Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Những thói quen có hại cho xương khớp potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.34 KB, 4 trang )




Những thói quen có hại
cho xương khớp

Chế độ dinh dưỡng, lối sống, và một số thói quen không tốt thường ngày sẽ
gây ảnh hưởng lên hệ thống xương khớp của chúng ta

Ảnh minh họa.
Nguyên nhân cùng thói quen không tốt
Y học cổ truyền cho rằng, tình trạng xương giòn, loãng xương là do tiên
thiên bất túc, tuổi già, ăn uống không điều độ, và cả do bệnh mãn tính mà ra.
Thận chủ cốt, chủ tủy, thận sung mãn thì xương sẽ cứng và chắc. Vì vậy,
chứng loãng xương chủ yếu là do thận hư yếu (cả thận âm lẫn thận dương).
Thận dương hư sẽ kéo theo tỳ dương hư, can huyết và thận âm hư liên hệ
đến tuổi già, cơ thể suy yếu, bệnh nhiệt kéo dài. Ngoài ra, rượu làm tổn
thương tỳ, tăng thấp nhiệt; thuốc lá làm tổn thương phế, làm hại âm dịch,
đều có thể gây nên bệnh.
Còn tại hội nghị quốc tế về chủ đề loãng xương với hơn 14 nước tham dự,
do Hội Y học TP.HCM tổ chức mới đây, trong phần trình bày của mình, bác
sĩ Loenard Koh (đến từ Singapore) cho biết về những yếu tố ảnh hưởng đến
khối lượng xương, đó là: yếu tố gia đình, người có tuổi, người nhẹ cân, mãn
kinh sớm, chế độ dinh dưỡng, hút thuốc lá
Một số yếu tố có ảnh hưởng lên hệ xương khớp cũng đã được các nhà
chuyên môn trình bày gồm: việc tự ý dùng thuốc chữa bệnh như: dùng thuốc
corticoide, dùng hóc-môn quá liều, sử dụng thuốc kháng sinh bừa bãi
Ngoài ra, còn có những thói quen không tốt cho xương, làm xương loãng,
xương giòn là hút nhiều thuốc lá, uống nhiều rượu, nhiều cà phê, lười vận
động thể lực, thói quen ăn uống (ăn nhiều muối, nhiều đạm, thiếu can - xi,
thiếu vitamin D )


Phụ nữ và nam giới
Các tham luận cũng ghi nhận hệ thống xương của phụ nữ dễ bị tác động hơn
nam giới. Thường tỷ lệ mất xương theo năm tháng ở phụ nữ cao hơn nam
giới (vì phái nam có khối lượng xương cao hơn phụ nữ 30%). Theo tiến sĩ
Lê Anh Thư (Trưởng khoa Nội cơ xương khớp, Bệnh viện Chợ Rẫy,
TP.HCM, có khoảng 80% phụ nữ sau tuổi mãn kinh bị tình trạng xương
giòn, xương loãng.
Lúc này, các chị em có thể bị mất đi khoảng 20% khối lượng xương trong
vòng 5-7 năm sau tuổi mãn kinh, nguy cơ này sẽ cao hơn đối với những
người mãn kinh sớm (trước 45 tuổi); phụ nữ đã từng trải qua phẫu thuật cắt
bỏ một phần hay toàn bộ buồng trứng; những chị em trong gia đình có người
xương giòn, xương loãng; những người ốm và có khung xương nhỏ. Một
khảo sát của Bệnh viện Từ Dũ (TP.HCM) trước đây trên 1.530 phụ nữ (từ
24-94 tuổi) cho thấy có 91,3% phụ nữ tuổi trên 55, thể tạng gầy, chiều cao
thấp đi là có loãng xương. Riêng ở đàn ông, ngoài tuổi tác, thì các yếu tố
chính ảnh hưởng đến hệ xương là thuốc lá, rượu, cà phê
Theo bác sĩ Loenard Koh, loãng xương là bệnh âm thầm, thường phải tìm
mới thấy. Tuy nhiên, những biểu hiện, biến chứng cần chú ý đó là: đau mỏi
mơ hồ ở cột sống, đau dọc theo các xương dài (nhất là xương cẳng chân),
đau mỏi cơ bắp, hay bị chuột rút các cơ; đau cột sống thật sự; đầy bụng, ăn
uống chậm tiêu; có khi nặng ở ngực làm khó thở Tuy nhiên, vì là căn bệnh
diễn tiến âm thầm, nên một khi đã có biểu hiện lâm sàng thì cơ thể đã mất
khoảng 30% khối lượng xương, và thường lúc này đã có những biến chứng
như: đau kéo dài và chèn ép thần kinh; gù lưng, giảm chiều cao, vẹo cột
sống, biến dạng lồng ngực; gãy xương cổ tay, gãy cổ xương đùi, lún đốt
sống

×