có, đồng thời chú trọng giáo dục nho
giáo truyền thống. Tào Tháo con nhà giàu nên bạn bè thường rủ rê chơi bời quậy phá.
Khi trưởng thành Tào Tháo làm quan trong triều, như bao sĩ phu cùng thời, Tào Tháo
cũng bị ảnh hưởng bởi tư tưởng Nho giáo phò vua giúp nước. Nhưng sau đó lại nhận
ra sự thối nát cùng cực của triều đình nhà Hán bấy giờ quan lại phần nhiều là mua
chức mà nên chỉ lo v
ơ vét, còn những người có lòng với nước lại không đủ trí tuệ và
sức lực. Hoàn cảnh hiện thực thay đổi nên tư tưởng Tào Tháo cũng bị ảnh hưởng thay
12

đổi theo.
Trong thời gian làm quan tại triều đình, Tào Tháo được cử đi đánh dẹp bọn
giặc cướp Khăn Vàng. Điều kiện này khiến cho Tào Tháo có sự quan tâm nghiêm túc
đến nghệ thuật quân sự đặc biệt là binh pháp Tôn tử. Tào Tháo lập nhiều chiến công
nên được thăng dần lên các chức lớn làm việc trong triều đình, tiếp xúc với vô số mưu
kế chính trị nham hiểm. Chính thời gian làm quan này đã tạo điề
u kiện hình thành ở
Tào Tháo khả năng về quân sự, chính trị, kinh tế hơn người.
Sau khi hành thích Đổng Trác bất thành, Tào Tháo bị truy nã khắp nơi phải

ngày đêm lẫn trốn về quê nhà. Trên đường đi luôn bị lùng sục
1.2.2 Yếu tố chủ quan:
Từ nhỏ Tào Tháo đã thích chơi bời, chống lại suy nghĩ, nền nếp gia giáo chính
thống.
Tào Tháo sớm mang trong mình ý chí muốn làm đất nước được cường thịnh,
khôi ph
ục quốc gia. Bằng chứng là khi Đổng Trác dùng binh quyền khống chế triều
đình, ức hiếp nhà vua, Tào Tháo không màng an nguy lẫn suy tính cho bản thân, liều
mạng mang dao đi hành thích Đổng Trác.
Tâm trạng lo lắng bất an khi bị truy đuổi mà sinh ra nghi ngờ moi việc. Thêm
sự việc giết nhằm gia đình người bạn là Lã Bá Sa khiến tào Tháo trải qua biến đổi tâm
lý vô cùng lớn
.
Bảng phân tích các yếu tố chủ quan, khách quan và sự tác động
đến tính cách.
(trang tiếp theo)
13

STT Khách quan Chủ quan Tính cách hình thành
1 Hoàn cảnh kiềm kẹp của
gia đình, rất chú trọng
việc học nho giáo truyền
thống.
Thích chơi bời, ghét
khuôn khổ.
Đột phá, mưu mẹo, linh
hoạt để mà trốn học. Cho
nên mới có chuyện Tào
Tháo diễn kịch khiến
người chú bị mất uy tín

với Tào Tung.
2 Đang làm quan trong
triều đình nhà Hán + ảnh
hưởng của tư tưởng Nho
học phò vua đang nặng
nề.
Sau đó lại nhận ra sự đổ
nát của vương triều nhà
Hán.
Muốn phục hưng đất
nước, chấn chỉnh triều
đình. Đây là nguyện
vọng thật nên mới có
chuyện Tào Tháo,
không lo nguy hiểm
được mất, liều mạng
đem dao hành thích
Đổng Trác.
Hình thành tư tưở
ng chính
thống phò vua rồi chuyển
sang tư tưởng bá quyền tự
mình thống nhất đất nước.
Quá trình thay đổi này
khiến Tào Tháo mang
nhiều nét tính cách ở nhiều
nhóm tính cách, thuộc về
nhóm đa tính cách.
3 Sau khi hành thích Đổng
Trác bất thành, Tháo bị

truy nã, phải trốn về quê.
Trên đường trốn chạy
lúc nào cũng bị truy lùng
Mang theo lo lắng bên
mình. Tâm lý trải qua
biến đổi khi giết nhằm
gia đình Lã Bá Sa.
Đa nghi cực độ.
4 Được triều đình cử đi
đánh giặc Khăn Vàng
đang làm loạn. Sau đó
lại thăng chức làm quan
trong triều tiếp cận với
xảo kế chính trị.
Tào Tháo ham học hỏi.
Tào Tháo thường nói
rằng: “Sự học phải coi
trọng từ nhỏ, lớn lên đầu
óc kém, công việc
nhiều, học không tốt
nữa”
Năng lực về quân sự và
chính trị.

2. Phân tích thực trạng
Hàng nghìn năm nay, người đời vẫn có cái nhìn miệt thị đối với Tào Tháo.
Thật là oan cho ông quá, nhưng trên đời, ông là được người thanh minh. Cái thế
“được làm vua, thua làm giặc” khiến Tào Tháo nhiều khi tàn nhẫn. Thế nhưng, nếu
bụng dạ độc ác thì làm sao Tháo có thể thu phục được rất nhiều tướng giỏi như vậy?
Tính khí, tính cách và năng lực của ông chính là nguyên nhân giúp ông có được thành

