Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

NGÂN HÀNG”NÓNG” MÙA ĐẠI HỘI CỔ ĐÔNG potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.83 KB, 6 trang )

NGÂN HÀNG”NÓNG” MÙA ĐẠI
HỘI CỔ ĐÔNG
Một mùa đại hội cổ đông không bình yên ở nhiều ngân hàng
thương mại. Khó khăn không gọn gàng ở những con số chỉ tiêu,
hay những tỷ lệ biểu quyết…

Một mùa đại hội cổ đông không
bình yên ở nhiều ngân hàng
thương mại. Khó khăn không
gọn gàng ở những con số chỉ tiêu,
hay những tỷ lệ biểu quyết…

Tháng 3 và 4, các ngân hàng
thương mại lần lượt tổ chức đại hội
cổ đông thường niên năm 2010. Có những kế hoạch tăng tốc lợi
nhuận được đề ra, có những bước đi thận trọng và có cả những dự
tính… chưa chắc đã hiện thực.

Áp lực tăng vốn điều lệ

Với những ngân hàng cổ phần lớn như Ngân hàng Á châu (ACB),
Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), Ngân hàng Kỹ
thương (Techcombank), Ngân hàng Xuất nhập khẩu (Eximbank),
Ngân hàng Quân đội (MB)…, những năm qua vốn điều lệ liên tục
được tăng mạnh và việc triển khai hầu hết đều thuận lợi.

Hai thành viên lớn vừa cổ phần hóa và đã niêm yết cổ phiếu là
Ngân hàng Ngoại thương (Vietcombank) và Ngân hàng Công
thương (Vietinbank) cũng sắp sửa bước vào kỳ đại hội cổ đông và
đều đang tính đến phương án tăng mạnh vốn điều lệ. Nếu như
Vietinbank đang rục rịch bán cổ phần cho hai nhà đầu tư chiến


lược nước ngoài và kế hoạch tăng vốn dự kiến cũng thuận lợi, thì
Vietcombank hiện vẫn là câu hỏi lớn.

Ngày 19/4 tới, Vietcombank sẽ đại hội cổ đông thường niên lần
thứ 3. Tại đây, Hội đồng Quản trị sẽ báo cáo việc thực hiện kế
hoạch tăng vốn năm 2009 và dự kiến cũng sẽ trình phương án cho
năm 2010. Phương án dự kiến chưa được công bố, nhưng câu hỏi
lớn nhất là liệu năm nay Vietcombank có thực hiện được kế hoạch
này?

Cuối năm 2009, Vietcombank đưa ra phương án phát hành thêm
9,28% cho các cổ đông hiện hữu để tăng vốn từ hơn 12.100 tỷ
đồng lên hơn 13.223 tỷ đồng. Tuy nhiên, phương án đó vẫn chưa
được cơ quan quản lý chấp thuận, với lý do đây là ngân hàng được
chọn thí điểm cổ phần hóa, cần chọn được nhà đầu tư chiến lược
nước ngoài trước khi tăng vốn.

Chính ràng buộc “thí điểm” đó khiến đến nay Vietcombank vẫn
chưa thể tăng vốn. Ngoài đáp ứng quyền lợi cổ đông, ngân hàng
này cũng đang đứng trước thực tế là vốn điều lệ thấp, nguy cơ tỷ lệ
an toàn vốn (CAR) xuống dưới chuẩn 8%, cũng như khó đảm bảo
tỷ lệ an toàn quy định đối với hoạt động đầu tư, góp vốn, hay để
đáp ứng yêu cầu mở rộng hoạt động kinh doanh… Trong khi đó,
loạt ngân hàng nói trên như ACB
, Sacombank, Eximbank… liên tục tăng mạnh vốn, mở rộng quy
mô và ảnh hưởng, Agribank và Vietinbank cũng đã và đang chuẩn
bị có một mức vốn vượt trội so với Vietcombank.

Vietcombank là trường hợp khá đặc biệt. Nhiều ý kiến cổ đông
ngân hàng này cho rằng họ chỉ muốn được bình thường để tăng

vốn như những ngân hàng khác. Với nhiều ngân hàng khác, bình
thường, nhưng kế hoạch tăng vốn năm nay dự kiến cũng sẽ rất
nhiều áp lực.

