Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

NỢ XẤU:ĐỂ NGÂN HÀNG TỰ XỬ LÝ DỂ DẪN ĐẾN NGUY CƠ KHỦNG HOẢNG pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.63 KB, 6 trang )

NỢ XẤU:ĐỂ NGÂN HÀNG TỰ XỬ LÝ DỂ DẪN ĐẾN NGUY
CƠ KHỦNG HOẢNG

Nợ xấu đang được ví von như là “cục máu đông” làm tắc nghẽn
“dòng máu” tín dụng trong cơ thể nền kinh tế Việt Nam hiện nay.
Nhiều chuyên gia và những nhà quản trị tài chính đưa ra nhiều
quan điểm cũng như biện pháp khác nhau về việc xử lý khối nợ
này.

Trong cuộc trò chuyện với Sài Gòn Tiếp Thị, tiến sĩ Nguyễn Trí
Hiếu, chuyên gia tài chính ngân hàng, bày tỏ: Nếu để cho các ngân
hàng tự xử lý nợ xấu thì nguy cơ khủng hoảng là hoàn toàn có thể
xảy ra, và hậu quả thì khó mà lường được, khi mà cả nền kinh tế
vẫn còn dựa vào hệ thống ngân hàng để “tiếp máu.

Dư luận quốc tế đánh giá như thế nào về quyết định của ngân
hàng Nhà nước (NHNN) thông báo thực trạng số liệu nợ xấu của
các tổ chức tín dụng (TCTD) Việt Nam? Họ có lo ngại hơn khi
chưa biết thực trạng đó không?

Dư luận quốc tế hoan nghênh việc quyền chánh thanh tra NHNN
Việt Nam công bố số liệu nợ xấu của các TCTD. Báo chí quốc tế
không tỏ ra ngạc nhiên về động thái này, vì họ đã dự đoán từ lâu là
nợ xấu của Việt Nam rất cao so với những con số được công bố
chính thức.

Tuy nhiên, giới tài chính và báo chí thế giới tỏ ra lo ngại về tình
trạng nợ xấu ở Việt Nam, khi mà chưa thấy những biện pháp giải
quyết rõ ràng của các cơ quan quản lý hệ thống ngân hàng (ví dụ
việc thành lập công ty mua bán nợ).


Theo ông, nguyên nhân nợ xấu của các TCTD Việt Nam giống và
khác gì nguyên nhân dẫn đến nợ xấu của hệ thống ngân hàng Mỹ?

Điểm trùng hợp của nợ xấu của Mỹ và Việt Nam là một trong
những nguyên ngân gây ra nợ xấu, là tình trạng lao dốc của thị
trường bất động sản (BĐS).

Tại Mỹ vào những năm 2007, 2008 khi bong bóng BĐS nổ tung đã
làm nhiều Mortgage backed securities (tín dụng BĐS được chứng
khoán hoá) trở nên vô giá trị và đẩy hệ thống ngân hàng Mỹ vào
bờ vực phá sản.

Ở Việt Nam, nhiều món nợ BĐS đã trở thành nợ xấu vì thị trường
BĐS dẫu không bị nổ bong bóng, nhưng đã mất thanh khoản, đưa
nhiều doanh nghiệp BĐS vào sự phá sản và kiệt quệ. Tuy nhiên,
trong khi sự suy thoái của thị trường BĐS tại Mỹ đã đưa Mỹ và
sau đó, thế giới vào khủng hoảng tài chính lớn nhất sau thế chiến
thứ hai, sự đóng băng thị trường BĐS tại Việt Nam chưa đủ tầm để
đẩy kinh tế Việt Nam vào khủng hoảng.
Điểm khác biệt lớn giữa nợ xấu của Mỹ và Việt Nam là ở quy mô
nợ xấu. Tại Mỹ, vào thời gian khủng hoảng nợ xấu và mất vốn của
nhiều ngân hàng đã tiêu huỷ toàn bộ vốn chủ sở hữu của những
ngân hàng đó, trong khi nợ xấu của Việt Nam vẫn trong tầm kiểm
soát được.

Điểm khác biệt nữa là, tại Mỹ các con nợ gây ra nợ xấu của cuộc
khủng hoảng vừa qua phần lớn là cá nhân, những người mua nhà
để ở hay đầu tư; trong khi nợ xấu ở Việt Nam phần lớn là nợ của
các doanh nghiệp, trong đó các doanh nghiệp vốn nhà nước và
doanh nghiệp có liên quan đến các cổ đông lớn của ngân hàng

chiếm một tỷ trọng rất lớn.