14

công đó.
2.1 Những điểm nổi bật trong tính khí của Tào Tháo:
Tính khí con người chủ yếu bị ảnh hưởng bởi hệ thần kinh của con người và
mang tính bẩm sinh. Như phần cơ sở lý luận đã đề cập, với đặc điểm của từng loại khí
chất, ta thấy Tào Tháo thể hiện rõ nét ở tính khí linh hoạt đồng thời cũng mang một
phần tính khí nóng nảy.
2.1.1 Tính khí linh hoạt.
Đây chính là ưu điểm dễ thấy nhất tạo nên một “gian hùng” như Tào Tháo.
 Ngay từ nhỏ, Tháo đã chứng tỏ mình là kiểu người có tính khí linh hoạt
nổi trội. Điều đó được thể hiện qua câu chuyện đối đáp giữa Tháo và chú.
Thuở nhỏ Tháo thích chơi bời phóng túng, thích săn bắn, ít chịu học hành và tỏ
ra tinh ranh. Người chú ruột thấy Tào Tháo như vậy thường mách với Tào Tung về
các vi
ệc làm của cháu. Tào Tháo biết vậy nghĩ cách, một lần giả bị trúng gió ngã lăn
ra. Người chú chạy đi gọi Tào Tung, nhưng khi thấy cha đến thì Tào Tháo lại tươi tỉnh
như bình thường. Tào Tung hỏi nguyên do, Tào Tháo nói rằng: Vì chú không thích con
nên bày đặt điều xấu thôi
Do đó Tào Tung không tin lời người chú mách tội của Tào Tháo nữa
 Và ở những quyết sách trọng đại, Tào Tháo vẫn thể hiện ra là người có
tính khí linh hoạt. Tính khí này giúp ông thuận lợ
i khi hoạch định nhiều chiến
lược vĩ mô.
Truyện xưa cho rằng Tháo gian dối, xảo trá nhưng Tháo hơn người ở chỗ, biết
khi nào cần nói dối, khi nào cần nói thật. Tính khí đó đã khiến ông có những chiến
lược tấn công khiến kẻ thù bất ngờ, thụ động và trở tay không kịp. Ví dụ điển hình
như: lúc Tào Tháo vây đánh Từ Châu. Quân mã các nơi biết tin liên kéo quân đến
giúp Từ Châu chống Tào Tháo. L
ưu Bị viết thư xin giảng hòa dọa rằng nếu Tháo

không nghe thì sẽ phát động chiến tranh. Thực ra các nơi chư hầu chỉ hư trương thanh
thế chứ quân đến giúp thì không có bao nhiêu, nhưng ngày lúc ấy Tào Tháo nhận
được tin Lữ Bố đang thống lĩnh một đội quân lớn công kích căn cứ của mình. Tháo
thấy thế nguy bèn viết thư nói rằng nể mặt Lưu Bị nên mới chịu hòa đồng thời nhanh
chóng rút quân về căn cứ, sự việc này thể hiện Tào Tháo không bị cuốn theo mục tiêu
đã định trước, luôn tỉnh táo sẵn sàng thay đổi chiến lược một cách linh hoạt. Nếu tính
khí không nổi trội ở mảng linh hoạt, chắc chắn không có ai có thể chuyển hướng chiến
15

lược như thế này.
 Không những thế, Tào Tháo còn rất nhanh trí khi xử lý những tình
huống không lường trước.
Khi còn là thuộc hạ của Đổng Trác, vì Trác là người dối Vua lộng quyền nên ai
cũng muốn giết. Một hôm, Tào Tháo mang theo con dao quý để hành thích Đổng
Trác. Tháo và Trác nói chuyện trong phủ thừa tướng, vì Trác quá mập nên không ngồi
được lâu, khi Trác nằm quay lưng, Tháo rút dao định đâm thì Trác quay lại. Tháo liền
giả vờ đưa dao lên cao, cuối đầu xuống và nói là có vật quí muốn dâng
lên Trác. Trác
chưa biết tính sao thì Tháo đã tìm cớ cáo từ. Từ sự việc này ta thấy ở Tào Tháo có tính
linh hoạt ở những hành động nhỏ, những suy nghĩ, hành động cá nhân, biết tùy cơ ứng
biến.
Tháo luôn biết tự đặt mình trong mọi hoàn cảnh và đều có những cách giải
quyết rất hợp lý và hiệu quả.Tháo xử lý tình huống rất linh hoạt, ông biết khi nào nên
nhu, khi nào cương để có đạt được những lợi thế
nhất định. Điều đó thể hiện một đầu
óc biết tổ chức, một trí tuệ rất đáng ngưỡng mộ của một nhà lãnh đạo.
Tào Tháo lại biết lợi dụng những sự kiện xảy ra bất ngờ, linh hoạt biến thành
những điều kiện có lợi. Ta lại xem xét tiếp sự kiện tiêu biểu sau: Tào Tháo quay về
cứu căn cứ thì rơi vào th
ế giằng co với Lữ Bố ở Bộc Dương. Nhà họ Điền- một gia tộc

lớn ở Bộc Dương đưa thư trá hàng lừa quân Tào Tháo bị một trận hỏa công tan tác.
Tào Tháo vất vả lắm mới thoát được. Tháo lại tận dụng trận thua này mà kêu quân sĩ
đồn rằng Tào Tháo bị chết bảng. Lữ Bố nghe quân dò thấm báo lại liền đem quân
đánh trại quân Tào Tháo trong đêm nhưng không ngờ
bị Tào Tháo xua binh mai phục
ra đánh một trận tan tác.
 Tuy nhiên hành động nào cũng có 2 mặt ưu và khuyết. Cũng chính vì
quá linh hoạt, có những hoạch định bất ngờ nên ông bị đánh giá là mưu mẹo, thủ
đoạn. Đây là điểm mà đối thủ dễ lợi dụng để công kích, nói xấu, hạ thấp ông,
đánh vào đạo đức để chia rẽ đội quân của ông.
2.1.2 Ngoài tính khí linh hoạt thì Tháo còn thể hiện tính khí nóng.
Tào Tháo lúc đ
ang hùng mạnh thì muốn đón cha là Tào Tung về ở chung. Khi
Tào Tung đi ngang qua Từ Châu, thứ sử Từ Châu (người nắm quyền cao nhất ở Từ
Châu) phái thuộc tướng là Trương Khải hộ tống, Trương Khải lại tham vàng bèn giết
hết nhà Tào Tung, cướp vàng rồi bỏ trốn. Tháo tức giận đem quân đánh Từ Châu báo
16