Năm 2010, theo quy định tại Nghị định 141/2006/NĐ-CP ngày
22/11/2006 của Chính phủ, mức vốn pháp định tối thiểu của các
ngân hàng thương mại là 3.000 tỷ đồng. Đây sẽ là một vấn đề
“nóng” tại đại hội cổ đông của nhiều ngân hàng nhỏ sắp tới, bởi
nhiều thành viên vốn điều lệ hiện chỉ từ 1.000 – 1.500 tỷ đồng;
tăng mạnh lên 3.000 tỷ đồng là thử thách lớn khi gọi vốn là khó
khăn nổi bật nói chung từ năm 2008 đến nay.



Ngược về mùa đại hội cổ đông năm 2009, dễ thấy hầu hết các ngân
hàng nhỏ có kế hoạch tăng mạnh vốn điều lệ lên 2.000 tỷ đồng, tìm
và bán cho cổ đông chiến lược nước ngoài… đều chưa thể hoàn
thành. Yêu cầu đó tiếp tục dồn sang năm 2010, năm cuối của hạn
quy định. Trước áp lực này, một số ý kiến cho rằng Chính phủ, qua
Ngân hàng Nhà nước, cần xem xét giãn tiến độ thực hiện yêu cầu
tăng vốn, hoặc cho phép các thành viên khó khăn tự xây dựng lộ
trình các bước thực hiện cho phù hợp.

“Căng thẳng lợi nhuận”

Ngày 28/3, Techcombank tiến hành đại hội cổ đông thường niên
năm 2010. Đến thời điểm này, có thể xem đây là ngân hàng có các

chỉ tiêu tài chính ấn tượng nhất cho năm nay.


Cụ thể, Hội đồng Quản trị Techcombank xác định một số chỉ tiêu
chính như sau: tổng tài sản tăng từ 92.534 tỷ đồng lên 144.382 tỷ
đồng, lợi nhuận trước thuế dự kiến 3.467 tỷ đồng (năm 2009 là
2.253 tỷ đồng), vốn điều lệ tăng từ 5.400 tỷ đồng lên 6.932 tỷ
đồng. Với những chỉ tiêu này, dự kiến Techcombank sẽ là ngân
hàng có được tỷ suất lợi nhuận trên vốn điều lệ bình quân ấn
tượng.

Trong khi đó, tỷ suất lợi nhuận là vấn đề đau đầu ở nhiều nhà băng
khác.

Tại một số ngân hàng cổ phần lớn, không ít ý kiến từ cổ đông than
phiền thời gian gần đây về sự “pha loãng” quá nhanh và quá nhiều
qua sự “bùng nổ” của vốn điều lệ, ảnh hưởng đến sự hiệu quả
trong hoạt động và giá trị của đồng vốn. Khi được hỏi về thông tin
dự kiến tại đại hội cổ đông sắp tới, lãnh đạo một ngân hàng cổ
phần lớn nói rằng, căng thẳng nhất đối với bản thân ông, cũng như
hội đồng quản trị, là lợi nhuận.

“Năm nay, chúng tôi dự kiến đặt chỉ tiêu lợi nhuận 2.000 tỷ đồng.
Nhưng nhiều cổ đông cho rằng quá thấp trước một quy mô vốn
điều lệ lớn. Đó là áp lực, bởi mức vốn mới tăng không thể nhanh
chóng phát huy hiệu quả và phản ánh ngay ở con số lợi nhuận”,
lãnh đạo này nói.

Hay như tại Sacombank, năm 2010, vốn điều lệ dự kiến sẽ tăng
mạnh từ hơn 6.700 tỷ đồng lên 9.179 tỷ đồng. Một trong những kế
hoạch sử dụng nguồn vốn tăng thêm là khoảng 1.800 tỷ đồng đầu
tư cho việc xây dựng trụ sở các chi nhánh, bổ sung vốn và thành
lập các đơn vị trực thuộc… Đáng chú ý là ngân hàng này dự kiến

nâng cấp các chi nhánh tại Lào, Campuchia thành ngân hàng 100%
vốn, mở kinh doanh tại thị trường Myanmar. Những kế hoạch này
đòi hỏi đầu tư lớn và không thể thu ngay lợi nhuận vượt trội.

Về lợi nhuận, năm nay, có thể thắc mắc của nhiều cổ đông sẽ được
đặt ra: các ngân hàng từng có nguồn thu lớn từ hoạt động kinh
doanh vàng và ngoại tệ sẽ ứng xử như thế nào khi các sàn vàng
đóng cửa, khi nguồn từ kinh doanh ngoại tệ đã có sự giảm sút, khó
khăn trong năm 2009? Hẳn sẽ có sự dịch chuyển để bù đắp, nhưng
điều đó cũng không dễ thực hiện một cách nhanh chóng

×