Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Cách chăm sóc vết thương ngoài da pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.77 KB, 4 trang )




Cách chăm sóc vết
thương ngoài da
Da là bộ phận dễ bị tổn thương nhất. Trong khi làm việc và sinh hoạt, vi
khuẩn luôn thường trực trên bề mặt da, chúng sẽ tấn công, gây bệnh…

Ảnh minh họa.
Mỗi cm2 da chứa tới 600.000 con vi khuẩn
Da là cơ quan bao bọc, che phủ bên ngoài cơ thể. Đây là hàng rào ngăn cách
đầu tiên giữa cơ thể và môi trường. Sự toàn vẹn của da là yếu tố tiên quyết
đến khả năng bảo vệ của nó. Chỉ cần mất đi sự toàn vẹn thì da sẽ mất đi khả
năng phòng vệ của mình.
Nguy cơ lớn nhất khi bị thương trên da là nhiễm khuẩn. Ngay cả với một
người sạch sẽ nhất thì trên da vẫn có vi khuẩn. Thông thường mỗi cm2 da có
chứa tới 600.000 con vi khuẩn. Chúng thường trực, sẵn sàng tấn công và
xâm nhập vào bên trong cơ thể. Hai loại vi khuẩn thường gặp nhất trên da
người là liên cầu khuẩn và tụ cầu khuẩn. Khi da bị thương, chúng xâm nhập
dễ dàng và gây bệnh nhiễm trùng máu. Chúng lan đến cơ quan nào trong cơ
thể sẽ gây nhiễm trùng tại các cơ quan đó. Nguy hiểm hơn, nếu bị nhiễm vi
khuẩn uốn ván, người bệnh sẽ bị nhiễm trùng uốn ván. Đó là chưa kể trong
không khí còn vô vàn những “kẻ thù giấu mặt” nguy hiểm khác. Thế nên,
ngay cả khi chúng ta sạch sẽ, vết thương trên da cũng đã bị nhiễm đầy vi
khuẩn và do vậy, rất cần thận trọng, biết cách chăm sóc da khi bị thương.
Những cách chăm sóc vết thương
Điều cơ bản nhất trong chăm sóc vết thương trên da là làm sao cầm máu,
chống vi khuẩn xâm nhập và tạo điều kiện cho da liền sẹo. Theo bác sĩ Lâm
Yên Phúc (Học viện Quân y, Hà Nội), cần làm tốt những việc sau khi bị vết
thương ở da: Nếu vết thương nhỏ, nông, không bị ô nhiễm chất bẩn, có thể
xử lý tại nhà - rửa sạch vết thương bằng dung dịch nước muối sinh lý 0,9%,


hoặc nước muối ấm nhạt. Mục đích là để loại bỏ chất bẩn và sát trùng vết
thương. Sau đó, dùng bông y tế thấm khô nước, sát trùng vết thương và
quanh vết thương bằng một số dung dịch i-ốt hữu cơ có bán ở nhà thuốc để
loại bỏ vi khuẩn. Băng vết thương lại bằng băng y tế để cầm máu và chống ô
nhiễm thêm vi khuẩn. Thay băng và lau rửa vết thương bằng dung dịch i-ốt
hữu cơ ngày 1 lần cho đến khi vết thương liền sẹo.
Nếu vết thương sâu, rộng, chảy nhiều máu, bị dính nhiều chất bẩn, vết
thương ở những vùng phức tạp (như mắt, hậu môn, sinh dục), vết thương có
đường đứt da ngóc ngách hoặc nguyên nhân gây thương tích là những dụng
cụ bẩn (như: đinh sắt, mảnh sành…) thì hãy rửa qua vết thương bằng nước
sạch, băng chặt vết thương bằng bông băng y tế để cầm máu. Không băng
vết thương bằng vải bẩn, giẻ bẩn. Sau đó khẩn trương đưa ngay người bệnh
tới cơ sở y tế gần nhất để được xử lý chuyên khoa, chống nhiễm khuẩn,
chống nhiễm trùng uốn ván. Lưu ý, vết thương cần được cầm máu kịp thời.
Nếu không, có thể nguy hiểm vì người bệnh có nguy cơ bị mất máu trước
khi có nguy cơ nhiễm khuẩn.
Trong mọi trường hợp, dù vết thương nông hay sâu tuyệt đối không được
băng bằng vải bẩn, giẻ bẩn. Bởi, nó sẽ là chiếc cầu dẫn đường cho vi khuẩn,
các tác nhân gây nhiễm trùng xâm nhập cơ thể.

×