thù cho cha, Tháo đã thẳng tay tàn sát dân thường, mấy vạn xác nguời chất đầy đồng,
máu chảy tràn sông. Rõ ràng dân thường không liên quan gì đến việc Tào Tung chết
nhưng vì đang mang thù hận trong lòng, Tào Tháo đã để tính khí nóng nảy lấn át, tạo
ra hành động có ảnh hưởng vô cùng xấu đến danh tiếng của mình. Hành động này có
thể khiến nhân tài xa lánh, đồng thời đối thủ lợi dụng lấy cớ để công kích.
Thiết nghĩ, với vai trò một nhà lãnh đạ
o, Tháo phải biết quản trị bản thân. Việc
để mất bình tĩnh, thiếu kiềm chế, tính khí nóng nảy lấn át bản thân khi đang cầm quân
vô tình tạo hình ảnh xấu của một nhà lãnh đạo đối với cấp dưới.
2.2. Tào Tháo- Chân dung một nhân vật đa tính cách:
Với những gì được thể hiện qua con người Tào Tháo, ta thấy ở ông nổi bật lên
chân dung một con người đa tính cách.

2.2.1. Nhóm tính cách tình cảm:
Ít ai biết, Tháo cũng là một ng
ười rất tình cảm. Ở ông hiện rõ những tính
cách thuộc nhóm tính cách tình cảm.
 Tính nhã nhặn và thành thật:
Tào Tháo vốn bị người đời chê cười bởi tính cách dối trá nhưng trong Tam
quốc chí đã chứng minh Tào Tháo nhiều khi rất thực thà, không hề giấu giếm ngay cả
chuyện riêng tư. Tào Tháo chỉ nói dối khi dùng binh (binh bất yếm trá).
Năm Tào Tháo ốm nặng, khi đó ông ta 66 tuổi – cái tuổi đã gần đất xa trời.
Ông ta viết “Di lệ
nh” (“Di lệnh” này chép trong Tam quốc toàn văn. Quyển 3. Ngụy
Võ đế). Một nhà chính trị quân sự kiệt xuất như Tào Tháo, mà trong “Di lệnh” không
hề có màu sắc chính trị, lời lẽ không đao to búa lớn như các chính khách thường làm.
Về công tội được mất của đời mình, Tào Tháo chi ghi mỗi câu: “Ta cầm quân nói
chung là được, ít sai lầm lớn”.
Tiếp theo, Tào Tháo dặn dò những việc rất đời thường, tỉ như “đám tì thiếp,
nàng hầu và đám con hát suố
t đời lao động vất vả, sau khi ta chết, cho họ ở lại đài
Đồng Tước, không được ngược đãi họ” .
Sau đó, Tào còn dặn “phân phát hương quí cho họ, để tránh lãng phí”, dạy họ
đan giày cỏ để kiếm thêm ít tiền Đó chính là những tâm sự thật lòng của Tào Tháo –
một tính cách rất đáng quý của một nhà lãnh đạo.
 Ông thường quan tâm đến vấn đề tình cảm, quan hệ người với người
Tháo tuy giao chi
ến nhưng vẫn không quên dân, vẫn tỏ rõ uy đức quân vương.
17

Sau khi giải phóng Bạch Mã, Tào Tháo sợ Viên Thiệu trút giận lên đầu dân
chúng, nên dẫn họ men theo sông Hoàng đi về phía tây. Xưa nay ta chỉ biết chuyện
Lưu Bị khi rút lui đem theo dân Kinh, Tương, không biết Tào Tháo cũng từng như

thế.
Trong một lần đánh chiếm thành trì, do không đủ lương thực nên ông đã sai
người cấp phát lương thực làm cái đấu đong gạo nhỏ lại để đong ít số gạo kéo dài thời
gian, sau đó ông đổ t
ội cho viên quan trông coi việc cấp phát rồi bêu đầu để trấn an
lòng quân. Đây là việc làm thâm độc để cầm cự với quân địch. Nhưng hãy quan tâm ở
sự việc sau này, vì việc làm trên Tào Tháo đã trả công cho sự hy sinh oan uổng của
viên quan ngày đó bằng cách nhận phụng dưỡng suốt đời cả gia đình anh ta. Đáng lý
Tào Tháo không nên chu cấp cho gia đình này để đảm bảo màn kịch gian trá được
trọn vẹn. Nhưng thật sự Tháo đã không làm v
ậy. Cho nên việc làm này đã cho thấy
Tháo cũng đáng được xếp vào nhóm người có tính cách tình cảm.
Với những kẻ phản bội bạn bè, Tào Tháo cũng rất coi trọng tình xưa nghĩa cũ.
Trần Cung một thời là bạn của Tào Tháo trong một hoàn cảnh đặc biệt. Tào Tháo
được bổ nhiệm Cổn Châu Mục là do công lao của Trần Cung.
Về sau, Trần Cung giúp Lã Bố chống lại Tào Tháo, khi bị bắt, Trần Cung dứt
khoát không chịu
đầu hàng.
Tào Tháo ra lời thuyết phục hai ba lần, Trần Cung vẫn không chịu hàng. Tháo
đành rớt nước mắt hạ lệnh chém, cho người hậu táng, đưa mẹ của Trần Cung về Hứa
Đô chu cấp cẩn thận.
 Đôi lúc Tháo cũng dễ xúc động
Từ bao đời nay, Tháo đã mang tiếng là một người nham hiểm, độc ác nhưng ít
ai biết rằng Tào Tháo cũng khóc. Khóc chiến hữu chết trận, khóc khi bạn chết, ng
ười
thân chết. Nhưng Tháo không bao giờ khóc khi làm sai, khi thua trận, bị người khác sỉ
vả. Trái lại, ông ta cười. Đó là chỗ khác đời của ông ta.
Bài “Cảo lý hành” của ông ta nhắc lại chuyện liên quân chia rẽ, miêu tả cảnh
sống cơ cực của dân trong chiến tranh, xác chết đầy đồng, ngàn dặm không tiếng gà,
trông thấy mà trong lòng đau xót.

