Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Phương pháp xét nghiệm phân. pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.09 KB, 5 trang )





Phương pháp xét nghiệm
phân
Phân người là một sản phẩm thải bỏ của hệ tiêu hóa người và sự xuất hiện
của chúng có nhiều ý nghĩa khác nhau, lệ thuộc tình trạng tổng thể của hệ
tiêu hóa, ảnh hưởng bởi tình trạng sức khỏe cũng như chế độ ăn uống hàng
ngày

Ảnh minh họa.
Phân đôi khi cũng được kiểm tra về mặt vi trùng học, tìm các tác nhân gây
bệnh cũng như các loại ký sinh trùng khác trong đường ruột. Các xét nghiệm
sinh hóa cũng được làm trên mẫu bệnh phẩm phân bao gồm đo lường, đánh
giá chất béo trong phân và chất elastase cũng như các thử nghiệm tìm máu
ẩn trong phân chẳng hạn.
Hiện có 3 loại xét nghiệm vi trùng học thường tiến hành trên phân là:
-Thử nghiệm đánh giá kháng nguyên – kháng thể, đặc hiệu cho bệnh virus
đặc biệt (chẳng hạn Rotavirus);
-Xét nghiệm vi thể để kiểm tra các ký sinh trùng và trứng trong phân;
-Cấy phân theo thường quy.
Thu thập mẫu phân
Không giống như các phòng xét nghiệm khác, phân đôi khi được thu thập
bởi người nhà trẻ em chứ không phải do nhân viên y tế lấy, nên có thể có
một số sai sót và có thể ảnh hưởng lên kết quả xét nghiệm. Sau đây là một số
mẹo để lấy mẫu phân từ bệnh nhân, đặc biệt là trẻ em:
-Thu thập mẫu phân đôi khi bừa bãi và dơ bẩn, vì thế để đảm bảo thì nên sử
dụng găng tăng cao su và rửa sạch tay của bạn và tay trẻ sau khi lấy;
-Nhiều trẻ tiêu chảy, đặc biệt là trẻ nhỏ, không phải luôn luôn để cha mẹ
chúng biết được chuẩn bị đại tiện. Đôi khi nên sử dụng một túi nhựa chuyên


lấy phân có nắp đậy để lấy phân là tốt nhất. Nếu phân có nhiễm phải nước
tiểu thì nên lấy thêm một mẫu phân khác để làm rõ và chẩn đoán gián biệt.
Nếu bạn không thể lấy phân của trẻ trước khi chúng đi vào toilet thì cần lấy
mẫu lặp lại chứ không nên lấy từ toilet;
-Phân nên lấy vào trong một túi nhựa sạch, khô và có khóa nắp, rồi sau đó
gởi đến phòng xét nghiệm bệnh viện, phòng mạch bác sĩ, …Để cho có kết
quả tốt nhất, mẫu phân nên đưa đến phòng xét nghiệm càng sớm càng tốt;
Sự biến đổi màu sắc phân
- Màu vàng của phân có thể do nhiễm các tác nhân như Giardiasis, xuát phát
từ góc từ Giardia, một dạng đơn bào rất nhỏ. Nếu nhiễm Giardia trong
đường tiêu hóa, có thể gây ra tiêu chảy phân vàng nghiêm trọng. Đây là một
bệnh nhiễm trùng nguy hiểm và phải có báo cáo. Một nguyên nhân khác gây
nên tình trạng phân vàng là hội chứng Gilbert's. tình trạng này đặc trưng bởi
vàng da và tăng bilirubine trong máu, xảy ra khi quá nhiều bilirubin hiện
diện trong tuần hoàn máu.
-Phân có thể màu đen do có máu trong phân trong thời gian dài nằm trong
đường ruột và bị tác động bởi enzyme hệ tiêu hóa. Đây được xem là điển
hình do chảy máu tiêu hóa trên do loét chẳng hạn. Màu đen gây ra do sự oxy
hóa của sắt trong hemoglobin. Phân đen cũng có thể do một số thuốc uống
và chế độ bổ sung chất sắt.
- Phân chuyển màu xanh có thể do phân qua ruột già quá nhanh (bilirrubine
chưa chuyển kịp thành stercobilirubine mà ra ngoài bị oxy hóa). Trên trẻ em
khi mắc một số bệnh, phân có thể đổi màu sắc xanh da trời hoặc xanh lá cây.
Ăn uống các thức ăn màu xanh hoặc rau xanh có thể đưa đến phân xanh. Khi
tiêu hóa các thức ăn đặc trong thời gian đầu đời, các trẻ cũng có thể đi phân
xanh và tồn tại không lâu sẽ hết.
- Phân có thể màu trắng như phân cò do tắc mật, thiểu mật.
Mùi của phân
-Mùi thối, và mùi tăng lên khi ăn nhiều thịt hoặc thiếu mật tiêu hóa thức ăn
-Phân tướt của trẻ sơ sinh thường có mùi chua

-Trong bệnh tiểu đường có thể có mùi ceton trong phân
Các giá trị thông số bình thường khác của phân:
Thành phần acide béo tự do khaongr 1-10% trọng lượng khô, bình thường
phân mềm và tạo khuôn như hình ống, trong hội chứng kém hấp thu thì
lượng mỡtrong phân > 95%; thành phàn nitow < 1.7g/ ngày; nước khaongr
65-75% trọng lượng, độ pH khoảng 7-7.5, nếu trẻ sơ sinh còn bú sữa mẹ thì
pH của phân chuyển toan; thành phần protein rất ít (nếu thấy protein trong
phân thì cần nghĩ đến thương tổn ở ruột, nhất là ruột già như viêm, lao,
abces, ung thư,…); trọng lượng phân mỗi ngày khoảng < 65g/ ngày (khô) và
< 195 g/ ngày (ướt).
Những tác nhân chính gây bệnh thường thấy trong phân


-Salmonella và Shigella
-Cryptosporidium
-Entamoeba histolytica
-Aeromonas
-Yersinia khi ủ trong điều kiện 30 °C (86 °F).
-Campylobacter ủ trong điều kiện 42 °C (108 °F), trong môi trường đặc biệt.
-Candida nếu người bệnh suy giảm miễn dịch.
-E. coli O157 nếu máu có thể nhìn thấy trong phân.

×