Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

CÓ NÊN NỚI LỎNG TÍN NHIỆM LÚC NÀY doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.83 KB, 4 trang )

CÓ NÊN NỚI LỎNG TÍN NHIỆM
LÚC NÀY
Việc phát ra tín hiệu nới lỏng tín dụng một cách quyết liệt có thể gây
tác động tiêu cực đến kỳ vọng lạm phát trong những tháng tới.

Đứng trước khó khăn của việc tăng trưởng tín dụng năm nay, Ngân hàng
Nhà nước đã đồng ý nâng hạn mức tăng trưởng tín dụng của 10 ngân hàng,
vốn được đánh giá là có sức khỏe tài chính ổn định. Tính đến nay, đã có 5
ngân hàng công bố việc gia tăng hạn mức này gồm Ngân hàng Quân Đội
(lên 25%), OceanBank (27%), TienphongBank (27%), VPBank (30%) và
HDBank (30%).

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết việc nâng hạn mức là nằm trong
mục tiêu tăng trưởng tín dụng cả năm dự kiến khoảng 6-8% nhằm đảm bảo
mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Thế nhưng, liệu điều này có đạt được?

Có hiệu quả?

Có một số lý do để hoài nghi về tính hiệu quả của chính sách nới lỏng tín
dụng nói trên. Trước hết, 5 ngân hàng được cấp tín dụng tăng thêm đến thời
điểm này đều là các ngân hàng nhỏ với thị phần tín dụng không lớn.

Ngoài ra, theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, tính đến cuối tháng 6, có
tới 69 tổ chức tín dụng có mức tăng trưởng tín dụng âm. Trong đó, có khá
nhiều ngân hàng lớn đang phải vật lộn với tình trạng nợ xấu tăng nhanh như
Vietcombank, VietinBank. Điều đó có nghĩa là chính sách nới lỏng tín dụng
có thể sẽ không giúp đạt được mục tiêu tăng trưởng tín dụng cả năm.

Hơn nữa, vấn đề không phải là ngân hàng thiếu vốn để cho vay ra nền kinh
tế. Bằng chứng là tổng phương tiện thanh toán tính đến tháng 7 vẫn tăng
8,58% so với cuối năm 2011. Các tổ chức tín dụng thừa tiền đến nỗi lãi suất


trên thị trường liên ngân hàng từ đầu năm đến nay vẫn giữ ở mức khá thấp.
Còn thị trường trái phiếu chính phủ vẫn đắt hàng với sự tham gia tích cực
của các ngân hàng.

Tất cả những điều này cho thấy các ngân hàng không muốn cho vay, vì ngại
rủi ro. Nhất là khi bức tranh kinh tế vĩ mô trong nước và quốc tế đang ảm
đạm, sức khỏe của các doanh nghiệp thì suy yếu trầm trọng.

“Doanh nghiệp đã vay vốn quá nhiều trong quá khứ. Gánh nặng nợ đó khiến
họ không thể vay thêm được nữa. Và họ cũng không có tài sản thế chấp đủ
chuẩn để đi vay. Mặt khác, hiện không có nhiều dự án đầu tư tốt bởi xuất
khẩu không tăng trưởng nhanh nữa và sức tiêu dùng nội địa đang chậm lại”,
Tiến sĩ Jonathan Pincus, Giám đốc Đào tạo của Chương trình Giảng dạy
Kinh tế Fulbright, nhận xét.

Trong khi đó, hiện nay, điều các doanh nghiệp mong chờ nhất là lãi suất vay
vốn giảm hơn nữa để giúp hạ chi phí lãi vay. Thế nhưng, điều này vẫn chưa
đạt được.