Trong trận đánh Trương Tú, Tào Tháo vì mê sắc đẹp người thiếm trẻ của
Trương Tú mà bị phục kích.
Ở đây có thể nói vui, Tháo bị rung động trước cái đẹp.
Mãnh tướng của Tào Tháo là Điển Vi ở lại cản đường cho Tháo chạy mà bị giết, cháu
18

của Tháo là Tào An Dân chạy không kịp bị chém nát thây. Ngựa Tháo bị trúng tên
chạy không được, con trưởng Tào Tháo là Tào Ngang (người được Tháo cố công bồi
dưỡng làm người kế thừa) nhường ngựa cho cha mà bị địch đuổi kịp, giết chết. Mấy
năm sau, khi lại cất quân đánh Trương Tú, đi ngang qua Nam Dương, bỗng đang ngồi
trên lưng ngựa mà khóc hu hu, rồi lại sai quân bày cỗ to tế quân tướng ngày nào vì
Tháo mà bỏ mình. Sự việc này cho thấ
y trong Tào Tháo có phần cá tính thiên về
nhóm tính cách tình cảm, cho nên mới xúc động mà khóc trên lưng ngựa như thế.
2.2.2 Nhóm tính cách xã hội:
 Tào Tháo lại là người có tính hài hước.
Trong điếu văn Tháo đích thân viết để khóc Kiều lão- tức Thái thú Kiều
Huyền, bạn vong niên của Tào Tháo, có một đoạn vui như sau: “Khi sinh thời Kiều
công có giao ước với tôi rằng nếu sau này đi ngang mộ lão mà không cúng một con
gà, một đấu rượu thì đi không quá mộ ba bước sẽ bị
đau bụng, xin đừng có trách”.
Với bạn bè, Tháo luôn có những cử chỉ làm ta ngạc nhiên và thích thú. Không
ngờ trong điếu văn mà lại có những câu dân dã đến vậy, không màu mè quan cách,
tình cảm rất chân thực.
Tuy hài hước nhưng Tào Mạnh Đức vẫn thể hiện được cái uy của một nhà cầm
quân. Tam quốc diễn nghĩa thường không dẫn khía cạnh hài hước của Tào Tháo. Thật
ra, Tào Tháo rất thích đùa. Ra trận mà ông ta vẫn đùa được. N
ăm Kiến An thứ mười
sáu, Tào Tháo đem quân đánh Mã Siêu, Hàn Toại phía tây. Quân lính Hàn Toại nghe
tin Tào Tháo đích thân ra trận liền tranh nhau xem mặt. Thấy vậy, Tào Tháo lớn tiếng

bảo: “Các người muốn xem mặt Tào Tháo hả? Bảo cho các người biết, Tào Tháo cũng
là người như các ngươi, không ba đầu sáu tay gì, chỉ mỗi trí tuệ nhiều hơn mà thôi!”
 Khoan dung cũng là một tính cách xã hội đáng quý ở Tháo
Với thuộc cấp hay những kẻ đã phản bộ
i mình, ông không chấp nhặt và sẵn sàng bỏ
qua.
Lần trước ở Bộc Dương, nhà họ Điền đã lừa Tào Tháo bị một trận hỏa công
suýt chết. Một năm sau đó, nhà họ Điền lại phản bội Lữ Bố mà dâng Bộc Dương cho
Tào Tháo. Tháo vào thành không truy cứu chuyện cũ với họ Điền. Lại một lần khác,
khi Tào Tháo đánh tan đạo quân viễn chinh của Viên Thiệu. Thiệ
u bỏ chạy bỏ rơi lại
hòm công văn, quân Tào nhặt được đem về cho Tháo đề nghị mở ra tìm thư tín của
những kẻ phản bội đã gởi cho Viên Thiệu để trừng trị. Nhưng Tào Tháo ra lệnh đốt
19

rương ngay tại chổ và nói rằng: “ lúc trước thế ta yếu hơn Viên Thiệu bản thân còn
chưa giữ nổi mình huống chi kẻ khác”. Sự việc này cho thấy Tào Tháo có tính khoan
dung, không quen để bụng chuyện cũ. Điều đó khiến bộ hạ tin phục và hết lòng cống
hiến. Dễ dàng chiêu hàng các tướng địch, tiết kiệm được xương máu của binh sĩ.
Chính việc này khiến cho Tào Tháo giành được nhiều thắng lợi quyết
định như: đánh
bại quân Viên Thiệu ở Quan Độ nhờ thu phục được mưu sĩ Hứa Du của Viên Thiệu;
giết Lữ Bố ở Hạ Bì nhờ việc làm phản của ba thuộc tướng của Lữ Bố là Ngụy Tục,
Tống Hiến, Hầu Thành.
Trong đời sống, không có ai chưa từng mắc phải những lỗi lầm, những lỗi lầm
đó cho dù là lớn hoặ
c nhỏ đều có thể làm rạn nứt các mối quan hệ. Do đó, con người
cần phải có sự tha thứ cho nhau, khoan dung sẽ giúp dung hòa các mâu thuẫn để
hướng đến các mối quan hệ tốt đẹp hơn. Đối với nhà lãnh đạo, sự khoan dung sẽ giúp
họ nhận được sự cảm phục, trung thành và sự cống hiến từ cấp dưới của mình.

