Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Tài liệu Tiêu chảy cấp - Nguyên nhân và phương pháp điều trị (Phần cuối) ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (203.97 KB, 8 trang )

Tiêu chảy cấp - Nguyên nhân và phương
pháp điều trị (Phần cuối)


Mất nước được ngăn ngừa và điều chỉnh như thế nào?
Mất nước xảy ra khi mất nhiều dịch và chất điện giải trong cơ thể. Mất
nước thường xảy ra trong những bịnh nhân tiêu chảy cấp với lượng phân mất quá
lớn và ở những đứa bé hoặc sơ sinh bị nhiễm virus hoặc vi trùng. Những bịnh
nhân mất nước nhẹ có thể có khát và khô miệng. Mất nước từ trung bình đến nặng
có thể gây ra những triệu chứng như : ngất tư thế ( ngất do đứng lên làm giảm
lượng máu và làm hạ huyết áp tư thế), giảm lượng nước tiểu, mệt, sốc, suy thận, lú
lẫn, toan máu (do quá nhiều acid trong máu) và hôn mê.
Dung dịch bù nước đường uống chứa carbohydrate (glucose hoặc nước
gạo) và chất điện giải (natri, kali, clor, citrate hoặc bicarbonat). Tổ Chức Y Tế Thế
Giới tạo ra gói ORS giúp bù nước nhanh chóng cho những bịnh nhân bị bịnh tả.
Gói ORS chứa glucose và chất điện giải. Glucose trong gói ORS có vai trò quan
trọng vì nó giúp ruột non hấp thu nhanh chóng nước và điện giải. Mục đích chất
điện giải là ngăn ngừa và điều trị rối loạn điện giải. Ở Mỹ, có những sản phẩm
được trộn rất thuận tiện tương tự như gói ORS của Tổ Chức Y Tế Thế Giới có thể
nhanh chóng giúp bù nước và ngăn ngừa mất nước. Ví dụ như Pedialyte,
Rehydralyte, Infalyte, và Resol.
Hầu hết những sản phẩm thương mại dạng ORS đều chứa đường. Infalyte
là chất duy nhất chứa carbohydrate của gạo thay cho glucose. Về hiệu quả, đa
số bác sĩ cho rằng không có sự khác nhau lắm giữa glucose và carbohydrate của
gạo trong gói ORS.
Mất nước sơ sinh và trẻ nhỏ được điều trị như thế nào ?
Ða số tiêu chảy ở trẻ em là do virus và thường tồn tại thời gian ngắn. Kháng
sinh không được dùng trong những trường hợp tiêu chảy do virus. Tuy nhiên nếu
sốt, ói, và phân lỏng có thể kèm những nhiễm trùng khác như viêm tai giữa, viêm
phổi, nhiễm trùng niệu, nhiễm trùng máu, và viêm màng não. Những bịnh này cần
dùng kháng sinh sớm. Trẻ nhỏ với tiêu chảy cấp cũng nhanh chóng dẫn đến mất


nước nặng, và cần bù nước sớm. Vì lý do này mà những trẻ nhỏ yếu nên được
đánh giá bởi bác sĩ chuyên khoa nhi để xác định và điều trị nhiễm trùng cũng như
cung cấp những chỉ dẫn trong việc sử dụng đúng đắn các dung dịch bù nước
đường uống.
Những trẻ nhỏ với mất nước trung bình tới nặng nên được điều trị bằng
truyền dịch trong bịnh viện. Bác sĩ chuyên khoa nhi có thể quyết định điều trị ở
nhà bằng bù nước đường uống những trường hợp mất nước nhẹ khi tiêu chảy do
virus.
Những trẻ bú mẹ vẫn tiếp tục bú trong suốt thời gian bù nước. Việc cho ăn
nên ngắt quảng trong những trường hợp có ói. Trong thời gian tiêu chảy do virus
và một thời gian ngắn sau khi hồi phục thì cơ thể có thể không dung nạp lactose do
sự khiếm khuyết tạm thời men lactase (men cần thiết cho việc tiêu hóa lactose
trong sữa) trong ruột non. Những bịnh nhân không dung nạp glucose có thể làm
tiêu chảy càng tệ hơn và quặn bụng khi ăn những sản phẩm của bơ. Do vậy sau
thời gian bù nước bằng ORS thì thức ăn không có lactose không được pha loãng
và nước trái cây pha loãng nên được dùng. Những sản phẩm của sữa nên được
tăng dần khi trẻ hồi phục.
Việc điều trị mất nước ở trẻ lớn và người lớn như thế nào?
Những trường hợp tiêu chảy nhẹ, nước ép trái cây pha loãng, rượu nhẹ có
đường, rượu thể thao như Gatorate và nước được sử dụng để ngăn mất nước.
Caffeine và những sản phẩm bơ chứa lactose nên tránh tạm thời vì chúng có thể
làm nặng hơn bịnh tiêu chảy. Nếu không có nôn ói thì thức ăn khô nên cho liên
tục. Những thức ăn được dung nạp tốt trong thời gian tiêu chảy là gạo, ngũ cốc,
chuối, và những sản phẩm không có lactose.
ORS được sử dụng cho những trường hợp tiêu chảy kèm mất nước ở những
trẻ trên 10 tuổi và người lớn. Những dung dịch này nên cho trung bình 50ml/kg/ 4-
6 giờ đối với mất nước nhẹ và 100ml/kg / 6 giờ trong những trường hợp mất nước
trung bình. Sau khi bù nước, dung dịch ORS có thể được sử dụng duy trì lượng
nước từ 100ml - 200 ml qua 2 giờ cho đến khi ngừng tiêu chảy. Theo dõi những
hướng dẫn trong nhãn của dung dịch để chỉnh lượng thích hợp theo cân nặng của