Những mối lo

Tại Hội nghị Đầu tư 2012 do NCĐT tổ chức vào giữa tháng 8, ông Nguyễn
Xuân Thành, Giám đốc Chính sách Công, Chương trình Giảng dạy Kinh tế
Fulbright, nhận xét Việt Nam đang bước vào giai đoạn thoái nợ. Đó là xu
hướng tất yếu sau khi tỉ lệ tín dụng/GDP của nền kinh tế đã tăng quá nhanh
trong những năm qua. “Việc thoái nợ cũng là con đường giúp lành mạnh hóa
tài chính cho cả doanh nghiệp lẫn tổ chức tín dụng”, ông nói. Vì thế, việc
nới lỏng tín dụng có thể sẽ làm chậm xu hướng đó và gây thiệt hại cho nền
kinh tế trong dài hạn.




Hơn nữa, vấn đề quan trọng nhất đối với nền kinh tế hiện nay là phải xử lý
nợ xấu. Thế nhưng, “đề án thành lập công ty quản lý tài sản cấp quốc gia
vẫn còn đang trong giai đoạn nghiên cứu”, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
thừa nhận tại phiên chất vấn trước Quốc hội vào ngày 21.8.

Việc chậm chễ và thiếu quyết liệt trong việc xử lý nợ xấu như thế có thể sẽ
khiến chi phí giải cứu ngày càng tăng thêm.

Một mối quan ngại khác là việc phát ra tín hiệu nới lỏng tín dụng một cách
quyết liệt có thể gây tác động tiêu cực đến kỳ vọng lạm phát trong những
tháng tới.


Căn cứ theo mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm nay khoảng 6-8%, từ nay
đến cuối năm, mỗi tháng tín dụng ra nền kinh tế có thể đạt gần 2%/tháng,
tức khoảng 40.000 tỉ đồng. Cộng với khoản đầu tư công sẽ được giải ngân
khoảng 21.000 tỉ đồng/tháng, mỗi tháng nền kinh tế có thể phải hấp thụ hơn
60.000 tỉ đồng. Đây là một con số quá lớn và do đó có thể gây tác động tiêu
cực đến lạm phát kỳ vọng của người dân.

Nhân tố thứ hai có thể tác động đến kỳ vọng lạm phát là giá cả hàng hóa,
nguyên nhiên liệu đang có xu hướng tăng lên vào cuối năm theo yếu tố mùa
vụ. Giá xăng đã tăng liên tiếp 3 lần trong vòng chưa đầy 1 tháng qua. Chỉ số
giá tiêu dùng (CPI) tháng 8 của 2 thành phố lớn đang có xu hướng tăng trở
lại. Theo đó, mức tăng CPI của Hà Nội là 0,57%, cao nhất trong vòng 6
tháng trở lại đây. Còn tại Tp.HCM là tăng 0,66%, một sự quay đầu so với
mức giảm 0,57% của tháng 7. Do đó, nếu không cẩn thận, cơn bão lạm phát
có thể sẽ quay trở lại bất cứ lúc nào và khi đó sẽ rất khó để kiểm soát.


“Nếu tăng trưởng kinh tế chậm lại và tăng trưởng tín dụng nhanh, có lẽ
chúng ta sẽ chứng kiến một sự gia tăng trong tốc độ lạm phát, thâm hụt ngân
sách, thâm hụt thương mại, thậm chí là kết hợp các yếu tố trên”, ông Pincus
nói.
Theo ông Pincus, điều Ngân hàng Nhà nước nên giải quyết trước tiên là cải
thiện bảng cân đối kế toán của các ngân hàng. Có thể thâu tóm các ngân
hàng yếu nhất và sáp nhập chúng vào một ngân hàng do Chính phủ quản lý.
Những ngân hàng khác với nợ xấu lớn sẽ có thể sống sót nhưng họ cần sự
cấp vốn từ Chính phủ. “Chính phủ cũng nên đơn giản hóa thủ tục phá sản,
tạo điều kiện cho các ngân hàng phát mãi tài sản thế chấp. Điều này sẽ giúp
cải thiện tình trạng đóng băng của thị trường nhà ở”, ông nói thêm.

×