Cũng chính nhờ sự khoan dung mà Tháo thoát chết như chuyện Quan Công tha
cho Tào Tháo ở
Hoa Dung đạo khi nhớ ơn cũ của Tháo.
Tuy nhiên tính cách này cũng để lại cho Tào Tháo nhiều mối họa sau này như
việc Tào Tháo không giết Lưu Bị khi Lưu Bị đang là thuộc tướng trong quân của Tào
Tháo, mặc dù lúc đó các mưu sĩ của Tháo đều khuyên nên giết nhưng Tào Tháo không
làm. Kết quả sau này Lưu Bị chiếm cứ một vùng lớn tạo nên thế chân vạc cản trở giấc
mơ thống nhất Trung Hoa củ
a Tào Tháo.
 Tháo là một người đầy tinh thần trách nhiệm
Tính cách này không chỉ thể hiện việc ông nhận trách nhiệm nuôi hết gia đình
người cai quản kho lương thực mà còn thể hiện trong nhiều tình huống khác.
Ngay từ khi mới ra làm quan, Tào Tháo nổi bật tính thanh liêm và luôn tôn
trọng luật pháp với phương châm "luật pháp bất vị thân" nên rất được dân nể sợ. Là
người hết sức coi trọng tài năng, bất kể "quý - tiện", Tào Tháo tỏ ra có quan đi
ểm tiến
bộ nhất trong đám quan lại hồi đó.
Trong một lần hành quân ngang qua ruộng lúa của dân, Tháo phát quân lệnh
nếu ai dẫm lúa của dân thì chém. Chợt có bấy chim lúa ào ra làm con ngựa Tháo giật
mình, dẫm nát một vùng lúa. Tháo rút gươm ra định tự sát, các tướng xúm lại can
ngăn, Tháo vẫn không nghe đến khi Trình Dục viện dẫn sự việc thời Xuân Thu ra thì
Tháo mới chịu, rồi cắt tóc mình thay thế. Tuy có nhiều góc độ để xem xét sự việc này,
20

có thể nói việc cắt tóc này là một xảo kế chính trị, nhưng dù sao Tào Tháo cũng rất
thẳng thắn, rất thật lòng ở chỗ không đổ lỗi cho con ngựa và các sự việc khách quan
mà tự nhận trách nhiệm về mình.
Tinh thần này còn được thể hiện ở việc ông viết “Di lệnh”, ông nhận thấy rõ vì
đất nước chưa yên nên phải tiếp tục cầm quân.
Với thuộc cấp, ông luôn quy chiến tích cho họ và nhận trách nhi

ệm về mình.
 Thẳng thắn, thích bàn về cứu cánh cuộc đời, chất lượng cuộc sống.
Dù La Quán Trung có mô tả Tào Tháo như một kẻ ác độc, một mẫu nhân vật có
thể khiến người đời phải khiếp đảm khi nghĩ đến ông ta, song điều nghịch lý lại ở chỗ
La Quán Trung vẫn cứ phải dùng những lời lẽ tốt đẹp nhất để nói về Tào Tháo, kể cả

việc viết nên rất nhiều chi tiết xúc động lòng người để mô tả tài năng xuất chúng và cả
lối hành xử rất quân tử của con người ấy.
Tính Tào Tháo lại thẳng thắn, nghĩ thường nói thực lòng cho dù là việc ở
phương diện chính trị. Tính cách đó rất đã thể hiện phong cách cương trực trước ba
quân của Tào Tháo.
Tháo luôn là người tỏ rõ lập trường của mình. Tháo không nói nhiều, nhưng ý
nghĩ
a cực kỳ sâu sắc. Ông ta tuyên bố dứt khoát lập trường của ông ta: Chủ trương
thống nhất, phản đối chia cắt, vì chia cắt sẽ dẫn đến chiến tranh, mà chiến tranh thì
nhân dân đau khổ. Qua đó càng thể hiện những điều ông trăn trở khi nước nhà loạn
lạc, những điều ông lo lắng cho đời sống nhân dân.
Với Tào Tháo, trong thực có dối, trong dối có thực. Ông biết khi nào nên nói
thật, khi nào nên dố
i. Tào Tháo rất thông minh ở chỗ, trong khi thiên hạ đều nói dối,
thì vũ khí tốt nhất là nói thật. Lời nói thật bao giờ cũng có sức mạnh vạch trần những
gì giả dối, khiến bọn gian dối không thể tiếp tục dối trá. Vậy nên thêm một khía cạnh
nữa trong tính cách Tào Tháo: Ông ta nói trơn tuột những điều mà về sách lược cần
phải nói dối. Do đó trong thực có dối, trong dối có thực, ngay cả
những điều nửa thực
nửa dối, ông ta cũng phát biểu một cách tự nhiên, đàng hoàng. Đó là Tào Tháo, là chỗ
khác người của ông ta.
Vì sao nói Tào Tháo thẳng thắn? Vì ông công khai bộc lộ quan điểm, tham
vọng của mình. Chân thực nhất phải kể “Nhượng huyện tự minh bản chí lệnh”, còn
gọi là Thuật chí lệnh do Tào Thào ban bố. Xét về ý nghĩa, “lệnh” này có giá trị như

