Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Tài liệu Tìm hướng xử lý nợ xấu của ngân hàng docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (75.27 KB, 2 trang )

Tìm hướng xử lý nợ xấu của ngân hàng
Ngân hàng Nhà nước vừa cho biết, kết quả báo cáo thực hiện phân loại
nợ của các ngân hàng thương mại cho thấy tình hình nợ xấu của hầu
hết ngân hàng đến thời điểm 31/12/2005 khá thấp.
Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của khối ngân hàng thương mại cổ phần chủ yếu dưới 2%, trong khi
tỷ lệ này đối với các ngân hàng thương mại Nhà nước bình quân là 5,4%. Song, hoạt động tín
dụng của các ngân hàng thương mại hiện nay còn tiềm ẩn nhiều rủi ro và tình hình chất lượng tài
sản có của các ngân hàng có thể xấu hơn số đã báo cáo.
Hiện nay, BIDV và Incombank có tỷ lệ nợ xấu cao do hai ngân hàng này không chỉ phân loại theo
thời gian quá hạn của khoản nợ mà đã thực hiện phân loại trên cơ sở chủ động đánh giá về hiện
trạng tài chính của các khách hàng.
Về mặt cơ cấu nhóm nợ, nợ có khả năng mất vốn chiếm tới hơn 60% tổng số nợ xấu. Về cơ cấu
khách hàng, nợ xấu chủ yếu tập trung ở khối doanh nghiệp (chiếm tới hơn 90%), trong đó nợ xấu
của các doanh nghiệp Nhà nước chiếm tới 60%, đặc biệt là các tổng công ty thuộc ngành giao
thông, xây dựng cơ bản, cà phê... và như vậy đây sẽ là loại hàng hoá chủ yếu của thị trường nợ
tồn đọng tại Việt Nam trong thời gian tới.
Khó khăn về mặt chính sách
Trong tiến trình xử lý nợ tồn đọng để thúc đẩy cổ phần hóa và hội nhập kinh tế quốc tế của Ngân
hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Phó tổng giám đốc Lê Văn Lộc nhận định rằng khó
khăn trước hết đối với ngân hàng ông là về môi trường pháp lý - các văn bản hướng dẫn liên quan
đến xử lý nợ còn chưa cụ thể, chồng chéo do đó ngân hàng chưa tự chủ động xử lý được tài sản
đảm bảo.
Ngoài ra, chưa có văn bản cụ thể về việc ngân hàng trực tiếp quản lý, khôi phục hoạt động doanh
nghiệp để kinh doanh hoặc bán và ngân hàng cũng bị hạn chế tỷ lệ góp vốn vào doanh nghiệp ở
mức 11% vốn điều lệ doanh nghiệp. Một số trường hợp cơ quan chủ quản chưa quan tâm đến nợ
ngân hàng khi thực hiện chuyển đổi doanh nghiệp Nhà nước.
Xử lý tài sản cũng là một trở ngại đối với ngân hàng khi họ chưa được tự phát mại tài sản - nhất là
khi khách hàng không hợp tác và các cơ quan chức năng nhiều khi chưa hỗ trợ hiệu quả. Hay khi
bán tài sản trên đất của doanh nghiệp Nhà nước, giá trị quyền sử dụng đất thường bị chính quyền
địa phương thu vào ngân sách Nhà nước, không dùng để trả ngân hàng.
Có trường hợp UBND tỉnh thu hồi đất đang thế chấp ngân hàng cho đơn vị khác thuê, chỉ đền bù


giá trị tài sản trên đất với mức thấp. Việc bán tài sản công khai chưa có hướng dẫn cụ thể vì tổ
chức đấu giá liên quan đến giấy phép và quy định đấu giá.
Đẩy mạnh mua bán nợ và "tăng quyền" cho chủ nợ
Để xử lý dứt điểm nợ xấu và tăng cường năng lực tài chính cho 2 ngân hàng này, Vụ Chiến lược
phát triển ngân hàng đã đề xuất giải pháp "làm sạch bảng cân đối tài sản của ngân hàng" - trước
hết, cần hỗ trợ nguồn tài chính cho các ngân hàng trích lập đủ dự phòng để có thể bù đắp những
tổn thất có thể xảy ra khi khách hàng không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết. Sau đó, thực hiện
chuyển nhượng các khoản nợ xấu cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có đủ khả năng và quyền
lực xử lý nợ.
Đối với các khoản nợ xấu của doanh nghiệp Nhà nước (kể cả nợ cho vay theo chỉ định, kế hoạch
Nhà nước), ngân hàng thương mại Nhà nước chuyển sang Công ty Mua bán nợ và tài sản tồn
đọng - Bộ Tài chính (DATC) để tiếp tục theo dõi xử lý theo thẩm quyền.
Đối với các khoản nợ xấu của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khác, ngân hàng thương mại
Nhà nước được phép bán nợ cho DATC hoặc các doanh nghiệp, cá nhân có đủ năng lực tài chính
kể cả tổ chức, cá nhân nước ngoài thông qua tổ chức đấu giá công khai.
Đối với các khoản nợ xấu theo chỉ định, hoặc các chương trình kế hoạch của Nhà nước như mía
đường, cà phê, đánh bắt xa bờ... ngân hàng thương mại có thể thoả thuận để bán nợ cho DATC,
Quỹ Hỗ trợ phát triển, Ngân hàng Chính sách, hoặc các doanh nghiệp, cá nhân có chức năng mua
bán nợ.
Việc hỗ trợ nguồn trích lập đủ dự phòng và chuyển nhượng khoản nợ xấu chỉ giải quyết tạm thời
vấn đề rủi ro trên sổ sách của ngân hàng mà chưa giải quyết được tận bản chất của vấn đề là cơ
cấu lại nợ, tăng cường năng lực tài chính và nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp khách hàng để xử lý dứt điểm nợ xấu, đồng thời ngăn chặn phòng ngừa phát
sinh nợ xấu mới.
Do đó, với các khoản nợ và tài sản (do DATC hoặc tổ chức, cá nhân mua lại nợ của ngân hàng)
được pháp luật cho phép và bảo đảm nên thực hiện các biện pháp như: được hoán đổi quyền đòi
nợ thành vốn chủ sở hữu tại doanh nghiệp; được chứng khoán hoá khoản nợ; chủ động xử lý tài
sản bảo đảm để thu nợ; chuyển nhượng khoản nợ và vốn chủ sở hữu (trường hợp chuyển nợ
thành vốn góp) trên thị trường, kể cả bán cho tổ chức, cá nhân nước ngoài; được quyền yêu cầu
con nợ hoặc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý tài sản của con nợ để thu hồi hoặc yêu cầu

giải thể, phá sản doanh nghiệp con nợ.
Cùng quan điểm trên, ông Lộc đưa ra kiến nghị sửa đổi nghị định 178/1999/NĐ-CP theo hướng
ngân hàng được tự bán tài sản đảm bảo, không phụ thuộc cơ quan chức năng và cho ngân hàng
cơ chế đặc biệt hoàn thiện thủ tục pháp lý khi bán tài sản đảm bảo.
Ngoài ra, ngân hàng cần được tham gia vào quá trình cơ cấu lại doanh nghiệp Nhà nước và Nhà
nước cần ban hành cơ chế cụ thể chuyển nợ thành vốn góp và tham gia điều hành doanh nghiệp.
Admin (Theo
www.vneconomy.com.vn
)

×