Tại sao cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) lại không bắt các ngân
hàng yếu kém tự xử lý nợ xấu, mà phải dùng một phần trong gói

700 tỉ USD để mua lại nợ xấu của các ngân hàng? Liệu bài học
của FED có thể áp dụng ở Việt Nam?

Fed thừa biết rằng, nợ xấu đã vượt khỏi tầm mức kiểm soát và khả
năng tự xử lý của các ngân hàng, nên đã phải can thiệp vào thị
trường và lấy tiền ngân sách để mua nợ xấu từ thị trường. Sự sụp
đổ của Lehman Brothers, Merrill Lynch đã cảnh báo Fed là nếu
không tức thời can thiệp và giải quyết nợ xấu, và giải cứu ngân
hàng bằng tiền của chính phủ thì toàn thể hệ thống tài chính Mỹ sẽ
phá sản qua một “cuối tuần”, nên Quốc hội Mỹ đã ra tay nhanh
chóng.

Trước hết, Chính phủ Mỹ mua nợ xấu của một số ngân hàng, sau
đó tái cấp vốn cho nhiều ngân hàng dưới hình thức mua cổ phiếu
ưu đãi, ngay cả khi một số ngân hàng không muốn nhận tiền cứu
trợ. Một vài ngân hàng lớn đã bị ép phải nhận tiền cứu trợ của
Chính phủ Mỹ.

Tại Việt Nam, Chính phủ không đứng ra xử lý nợ xấu, thì e rằng
hệ thống ngân hàng Việt Nam sẽ rơi vào tình trạng khủng hoảng
nghiêm trọng ngay trong năm 2013. Để các ngân hàng tự xử lý nợ
xấu thì “cục máu đông” tiếp tục làm tắc nghẽn hệ thống tuần hoàn
của ngân hàng, và cuối cùng làm tê liệt hệ thống ngân hàng.


Nếu Chính phủ đứng ra xử lý thì có cái giá nào phải trả không, và
cái giá đó đặt trong tương quan giá mà để mặc các TCTD tự xử lý
lấy thì như thế nào?

Cái giá phải trả cho việc giải quyết nợ xấu bằng ngân sách nhà
nước dưới hình thức thành lập công ty mua bán nợ quốc gia là
chúng ta phải dự trù là có khả năng ít nhất 50% số tiền mà Chính
phủ bỏ ra để mua nợ xấu sẽ mất trong việc xử lý nợ xấu.

Nhưng cái lợi nhận được lại là làm sạch hệ thống ngân hàng để hệ
thống ngân hàng phục vụ nền kinh tế một cách hữu hiệu. Điều này
đồng nghĩa với việc giải phóng gánh nặng nợ nần để doanh nghiệp
trở lại khôi phục sản xuất kinh doanh, tạo công ăn việc làm và tái
đóng góp vào ngân sách nhà nước. Đây cũng là một phần trong
tiến trình tái cấu trúc ngân hàng.

Nếu để cho các ngân hàng tự xử lý nợ xấu thì nguy cơ khủng
hoảng là hoàn toàn có thể xảy ra, và hậu quả thì khó mà lường
được, khi mà cả nền kinh tế vẫn còn dựa vào hệ thống ngân hàng
để “tiếp máu”.

Có người ví nợ xấu là “cục máu đông”, vậy chúng ta có nhiều thời
gian để tìm ra cách thức xử lý nào hiệu quả cho Việt Nam không?

Như đã trình bày, nếu không lấy cục máu đông ra khỏi cơ thể của
hệ thống ngân hàng thì hệ thống ngân hàng sẽ khó tránh khỏi cơn
khủng hoảng. Cục máu đông này phải được cắt bỏ tức thì khỏi cơ
thể của ngành ngân hàng. Chúng ta không còn nhiều thời gian để
tranh luận vì một ngày qua đi mà chưa xử lý kịp nợ xấu ngày đó nợ

xấu càng chồng chất. Đến cuối năm nay mà chúng ta chưa có kế
hoạch giải quyết nợ xấu một cách triệt để và hệ thống, tỷ lệ nợ xấu
có thể lên đến 20%, mức báo động đỏ.

×