một “cương lĩnh chính trị”. Vậy mà nó
được viết bằng bạch thoại - một thứ ngôn ngữ
21

bình dân và rất thực.
Mở đầu bài văn, Tào Tháo viết đại ý rằng: “Ta vốn không có mưu đồ to lớn gì,
vì ta biết mình xuất thân không tốt, không thuộc loại con dòng cháu giống, sợ người
đời coi thường. Vì vậy, ta chỉ muốn làm một viên quận thú, giữ gìn chính giáo, tạo lập
đôi chút uy tín, để người đời biết đến mình.
Sau vì đất nước loạn lạc, ta thấy làm trai phải xả thân vì nước, phải kiến công
lập nghiệp, nên t
ự đảm đương nhiệm vụ cầm quân đánh giặc. Lúc này yêu cầu của ta
không cao, chỉ mong được làm Chinh tây tướng quân, sau khi chết, trên mộ được khắc
dòng chữ “Hán Chinh tây tướng quân Tào hầu chi mộ”, là thỏa nguyện lắm rồi.
Giờ đây tham vọng của ta đã lớn hơn. Ta muốn trở thành Tề Hoàn công, Tấn
Văn công. Vì rằng hiện thời thiên hạ đại loạn, chư hầu cát cứ. Ta chỉ muốn xư
ng Bá,
không muốn xưng Đế”.
Ông công báo Từ bỏ trang ấp, không từ bỏ binh quyền vì “ đất nước chưa yên
thì chức vị này không thể nhường; còn như trang ấp thì có thể từ bỏ. Ta không thể vì
hư danh mà quên cái hại nhỡn tiền! ”
Thiết thấy không còn gì minh bạch hơn. Những ý kiến Tào Tháo đưa ra cho
thấy ông rất bản lĩnh, rất thẳng thắn. Một nhà lãnh đạo mà có tính cách ấy sẽ gặt hái
được nhiều thành công. N
ếu nói Tào Tháo là gian hùng, thì đó là phong độ hơn người
của kẻ gian hùng.
 Tuy nhiên, đặc điểm nổi bật trong tính cách của Tào Tháo là tính đa nghi.
Đây chính là khuyết điểm lớn nhất trong con người ông.
Ông có quan niệm: "Thà giết lầm còn hơn tha lầm", "Ta thà phụ thiên hạ chứ
không để thiên hạ phụ ta".

Sau âm mưu giết Đổng Trác không thành, Tào Tháo chạy trốn khỏi Lạc
Dương. Khi chạy đến Thành Cao phía bắc Trịnh Châu, Tào Tháo ghé vào nhà người
quen là Lã Bá Sa. Ngườ
i nhà Lã Bá Sa mài dao mổ lợn nhưng Tào Tháo nghĩ là giết
mình nên giết cả nhà Lã Bá Sa.
Vì đa nghi mà Tháo không để cho Hoa Đà chữa bệnh dẫn đến bệnh nặng mà
chết. Cũng vì Tháo đa nghi mà Chu Du có thể thực hiện kế ly gián khiến Tào Tháo
mất đi hai tướng thông thạo thủy chiến trong trận Xích Bích.
Giữa lãnh đạo và nhân viên rất dễ nảy sinh sự hiểu lầm nhau, tạo nên khoảng
cách. Do đó, ở nhà lãnh đạo cần một cách xử
lý khéo léo của mình, tỏ rõ việc dùng
22

người không nghi ngờ, khiến cho người cảm thấy mình bị nghi ngờ không còn lo lắng
nữa, từ đó sẽ càng trung thành với mình, hết lòng với mình.
 Người đời gán cho Tào Tháo mười hai tính cách: Đàng hoàng, thâm
trầm, cởi mở, hào sảng, thanh tao, hấp dẫn, nhậy bén, phục thiện, gian dối, xảo trá,
lạnh lùng, tàn nhẫn.
Ông ta vừa gian trá vừa thành thực, “gian trá” và “thành thực” thống nhất trong
“hùng”, cái “thiện” và cái “ác” của ông ta cũng thống nhất trong “hùng”.
Tháo “ác” không phải là do bả
n chất của ông mà do “Môi trường hình thành
tính cách”. Cái xã hội phong kiến và sự tranh giành quyền lực khiến ông phải như vậy.
Vì ông ta “ác” nhưng ông tài nên người ta không gọi ông là “anh hùng”, mà gọi là
“gian hùng”. Cách dùng từ của tác giả cũng như người đời rất hay. Chỉ hai từ đó thôi
cũng đã bộc lộ được hình ảnh con người đa tính cách nhưng đầy tài năng trong Tào
Tháo.
2.3. Năng lực cá nhân:
Với những gì đã làm được, Tào Tháo được xem là một chính tr
ị gia lỗi lạc, một