bạn. Sau khi bù mất nước thì những trẻ lớn và người lớn nên được cho ăn khô
ngay khi ói và buồn ói hết. Việc ăn uống nên được bắt đầu với gạo, ngũ cốc, khoai
tây và những thức ăn ít mỡ, không có lactose. Ăn uống bình thường khi hết tiêu
chảy.
Những thuốc gì được dùng để điều trị tiêu chảy ?
Ba loại thuốc chống tiêu chảy thể dùng:
Những thuốc chống nhu động ruột- như loperamid (Imodium) và
diphenoxylate (lomotil).
Những phức hợp dựa trên Bismuth như pep- Bismol.
Những chất hấp phụ như Attapulgite (Kaopectate,Donnagel) và
Polycarbophil (Equalavtin ).
Những tác nhân chống nhu động ruột. Loperamide (imodium) và
diphenoxylate (Lomotil). Những tác nhân này tương tự như á phiện (như
Codeine). Giống như á phiện chúng gây dãn cơ trơn của ruột và làm chậm di
chuyển các chất trong ruột do đó có thì giờ để ruột hấp thu dịch. Ðiều này làm ít
dịch tiết ra trong phân. Giãn cơ trơn của ruột cũng làm giảm triệu chứng quặn
bụng.

Vào năm 1976 FDA chấp nhận loperamide (imodium) trong việc điều trị
giảm tiêu chảy cấp và tiêu chảy mãn trong những trường hợp bịnh viêm ruột ( bịnh
Crohn và viêm loét đại tràng). Hiệu quả của loperamide có thể so sánh với
diphenoxylate (Lomotil). Mặc dù Loperamide có thành phần hóa học liên quan với
á phiện như codeine và morphine, nhưng nó không có tác dụng giảm đau như á
phiện. Hơn nữa ở liều dùng cho tiêu chảy loperamide không gây nghiện.
Lomotil là phức hợp hai thuốc diphenoxylate và atropine được sử dụng để
điều trị tiêu chảy cấp. Mặc dù diphenoxylate là một loại á phiện nhân tạo mà thành
phần hóa học của nó liên quan với meperidine (Demerol), nó không có tính chất
giảm đau như những Narcotic khác. Tuy nhiên ở liều cao như những á phiện khác
diphenoxylate có thể gây ra sảng khoái và phụ thuộc thuốc. Ðể ngăn ngừa sự lạm
dụng Diphenoxylate đối với những ảnh hưởng về tính sảng khoái người ta thêm

vào một lượng nhỏ atropine. Vì thế nếu Lomotil được dùng cao hơn liều được
khuyên thì những ảnh hưởng phụ do quá nhiều atropine sẽ xảy ra. FDA chấp nhận
Lomotil vào năm 1960.
Khi sử dụng theo chỉ dẫn thì hai loại thuốc này an toàn và dung nạp tốt.
Tuy nhiên có một số chú ý như sau :
1/ Loperamide và diphenoxylate với atropine sẽ không được sử dụng mà
không có sự cho phép của bác sĩ để điều trị tiêu chảy ( không sử dụng trong những
trường hợp tiêu chảy gây ra do viêm loét đại tràng từ trung bình đến nặng, viêm
đại tràng do C.difficile và viêm ruột do vi trùng xâm nhập). Sử dụng thuốc này
trong những tình trạng trên sẽ làm cho bịnh nhiễm trùng kéo dài và nặng hơn.

2/ Những thuốc này không sử dụng cho những trẻ nhỏ hơn 2 tuổi.

×