nhà lãnh đạo giỏi, nhà quân sự có tài. Ông là người luôn hoạt động, dám nói dám làm.
Nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc Mao Trạch Đông khâm phục Tào Tháo
nhất trong các đế vương Trung Quốc và gọi ông là "vua của các vua".
2.3.1 Tháo là một nhà chính trị đại tài.
Khách quan nhìn nhận, Tào Tháo là một chính trị gia có tài. Kể từ khi là người
đầu tiên thành lập nghĩa binh đến khi thực thi chính sách đồn điền, Tào Tháo từ một
tướng trẻ trở thành nhà chính trị t
ừng trải, hoạch định kế sách đâu ra đấy.
Thành công chính trị lớn nhất của Tào Tháo chính là thực hiện chiêu bài “bắt
thiên tử sai khiến chiêu hầu”. Trong bối cảnh các chiêu hầu đóng quân cát cứ khắp nơi
chính quyền trung ương không còn sức mạnh thực của nó nữa. Vua ở trung ương bị
hai tướng Lý Thôi, Quách Dĩ cậy thế nắm binh quyền ức hiếp, bèn viết mật chiếu mời
Tào Tháo về giúp Vua. Tào Tháo nhận
được chiếu mời các tướng sĩ lại bàn bạc về
việc có nên thực hiện chiêu bài: “bắt thiên tử sai khiến chiêu hầu” hay không? Hầu hết
đều cho rằng làm như vậy sẽ là trung tâm chú ý, hứng chịu sự công kích của các chiêu
hầu, khó bảo toàn lực lượng. Nhưng Tào Tháo nhận thấy Vua là công cụ tốt nhất để
tập hợp, mở rộng lực lượng, là đại diện chính đáng nhất để thống nh
ất Trung Hoa. Vì
thế tuy chỉ có một mình mưu sĩ Tuân Úc có cùng ý kiến nhưng Tào Tháo vẫn thực
23

hiện ý đồ của mình. Chính vì thành công của chiêu bài này đã giúp Tào Tháo tập hợp
được một lực lượng lớn mạnh chiếm cứ hơn hai phần ba Trung Hoa.
Tài năng về phương diện chính trị của Tào Tháo còn bộc lộ ở việc Tháo nhìn
ra kẽ hở trong liên minh Tôn Quyền – Lưu Bị để liên minh với Tôn Quyền, giết mãnh
tướng của Lưu Bị là Quan Vũ, cứu nguy cho Tương Dương, Phàn Thành, đồng thời bẻ
gãy liên minh Tôn – Lưu.
Nhờ có tính khí và tính cách như đã phân tích ở trên, Tháo có những kỹ xảo,
những chiến thuật, những cách tạo hình tượng chính trị của mình với thủ cấp mà

không phải ai cũng làm được.
 Dùng tóc thay thủ cấp.
Tháo nói là làm. Điển hình như việc con ngựa dậm chân xuống ruộng. Việc
ông định rút gươm tự sát là nhằm tạo hình tượng một nhà cầm quân “dám nói, dám
làm” để làm gương và củng cố tinh thần thủ c
ấp.
 Mượn thủ cấp để mua lòng quân.
Việc chém đầu thủ kho rồi nhận nuôi dưỡng gia đình đó cũng là một trong
những kỹ xảo chính trị của Tào Tháo.
 Không nhắc lỗi lầm của thủ hạ.
Như đã thấy trong phần phân tích tính cách Tào Tháo, sự độ lượng của Tào
Tháo khiến những người cấp dưới vô cùng khâm phục, những người từng manh tâm
phản ông cũ
ng hết sức cảm kích. Về điểm này, nhiều chính trị gia đương thời và sau
ông chưa thể so sánh được.
 Tháo tỏ ra là người biết chọn điểm dừng thích hợp.
Năm 216, Tào Tháo gần như lùi hẳn về Bắc củng cố thế lực rồi dâng biểu ép
vua phải phong mình là Ngụy Vương để có đủ uy quyền mà trấn áp quân Đông Ngô.
Có tướng hỏi sao ông "không lập quốc và xưng đế
"? Tào Tháo chỉ nói: "Cô đã trải
qua bao năm chiến chinh hy vọng giữ vững giang sơn bờ cõi nhà Hán. Nay được làm
đến chức Ngụy Vương, Cô đã mãn nguyện lắm rồi, nếu có thì Cô chỉ mong được như
Chu Văn Vương ngày xưa thôi chứ nào ham gì chức vị đế vương?".
Việc Tào Tháo so mình với Tây Bá Hầu Cơ Xương đời nhà Chu vì ông không muốn
mang tiếng soán ngôi nhà Hán, nhưng đã sắp đặt cho con cháu mình sẽ là người kế tục
sự nghiệp đế vương sau này.
 Trong hoạt động chính trị, Tào Tháo đã vận dụng khá nhiều tư tưởng
24

Pháp gia, đề cao tài trí, coi trọng năng lực.

Chính việc đề cao tài trí, năng lực nên Tháo thiếu quan tâm về mặt phẩm chất,
đạo đức.
Đánh giá về tài năng chính trị của Tào Tháo, nhà nghiên cứu Tào Hồng Toại
viết: “Tào Tháo là nhà chính trị kiệt xuất thời phong kiến, xứng đáng được gọi bằng
hai chữ "anh hùng", mà tính cách nhiều mặt thể hiện ra bằng sự tàn nhẫn thiếu tính
nhân ái, đó chính là sự bổ sung hiệu quả cho thu
ộc tính gian hùng của ông."
2.3.2 Năng lực quân sự:
Tào Tháo đã vận dụng linh hoạt các phép tắc quân sự của Trung Hoa cổ đại.
Trong thời gian 25 năm (196-220), Tào Tháo đã bình định hết các lộ chư hầu
phương bắc, xây dựng chính quyền Tào Ngụy. Bên cạnh đó, ông còn có một trí tuệ
tinh thông, những mưu mẹo đáng nể và những quyết định vô cùng sáng suốt.
Nếu mở "Hư thực thiên", chúng ta sẽ đọc đượ
c “chiến thuật quân sự” của Tháo: "Đi
ngàn dặm không mỏi mệt, là khi đi giữa chốn không người" (Tào Tháo chú vào đoạn
này rằng: xuất binh nơi trống vắng, tránh chỗ phòng thủ, đánh vào chỗ không ngờ) .
Đối với tài quân sự của ông, Mao Tôn Cương, nhà phê bình tác phẩm Tam Quốc Diễn
Nghĩa, dù có thành kiến không tốt với Tào Tháo cũng thừa nhận rằng:
"Việc binh của Tôn Quyền do Đại đô đốc quyết đoán. Vi
ệc quân của Lưu Huyền
Đức do quân sư quyết đoán. Chỉ có Tào Tháo là tự tay nắm quyền hành quân, một
mình quyết đoán. Tuy rằng có các mưu sĩ giúp mưu, nhưng phần quyết định cuối cùng
bao giờ cũng do Tháo. Tháo rỏ ra xuất sắc hơn hẳn bề tôi. Thế thì Lưu Bị, Tôn Quyền
không thể ví được với Tháo vậy. Cứ xem mỗi lần Tháo dự định mật kế, ban đầu các
tướ
ng đều không hiểu, sau khi thành công, các tướng mới thán phục. Đường Thái
Tông có đề trên mộ Tháo rằng: "Nhất tướng chi trí hữu dư. Lương nhiên! Lương
nhiên" Khen như thế thật đúng".
Ông sáng suốt đã đành, nhưng cũng là người duy nhất ở Tam Quốc không bao
giờ kết thúc trận đánh ngay sau khi còn có thể, dù chỉ là một hy vọng nhỏ, để chuyển

bại thành thắng. Xem Tam Quốc, chỉ thấy mỗi Tào Tháo, trong tên đạn bời bờ
i ở sông
Vị, lửa thiêu thành Bộc Dương hay giữa lúc mất áo, trụi râu vẫn đủ sức chuyển bại
thành thắng ngay trong khoảnh khắc bằng những quyết đoán sáng suốt. Vì thế, câu nói
"Không ngờ lại mắc mưu Tào Tháo" chẳng phải của riêng một ai ở Tam Quốc.
Tào Mạnh Đức được xem là người đầu tiên chú giải “ Binh pháp tôn tử”. Ông
25

đã viết đề tựa và các bản chú văn cho “Binh pháp tôn tử”. Ông cho rằng, nội dung
trung tâm của tư tưởng quân sự trong binh pháp Tôn Tử là: nghiên cứu quân sự tường
tận lập mưu cho kín kẽ (thẩm kế); thận trọng với từng hành động quân sự (trọng cử);
vạch trận đồ rõ ràng (minh hoạ); tính toán sâu xa mọi ý đồ quân sự (thâm đồ). Cuối
cùng kết luận là: bất khả tương vu. Cũng tức là không thể cố
tình hiểu sai ý ấy đi
được.
Tào Tháo cũng là nhà quân sự duy nhất dùng “Binh pháp Tôn Tử” để thống
nhất thiên hạ.
Tuy lấy ít địch nhiều nhưng cuối cùng Tháo đã phá tan được đại quân của Viên
Thiệu. Trong trận chiến Quan Độ, bằng sự khôn ngoan mưu lược, ông đã lật ngược
tình thế, chiến thắng được đội quân của Viên Thiệu vốn hùng mạnh hơn rất nhiều,
xoay chuyển cục diện, Tào Tháo ch
ẳng những thừa hưởng được một số binh lực hùng
hậu của Viên Thiệu mà còn tạo thế lực thống nhất Hà Bắc.
Cũng trong chiến dịch này, khi Tào Tháo đem một đội quân ít ỏi ra Diên Tân
thì gặp đội quân lớn của Viên Thiệu kéo tới cùng lúc. Tào Tháo bèn sai quân lính tháo
hết quân trang, quân dụng đem để không ở trước trận. Quân Viên Thiệu nhìn thấy bỏ
cả hang ngũ tranh nhau chạy ra cướp, thế quân bị rối loạ
n. lúc này Tòa Tháo mới xua
quân ra đánh một trận. Quân Viên Thiệu chết vô số phải rút lui.
 Quyết đoán, biết chớp thời cơ.

Theo nhận xét từ Tuân Úc, một mưu sĩ của Tào Tháo: “ chủ công có tính quyết
đoán, có kế hay là dùng ngay, Viên Thiệu thích mưu kế nhưng lại hay do dự.”
Vì vậy, Tháo lợi dụng tối đa những lợi thế và những tài mà mình sẵn có, cộng thêm
thời cơ bởi sự lưỡng lự
của Viên Thiệu rtồi lần lượt đánh chiếm các thành trì quan
trọng. Do đó, con số 83 vạn quân Tào hùng hậu ở trận Xích Bích hầu hết do Tào Tháo
thừa hưởng từ quân Viên Thiệu mà ra.

 Biết nhìn xa trông rộng, biết dự báo trước tình hình quân sự.
Lữ Bố thua Tào Tháo ở Bộc Dương, rút chạy qua Định Đào. Tào kéo quân đuổi
theo đến gần Định Đào cho hạ trại. Lữ Bố nhân lúc quân Tào còn mệt kéo quân ra
đánh. Khi
đi ngang qua khu rừng ở gần trại quân Tào thì dừng lại một lúc rồi kéo quân
đi về. Tào Tháo cho rằng Lữ Bố nghi ngờ có quân mai phục ở
trong rừng, ra lệnh cho
quân sĩ vào rừng cắm thật nhiều cờ, còn bao nhiêu thì kéo ra phía bờ đê gần đó mai

×